Cách dùng lá muồng trâu trị chàm, lác theo kinh nghiệm dân gian

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm, lác là bệnh da liễu phổ biến, có xu hướng mạn tính, thường xuyên tái đi phát lại. Để khắc phục tình trạng trên, dân gian có sử dụng lá muồng trâu trị chàm lác. 

lá muồng trâu trị chàm lác
Để khắc phục tổn thương trên da do chàm, lác, bạn có thể sử dụng lá muồng trâu để trị bệnh.

Công dụng của lá muồng trâu trong điều trị bệnh chàm

Cây muồng trâu (muồng lác, muồng xức lác, cây lác) là cây thân thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập về miền Nam từ khá lâu. Cây có chiều cao trung bình dưới 2m, lá có kích thướt lớn, hoa màu vàng, quả hình trám. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể được dùng làm thuốc nhưng thông dụng nhất vẫn là lá.

Theo y học cổ truyền, muồng trâu có mùi hăng hắc, vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu độc tiêu thực, tiêu viêm, thường được dùng điều trị bệnh ngoài da (lác, chàm) và thuốc xổ.

Những nghiên cứu của y học hiện đại gần đây cho biết, lá muồng trâu có tác dụng bảo vệ gan tốt bởi nhờ vào khả năng giảm hàm lượng collagen ở gan, chống viêm mạn, lợi mật, có triển trọng trong điều trị bệnh gan cấp và mãn tính. Cũng chính vì thế, lá muồng trâu có tác dụng làm giảm cơn ngứa (do nóng gan hoặc các bệnh lý về gan).

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy trong lá muồng trâu có chứa một số chất kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây hại, sát trùng, giảm viêm, chống ngứa do một số bệnh da liễu như chàm.

Xem thêm: 11 Cách Trị Lác Đồng Tiền Tại Nhà An Toàn, Đơn Giản

Cách dùng lá muồng trâu trị bệnh chàm

Cách điều trị dân gian nói chung và chàm lác bằng muồng trâu nói riêng có ưu điểm dễ thực hiện, lành tính, không gây kích ứng lên da. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị chàm bằng lá muồng trâu sau đây:

chữa chàm lác bằng lá muồng trâu
Cách điều trị chàm lác bằng muồng trâu nói riêng có ưu điểm dễ thực hiện, lành tính, không gây kích ứng lên da.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nắm lá muồng trâu

Cách thực hiện:

  • Lá muồng trâu tươi đem giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị chàm, thực hiện 2  -3 lần mỗi ngày.
  • Trường hợp mắc một số thể chàm khiến da bội nhiễm, ngứa chảy dịch cũng có thể áp dụng mẹo trên để khắc phục thương tổn trên da.

*** Ở một số nơi người ta có thể dùng lá muồng trâu để chế biến thành thuốc mỡ bôi da, thuốc sắc trị bệnh chàm hoặc phơi khô, tán thành bột rồi vo viên để dùng với liều tiêu chuẩn từ 2 – 6  gam bột mỗi ngày.

Gợi ý: 10 cách trị bệnh chàm bằng mẹo dân gian đơn giản, hiệu quả

Một số lưu ý khi điều trị chàm bằng lá muồng trâu

Cách trị chàm lác bằng muồng trâu nhìn chung đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cao, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh lá muồng trâu và da thật sạch trước khi đắp thuốc để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Thực hiện thường xuyên và đều đặn, hạn chế ngắt quảng giữa chừng để bài thuốc phát huy tác dụng trị bệnh.
  • Nếu dùng muồng trâu dạng uống, không nên sử dụng trong thời gian dài. Người bị tỳ vị hư hàn (thường bị tiêu chảy, lạnh bụng) thì không nên dùng để tránh bị tiêu chảy.
  • Bài thuốc trị chàm lác bằng lá muồng trâu chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng. Do đó, bạn không nên dùng như thuốc hoặc thay thế thuốc điều trị vì điều này có thể khiến cho tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bài thuốc thích hợp với người mới chớm bệnh, bệnh nhẹ. Trường hợp chàm da nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bằng phương pháp khác phù hợp hơn.

Bài viết vừa giới thiệu đến bạn cách trị bệnh chàm bằng lá muồng trâu. Đây là mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện, thích hợp đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp nghiêm trọng nên thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán & điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

TOP 7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

Thuốc trị bệnh chàm giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mụn nước, dày sừng trên da. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại...

Bệnh chàm khi mang thai: Dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa

Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai thường khó điều trị hơn so với các trường hợp thông thường. Bởi...

Bệnh chàm sinh dục nữ là một căn bệnh thầm kín và khó nói

Chàm sinh dục nữ là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh chàm sinh dục nữ là một trong những bệnh viêm da âm hộ phổ biến hiện nay. Bệnh này...

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em: cách phòng ngừa và điều trị

Chàm bội nhiễm ở trẻ em đề cập đến tình trạng tổn thương da do nhiễm virus Herpes simplex 1...

Cách phân biệt bệnh chàm và hắc lào

Bệnh chàm và hắc lào khác nhau như thế nào?

Chàm và hắc lào đều là những căn bệnh da liễu phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có...

Làm sao để tẩy vết chàm bẩm sinh?

Vết chàm bẩm sinh hay vết bớt bẩm sinh là một trong những đặc điểm ngoài da có thể xuất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *