Bệnh chàm khô nang lông là gì bạn đã biết chưa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm khô nang lông là một trong những dạng của chàm (Eczema), bệnh gây ngứa và ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu những thông tin xoay quanh vấn đề về da này ngay sau đây.

tìm hiểu về bệnh chàm khô nang lông
Chàm khô nang lông là một dạng của bệnh chàm (Eczema).

Thông tin về bệnh chàm khô nang lông

Hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh sẽ giúp cho bạn có thể ngăn ngừa, sớm phát hiện và điều trị một cách hiệu quả.

Chàm khô nang lông là gì?

Chàm khô nang lông khá tương đồng với bệnh chàm khô mà chúng ta vẫn thường gặp. Tuy nhiên, dạng chàm này lại chỉ tập trung ở nang lông (lỗ chân lông) chứ không kéo ra thành từng mảng như chàm khô thông thường.

Bệnh lí này có thể được hiểu đơn giản là bị chàm tại khu vực lỗ chân lông và không bị chảy nước như chàm ướt. Chàm khô nang lông hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, vấn đề mà căn bệnh này mang lại đó là cảm giác ngứa ngáy và mất thẩm mỹ.

Đối tượng bị chàm khô nang lông có thể là bất cứ ai, từ người già đến trẻ nhỏ, từ nữ giới đến nam giới. Song, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh này có vẻ cao hơn, cùng với thời điểm mắc bệnh nhiều nhất là vào mùa đông, khi khí hậu trở nên khô lạnh.

Gợi ý: Chàm nang lông: Cách điều trị và phòng ngừa bệnh bùng phát

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô nang lông

Cũng như những dạng chàm khác, chàm khô ở nang lông không phải là một bệnh có thể truyền từ người này sang người khác. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là các nhóm vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, nấm da,… Bên cạnh đó, các yếu tố sau cũng tăng nguy cơ mắc bệnh chàm khô nang lông:

+ Sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày: Thường xuyên uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể dễ bị dị ứng hơn và sinh nhiệt, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào nang lông.

+ Vệ sinh da kém: Da là một cơ quan hàng ngày phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, khi bụi bẩn kết hợp với mồ hôi mà không được làm sạch thì sẽ ở lại trong lỗ chân lông. Tình trạng này lâu ngày khiến cho nang lông bị bí tắc, cản trở sự phát triển của sợi lông và gây viêm nhiễm.

+ Cạo, nhổ lông thường xuyên: Nhiều người có thói quen dùng dao cạo hoặc nhíp để nhổ lông, việc này mang lại những lợi ích về mặt thẩm mỹ nhưng lại rất dễ làm cho nang lông bị tổn thương, trầy xước, rối loạn quá trình tái tạo lông mới và cuối cùng là mọc ngược, nhiễm trùng nang lông.

nguyên nhân gây chàm khô lỗ chân lông
Cạo lông thường xuyên và không đúng cách là một nguyên nhân gây chàm khô ở nang lông.

+ Suy giảm hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, lỗ chân lông cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm khô nang lông.

Triệu chứng của bệnh chàm khô nang lông

Khu vực thường hay xuất hiện chàm khô nang lông là những vùng da rộng như tay, chân, đùi,… Dưới đây là các triệu chứng giúp bạn có thể nhận biết bệnh sớm nhất:

  • Xuất hiện vùng da bị viêm đỏ, quan sát kỹ thấy lỗ chân lông trong đó nở to ra và chuyển sang màu đỏ nổi bật trên nền da.
  • Các sợi lông có dấu hiệu cuộc ngược vào bên trong.
  • Cảm giác ngứa ngáy lan rộng.
  • Sờ vào da thấy cộm lên rõ rệt như khi bị nổi da gà.
  • Theo thời gian, tại nang lông sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ, sau đó vỡ ra và đóng vảy. Việc này khiến cho da càng thêm khô ráp, sần sùi và gây khó chịu.

Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng này sẽ chuyển sang nặng hơn, vùng da bị chàm ngứa rát dữ dội, các nang lông có thể đã bị nhiễm trùng, bề mặt khô ráp nhưng bên trong mưng mủ li ti.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm nên ăn gì và không nên ăn gì? Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn

3 Cách xử lí bệnh chàm khô nang lông hiệu quả

Chàm khô nang lông rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm nang lông, mặc dù nguyên nhân gây ra 2 bệnh này có nhiều điểm khác biệt. Người bệnh có thể tham khảo cách xử lí bệnh chàm khô nang lông ngay sau đây:

Dùng thuốc bôi

Kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da, thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ, thuốc có chứa Corticosteroid, thuốc bổ sung Axit Salicylic, thuốc gây tê cục bộ,… có thể dùng để thoa trực tiếp lên vùng da đang bị viêm nang lông chàm khô. Làm sạch da trước khi thực hiện để da hấp thụ thuốc tốt hơn.

Uống thuốc trị viêm nang lông

Một số thuốc có chức năng điều trị viêm nang lông (như Nizoral, Mycoster, Canesten…) cũng là một lựa chọn mang tính kết hợp để chữa chàm khô nang lông. Loại thuốc này tuy có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, kháng khuẩn nhưng lại có hại cho gan – thận và làm ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da sau này.

Lưu ý là phần lớn các thuốc dùng để trị chàm khô nang lông đều cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng. Vì vậy, trước khi dùng thuốc người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nếu cảm thấy ngứa, bạn hãy dùng thuốc kháng Histamine thay cho việc gãi lên vùng da đang bị tổn thương. Hành động gãi chỉ khiến cho da dễ bị nhiễm trùng và bong tróc nhiều hơn.

điều trị bệnh chàm khô nang lông
Chàm khô ở nang lông (lỗ chân lông) cần được điều trị đúng cách.

Xem thêm: Hướng dẫn 6 cách trị chàm môi theo dân gian an toàn

Chăm sóc da

Thường xuyên dưỡng ẩm da với lotion, kem dưỡng ẩm, đặc biệt là vào những ngày tiết trời trở lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ khiến cho da mất nước, khô hơn, đồng nghĩa với việc chàm khô nang lông cũng tiến triển phức tạp hơn. Mỗi tối chủ động dưỡng da sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề bong tróc trên da.

Song song với việc cung cấp nước từ bên ngoài, hãy đảm bảo rằng mỗi ngày da bạn đều được nạp nước một cách đầy đủ từ bên trong. Có thể bổ sung nước trái cây để cung cấp đầy đủ Vitamin cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho da.

Hết sức thận trọng trong việc lựa chọn xà phòng, các chất tẩy rửa và hạn chế tối đa việc ngâm vùng da bị chàm khô vào nước có xà phòng có mùi thơm nồng. Bên cạnh đó, người bệnh không nên có thói quen ngâm mình lâu trong bồn tắm, việc này sẽ khiến cho da mất nước đáng kể.

Như vậy, chàm khô nang lông là một bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về căn bệnh về da này. Để biết chính xác mình phải làm gì khi bị chàm khô nang lông, hãy đến gặp bác sĩ da liễu, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh chàm sinh dục nữ là một căn bệnh thầm kín và khó nói

Chàm sinh dục nữ là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh chàm sinh dục nữ là một trong những bệnh viêm da âm hộ phổ biến hiện nay. Bệnh này...

Chàm bội nhiễm ở người lớn – Những điều người bệnh phải biết

Chàm bội nhiễm có tên khoa học là Eczema Herpeticum – một bệnh da liễu hiếm gặp gây ra bởi...

Bệnh chàm tiếp xúc là một loại viêm da do tiếp xúc với chất có hại

Bệnh chàm tiếp xúc: Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh chàm tiếp xúc hay thường được gọi là viêm da tiếp xúc là một loại bệnh chàm khá phổ...

Khoai tây chữa bệnh chàm có được không?

Khoai tây chữa bệnh chàm mang lại những dưỡng chất có lợi cho cơ thể và làn da, khoai tây...

Chàm nang lông: bệnh không nguy hiểm có thể khắc phục

Chàm nang lông có tên khoa học là Follicular Eczema, xảy ra khi nang lông bị tổn thương dẫn đến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *