Tìm hiểu bệnh chàm đối xứng để xóa đi khó chịu về bệnh
Chàm đối xứng là một dạng phổ biến của bệnh chàm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển trên diện rộng và gây khó khăn trong việc chữa trị. Chưa kể đến, chúng còn gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ ngoại hình và tâm lý khiến bệnh nhân cảm thấy mặc cảm và ngại giao tiếp.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, chàm đối xứng là tình trạng bề mặt da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ và sưng tấy. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ngứa ngáy dữ dội cả ngày lẫn đêm khiến tình trạng sức khỏe người bệnh dần sa sút, kém sức sống.
Chàm đối xứng nếu không tiến hành chữa trị đúng lúc và đúng thời điểm, bệnh có thể lan rộng, bội nhiễm và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vì vậy, để kiểm soát và cải thiện tình trạng này, cách duy nhất là bệnh nhân nên phát hiện sớm triệu chứng cũng như nguyên nhân gây chàm đối xứng.
Cách nhận biết bệnh chàm đối xứng
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh chàm đối xứng thông qua cảm giác ngứa ngáy trên bề mặt da. Ngứa có thể xảy ra ở mọi thời điểm ngay tại vùng da bị tổn thương. Ngoài biểu hiện này ra, người bệnh có thể quan sát thấy vùng da xuất hiện những nốt mụn nước hoặc đốm ban có màu nâu sẫm hoặc đỏ, sưng tấy gây cảm giác bỏng rát, khó chịu.
Thông thường, các dấu hiệu của chàm đối xứng thường xảy ra cùng một lúc ở hai bên đối xứng nhau trên bề mặt da. Bệnh thường xảy ra chủ yếu là ở hai bên cánh tay, chân như khuỷu tay, bàn tay, hai đầu gối và hai bàn chân,… Vì thế, khi bị chàm đối xứng bệnh nhân có thể thấy chàm xuất hiện ở cả hai bên.
Bệnh chàm đối xứng thường diễn tiến theo 5 giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn 1: Da có dấu hiệu đỏ
- Giai đoạn 2: Xuất hiện những nốt mụn nước
- Giai đoạn 3: Mụn nước bị vỡ ra do mụn tự dập vỡ hoặc là do bệnh nhân gãi gây vỡ
- Giai đoạn 4 và 5: Da nhẵn và bắt đầu bong vảy
Bệnh chàm đối xứng thường diễn ra khá phức tạp, có thể tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chữa trị sớm, tránh trường hợp bệnh chuyển từ cấp tính sang mãn tính khiến việc điều trị về sau trở nên khó khăn hơn.
Gợi ý: Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì? Cách khắc phục
Nguyên nhân gây chàm đối xứng
Tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa và môi trường tiếp xúc của từng người mà nguyên nhân gây chàm đối xứng ở mỗi người thường không giống nhau. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Chính vì vậy, những gia đình có tiền sử bị chàm thì khả năng con họ mắc phải căn bệnh này là khá cao.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến chàm đối xứng rất có thể là do các yếu tố sau đây:
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Thông thường, hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm như thuốc nhuộm, xi măng, dầu mỡ, phân hóa học, chất tẩy rửa, cao su,… thường không gây ảnh hưởng đến người có cơ địa bình thường. Tuy nhiên, đối với người có làn da nhạy cảm nếu thường xuyên tiếp xúc với những chất này thì nguy cơ bị chàm đối xứng khá cao.
- Dị ứng thuốc: Người bị dị ứng với một số loại thuốc như thuốc tê, streptomycin, chlorocit, penicillin hoặc sunfamid.
- Sử dụng một số sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng như siêu vi, vi khuẩn và nấm.
- Dị ứng thực phẩm: Chàm cũng có thể là do dị ứng thức ăn, đặc biệt là những đối tượng có cơ địa dễ bị kích ứng với thực phẩm như thủy hải sản, thức ăn chứa gluten,…
- Dị ứng mỹ phẩm: Một số loại kem bôi hoặc kem dưỡng ẩm có chất lượng kém có thể là nguyên nhân dẫn đến chàm đối xứng.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chàm đối xứng cao?
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, những đối tượng sau đây thường có khả năng mắc bệnh chàm đối xứng khá cao:
- Người bệnh hen suyễn
- Bị sốt
- Bệnh viêm đại tràng
- Viêm tai xương chũm
- Bệnh về thận
- Viêm xoang
- Xơ gan
- Các bệnh lý liên quan đến thận
Xem thêm: Bệnh chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Điều trị bệnh chàm đối xứng như thế nào?
Điều trị chàm đối xứng là điều hết sức cần thiết tránh cho bệnh phát triển rộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Về nguyên tắc chữa trị, người bệnh nên tập trung giảm viêm và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả trị liệu tốt, bệnh nhân nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bởi dựa vào đó sẽ giúp bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, giúp rút ngắn thời gian điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để điều trị bệnh như Glucocorticoid. Đối với giai đoạn cấp tính, bệnh nhân chỉ nên bôi thuốc 2 lần mỗi ngày. Sau khi triệu chứng bệnh đã được kiểm soát, người bệnh chỉ cần bôi thuốc duy trì 2 lần trong một tuần để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Trong quá trình điều trị chàm đối xứng bằng thuốc, bệnh nhân cũng nên lưu ý, thuốc Glucocorticoid có tác dụng khá mạnh nên chỉ bôi ở những vùng da bị ảnh hưởng. Tuyệt đối không nên thoa ở bộ phận da mỏng như trên mặt tránh tình trạng thuốc gây tổn thương da.
Bên cạnh loại thuốc này, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc mỡ protopic (Tacrolimus) và pimecrolimus để cải thiện triệu chứng chàm đối xứng. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân dùng vài loại thuốc kháng histamin để giúp giảm ngứa.
Trong một số trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, lúc này người bệnh có thể áp dụng phương pháp chiếu xạ tia cực tím. Nhưng, biện pháp này cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như gây rối loạn sắc tố da. Vì vậy, trước khi thực hiện bệnh nhân nên cân nhắc cẩn thận.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị chàm đối xứng, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, không nên ngưng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh mới thuyên giảm. Mặt khác, thuốc kháng histamin có tác dụng an thần, vì vậy, khi sử dụng bạn không nên lái xe. Nếu công việc đòi hỏi tính tập trung cao, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để đổi loại thuốc histamin khác ít gây buồn ngủ hơn.
Có thể bạn quan tâm: 10 cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Lưu ý khi áp dụng
Các biện pháp phòng ngừa bệnh chàm đối xứng
Bệnh chàm đối xứng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào không phân biệt tuổi tác và giới tính. Chính vì vậy, để tránh xa căn bệnh khó chịu này, cách tốt nhất là bạn nên biết cách phòng ngừa ngay từ đầu.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa, bạn có thể tham khảo để giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh:
- Nên tránh xa những tác nhân gây bệnh như thực phẩm gây dị ứng, môi trường ô nhiễm,…
- Không nên tiếp xúc thường xuyên với hóa chất gây độc hại. Nhưng nếu đây là tính chất công việc bắt buộc, bạn nên sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như bao tay, quần áo bảo hộ trước khi tiếp xúc với chúng.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu nhằm mục đích tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
- Nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố mà nước còn giúp cân bằng độ ẩm trên da, hạn chế tình trạng da khô. Bởi vậy, bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên uống ít nhất 6 – 8 cốc nước mỗi ngày.
- Luôn chú ý vệ sinh cá nhân mỗi ngày. Việc giữ cho da sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh chàm đối xứng.
- Luôn thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng bởi đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
- Nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên tiến hành thăm khám ngay.
Chàm đối xứng tuy không phải là căn bệnh phức tạp nhưng vì tính chất tái phát nên bệnh trở nên khó điều trị. Vì vậy, ngoài các biện pháp điều trị y khoa bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý để rút ngắn thời gian điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Những điều quan trọng cần biết về viêm da cơ địa đối xứng
- Bệnh chàm khô là bệnh gì? Biện pháp điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!