6 cách trị chàm môi theo dân gian
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, cách trị chàm môi theo dân gian cũng là một phương pháp chữa bệnh được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng. Nhờ khả năng chữa bệnh và độ an toàn cao, phương pháp điều trị này có thể khắc phục tốt những triệu chứng khó chịu mà không gây ra tác dụng phụ.
Hướng dẫn 6 cách trị chàm môi theo dân gian
Đặc điểm chung của các cách trị chàm môi theo dân gian là những nguyên liệu đều lành tính, rất quen thuộc, người bệnh có thể tìm chúng ở quanh nhà hoặc mua ngoài chợ với giá thành rẻ. Bên cạnh đó những bài thuốc chữa bệnh thường rất đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều công sức.
1. Bài thuốc từ lá sim trị chàm môi
Nhờ khả năng kháng viêm, sát khuẩn tự nhiên, lá sim có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây hại, xoa dịu nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy. Đồng thời giúp tiêu viêm và làm lành nhanh những tổn thương trên bề mặt da. Bên cạnh đó, lá sim còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng điều trị tốt bệnh chàm môi và một số bệnh da liễu khác như: Á sừng, vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, rụng tóc, dị ứng, viêm nang lông, phát ban da, nổi mề đay, nổi mẩn ngứa, chốc lở, lang ben, nấm da…
Nguyên liệu: 20 gram lá sim
Cách thực hiện:
- Lá sim mang đi rửa sạch
- Ngâm lá sim với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
- Vớt lá sim ra ngoài và rửa lại với nước
- Cho lá sim vào nồi cùng với một ít nước
- Đun lá sim cho đến khi lượng nước trong nồi cô đặc lại thành cao
- Dùng cao lá sim bôi lên môi 3 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
2. Bài thuốc trị chàm môi bằng lá ổi
Ổi (Psidium guajava) là một loại cây ăn quả khá phổ biến ở nhiều quốc gia nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ngoài việc thu hoạch quả ổi để làm nước ép hoặc ăn sống, lá ổi cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm môi.
Theo Y học hiện đại, trong lá ổi chứa 10% tanin cùng những hoạt chất có tác dụng tương tự. 0,3% tinh dầu chủ yếu là những hoạt chất có tên β-bisabolene và caryophyllene. Số còn lại là oxit caryophyllene, Sel-11-en-4a-ol, eugenol, aromadendrene, β-selinene, nerolidiol và tecpen (axit oleanolic, axit ursolic). Đây đều là những hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, khử các gốc sinh học tự do, điều trị bệnh chàm môi và những triệu chứng khó chịu gồm: Lở loét, nứt xung quanh môi, ngứa ngáy, đau đớn, đỏ môi, khô môi và những vùng da quanh miệng…
Ngoài ra, thành phần của lá ổi còn là những hoạt chất có tên beta-sitosterol, avicularin, quereetin, guaijaverin và leucocyanidin. Những hoạt chất này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại. Đồng thời ngăn ngừa và điều trị lở loét miệng, môi, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và đau rát.
Nguyên liệu: 20 gram lá ổi lớn
Cách thực hiện:
- Lá ổi mang đi rửa sạch
- Ngâm lá ổi trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ được những tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
- Vớt lá ổi ra ngoài và rửa lại với nước sạch
- Cho lá ổi vào nồi cùng với 800ml nước
- Đun lá ổi với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi hơi đặc thì tắt bếp
- Để nguội bớt
- Vệ sinh sạch vùng môi bị chàm
- Dùng bông gòn hoặc khăn bông sạch thấm nước lá ổi và thấm lên vùng da bị bệnh
- Người bệnh cần thực hiện bài thuốc trị chàm môi bằng lá ổi 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
3. Bài thuốc từ mật ong trị chàm môi
Trong Đông y, mật ong mang trong mình tính bình, vị ngọt thanh có khả năng làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy, đau rát da, giúp bổ sung độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, nguyên liệu này còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng, tiêu diệt các loại vi khuẩn. Đồng thời điều trị lở loét miệng do chàm và thúc đẩy quá trình làm lành những vết thương trên bề mặt da.
Nguyên liệu: Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Cho một lượng mật ong thích hợp vào chén
- Vệ sinh sạch vùng da môi đang bị chàm
- Dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô vùng da bệnh
- Dùng tay hoặc bông gòn thấm mật ong và thoa lên những vị trí bị chàm, để khô tự nhiên
- Làm sạch môi với nước ấm
- Sử dụng 1 lần/ngày (tốt nhất vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ).
Người bệnh thực hiện bài thuốc từ mật ong trị chàm môi trong một tuần sẽ thấy vùng da bệnh được cải thiện.
4. Bài thuốc trị chàm môi bằng nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội chứa nhiều thành phần hóa học có khả năng điều trị tốt bệnh chàm môi, dưỡng ẩm vùng da bệnh. Đồng thời giúp khắc phục nguyên nhân và những triệu chứng khó chịu do bệnh chàm môi gây ra. Một số thành phần hóa học nổi bật trong dược liệu gồm:
- Các Polysaccharid, Monosaccharid (xylose, mannose, arabinose, acemannan, aldopentose, galactose, cellulose, glucose, rhamnose): Kháng khuẩn, kháng virus và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làn da.
- Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà (Axít gama linolenic): Giúp khắc phục dị ứng, giảm sưng, làm lành vết thương trên vùng da bệnh và thúc đẩy quá trình lên da non.
- Nhóm anthraglycoside Anthraquinon: Đào thải độc tố, chống oxy hóa tế bào…
- 23 loại Axít amin, các loại vitamin (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B12, axít folic, vitamin C, vitamin A, vitamin E), các Enzym và những khoáng tố vi lượng (Fe, Zn, Mg, Mn, Cr, Na, K, Ca, P, Cu).
Nguyên liệu: 1 lá nha đam tươi
Cách thực hiện:
- Lá nha đam tươi mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối
- Cắt bỏ phần vỏ lá nha đam
- Dùng muỗng cạo và lấy phần gel nha đam
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm môi
- Lấy gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bệnh
- Để khô tự nhiên và rửa lại với nước ấm
- Người bệnh sử dụng bài thuốc trị chàm môi bằng nha đam 1 lần/ngày.
Tham khảo thêm: Bệnh chàm môi có lây không?
5. Bài thuốc dùng lá trà xanh trị chàm môi
Lá trà xanh là một trong những dược liệu chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như: Catechins, sinensis, caffein… Những hoạt chất này có khả năng làm dịu nhanh những tổn thương trên bề mặt da và thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới. Đồng thời giúp dưỡng ẩm da, ngăn ngừa tình trạng khô da, bong tróc, nứt da và lở loét da. Bên cạnh đó lá trà xanh còn mang trong mình tính ấm, vị đắng, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm giảm tình trạng sưng, viêm, ngứa ngáy và đau rát.
Nguyên liệu: 20 gram lá trà xanh
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh mang đi rửa sạch
- Ngâm lá trà xanh trong nước muối pha loãng để loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
- Vớt lá trà xanh ra ngoài và rửa lại với nước sạch
- Cho lá trà xanh vào nồi cùng với 200ml nước và đun sôi trong 5 phút
- Để nguội bớt
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm môi
- Dùng bông gòn hoặc khăn bông sạch thấm nước lá trà xanh và rửa vùng da bệnh 2 lần/ngày.
Người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc dùng lá trà xanh trị chàm môi trong 2 tuần để cải thiện bệnh lý. Tình trạng lở loét, nứt xung quanh môi, ngứa ngáy, đau đớn, đỏ môi, khô môi, khô da quanh miệng và một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh chàm môi gây ra cũng được khắc phục.
6. Bài thuốc điều trị chàm môi bằng dầu dừa
Dầu dừa là một trong những dược liệu rất tốt cho làn da và cơ thể. Trong dầu dừa chứa những hoạt chất có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, môi, giúp da mềm hơn. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng khô da, nứt da, bong tróc da, làm dịu tình trạng viêm, sưng và đau rát. Bên cạnh đó, những hoạt chất trong dầu dừa còn có tác dụng khắc phục tốt bệnh chàm, kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên.
Nguyên liệu: Dầu dừa
Cách thực hiện:
- Cho một lượng dầu dừa thích hợp vào chén
- Vệ sinh sạch vùng da môi đang bị chàm
- Dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô vùng da bệnh
- Dùng tay hoặc bông gòn thấm dầu dừa và thoa lên những vị trí bị chàm, để khô tự nhiên
- Giữ nguyên trạng thái trong 1 tiếng
- Làm sạch môi với nước ấm
- Sử dụng 1 lần/ngày (tốt nhất vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ)
- Để cải thiện bệnh lý và khắc phục nhanh những triệu chứng đi kèm, người bệnh áp dụng bài thuốc điều trị chàm môi bằng dầu dừa trong 2 tuần.
Những điều cần lưu ý khi trị chàm môi theo dân gian
Bên cạnh những cách trị chàm môi theo dân gian người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa và mức độ phát triển bệnh lý, thời gian trị chàm môi theo dân gian ở mỗi người không giống nhau
- Những cách trị chàm môi theo dân gian thường phát huy tác dụng chậm. Do đó người bệnh cần kiên trì thực hiện để những dưỡng chất có thể thấm sâu và phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh
- Trước khi thực hiện những cách trị chàm môi theo dân gian, bạn cần chắc rằng những nguyên liệu đều đã được vệ sinh sạch sẽ. Bởi điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng nhiễm khuẩn, bội nhiễm khiến bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn
- Trong thời gian sử dụng những bài thuốc trị chàm môi theo dân gian, nếu nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc bệnh tình không thể thuyên giảm, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa
- Những bài thuốc trị chàm môi theo dân gian không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa kê đơn
- Trong trường hợp bệnh chàm môi đang ở giai đoạn nặng, bệnh mãn tính hoặc xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. Bên cạnh đó người bệnh cần áp dụng đồng thời những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn nếu cần thiết.
- Trong thời gian trị chàm môi theo dân gian, người bệnh cũng cần sử dụng những sản phẩm có khả năng dưỡng ẩm da, bảo vệ da và kích thích quá trình tái tạo da theo sự hướng dẫn của bác sĩ
- Người bệnh cần hạn chế sử dụng thuốc lá, các loại rượu, bia và những thực phẩm có hại cho người bị chàm môi trong thời gian điều trị như: Đồ ăn cay nóng, thịt gà, các loại hải sản, thức ăn lên men…
- Không dùng son môi trong thời gian trị chàm môi theo dân gian
- Uống nhiều nước lọc mỗi ngày
- Bên cạnh những bài thuốc trị chàm môi theo dân gian, người bệnh cần cung cấp đa dạng các loại vitamin và những dưỡng chất cần thiết có trong rau củ quả, nước ép trái cây, trái cây tươi… Bởi các loại vitamin và những dưỡng chất cần thiết có thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng, cải thiện làn da và hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh.
6 cách trị chàm môi theo dân gian và những điều cần lưu ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế nếu có thắc mắc về vấn đề nào, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!