Chàm bội nhiễm ở người lớn – Những điều người bệnh phải biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm bội nhiễm có tên khoa học là Eczema Herpeticum – một bệnh da liễu hiếm gặp gây ra bởi virus Herpes simplex. Chàm bội nhiễm thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh cũng có thể phát sinh ở người trưởng thành.

chàm bội nhiễm ở người lớn
Chàm bội nhiễm ở người lớn – những điều người bệnh phải biết

Chàm bội nhiễm ở người lớn: Nguyên nhân – Triệu chứng

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tổn thương da do virus Herpes simplex gây ra. Khác với những bệnh da liễu mãn tính, chàm bội nhiễm có thể lây qua đường tiếp xúc vật lý.

Bệnh lý này là giai đoạn tiến triển nặng nề của một số tình trạng da liễu khác, chẳng hạn như viêm da cơ địa, chàm thể tạng, viêm da kích ứng,… Chính vì vậy mà chàm bội nhiễm có mức độ rất nghiêm trọng – nhất là khi bệnh lây lan trên phạm vi rộng.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây ra chàm bội nhiễm ở người lớn là do lây nhiễm virus Herpes simplex 1, tuy nhiên một vài trường hợp có thể bị nhiễm virus Herpes simplex 2. Chàm bội nhiễm bùng phát từ 5 – 12 ngày sau khi nhiễm virus từ nguồn bệnh.

2. Triệu chứng

Chàm bội nhiễm có các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với những bệnh da liễu thông thường. Triệu chứng thường tập trung ở vùng cổ và mặt, thỉnh thoảng có xuất hiện ở những vị trí khác như lưng, chân và tay.

chàm bội nhiễm ở người lớn
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chàm bội nhiễm là sự xuất hiện đột ngột của các mụn nước nhỏ

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chàm bội nhiễm là sự xuất hiện đột ngột của các mụn nước nhỏ, có chứa dịch lỏng. Các mụn nước này gây ngứa và đau dần lên theo thời gian. Mụn nước có kích thước tương tự nhau, có thể có màu đen, đỏ hoặc đỏ tía. Sau khoảng 7 – 10 ngày, các mụn nước có thể phát sinh ở những vị trí mới.

Sau khi mụn nước vỡ ra, dịch lỏng sẽ thoát ra ngoài. Vùng da tổn thương đóng mài, bong vảy và phục hồi từ 2 – 6 tuần.

Chàm bội nhiễm không chỉ gây ra các triệu chứng trên da mà còn ảnh hưởng đến toàn thân và làm phát sinh những triệu chứng khác, bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Sốt cao
  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết

3. Biến chứng

Chàm bội nhiễm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, tổn thương gần mắt, hỏng giác mạc, nhiễm trùng mắt,… Một số ít trường hợp có thể bị suy nội tạng và tử vong nếu virus lây lan lên phổi, gan và não.

Chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm ở người lớn

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh chàm thể tạng có nét tương đồng với những bệnh da liễu do nhiễm trùng (chốc lở, nhiễm tụ cầu vàng, zona,…), vì vậy bạn buộc phải thực hiện chẩn đoán trước khi tiến hành điều trị.

Trước tiên, bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng lâm sàng và thực hiện sinh thiết mô để xác định sự hiện diện của virus. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể nuôi cấy mẫu, kiểm tra virus dưới kính hiển vi ánh sáng và xác định kháng thể với virus.

Trong trường hợp chàm bội nhiễm quá nghiêm trọng và không có thời gian cho việc chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thuốc kháng virus toàn thân.

Các phương pháp điều trị chàm bội nhiễm ở người lớn

Bệnh nhân mắc bệnh chàm bội nhiễm thường được yêu cầu điều trị nội trú để bác sĩ có thể kiểm soát mức độ phát triển và ảnh hưởng của virus. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc ức chế virus để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh.

Điều trị bằng Thuốc Tây

Để ức chế virus gây bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống virus (Acyclovir, Valacyclovir,…) trong vòng 10 – 14 ngày. Nếu bạn vừa nhiễm virus và vi khuẩn, bạn sẽ phải điều trị phối hợp với thuốc kháng sinh.

chàm bội nhiễm ở người lớn
Thuốc chống virus (Acyclovir, Valacyclovir,…) được sử dụng để ức chế virus Herpes simplex

Sau khi virus đã được ức chế, bạn có thể dùng thuốc steroid điều trị tại chỗ để làm giảm các triệu chứng trên da.

Phòng ngừa tái phát bệnh chàm bội nhiễm ở người lớn

Bệnh chàm bội nhiễm có thể tái phát nếu gặp môi trường thích hợp. Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn khả năng tái phát của bệnh nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng những biện pháp sau:

chàm bội nhiễm ở người lớn
Bổ sung vitamin nhằm phòng ngừa tái phát bệnh chàm bội nhiễm ở người lớn
  • Tuyệt đối không gãi, cào hay sờ tay lên vùng da tổn thương. Tiếp xúc vật lý là môi trường lây lan các khuẩn và virus gây bệnh. Nếu thoa thuốc cho vùng da này, cần vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc.
  • Làm sạch vùng da tổn thương bằng các sản phẩm dịu nhẹ, ít kích ứng. Giữ vùng da khô thoáng và sạch sẽ.
  • Không tiếp xúc với người đang nhiễm virus Herpes simplex.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân kích thích như nước bẩn, không khí ô nhiễm, bụi, phấn hoa, lông chó mèo, thực phẩm có khả năng dị ứng cao,…
  • Bổ sung nước và vitamin để tăng cường sức đề kháng.

Mặc dù có mức độ nghiêm trọng nhưng nếu thực hiện điều trị sớm, bệnh chàm bội nhiễm sẽ được kiểm soát hoàn toàn và hiếm khi gây ra biến chứng.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị

Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và điều trị đúng hướng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa chàm da được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao

Là đơn vị hàng đầu trong điều trị các bệnh da liễu bằng Đông y hiện nay, Trung tâm Thuốc...

Bệnh chàm khi mang thai: Dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa

Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai thường khó điều trị hơn so với các trường hợp thông thường. Bởi...

Bệnh chàm sữa ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu & cách trị

Chàm sữa hay gọi cách khác là viêm da cơ địa ở trẻ em. Đây là bệnh da liễu thường...

tìm hiểu về bệnh chàm khô nang lông

Bệnh chàm khô nang lông là gì bạn đã biết chưa?

Chàm khô nang lông là một trong những dạng của chàm (Eczema), bệnh gây ngứa và ảnh hưởng đáng kể...

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá tắm viêm da Thuốc dân tộc là công thức chuyên biệt được phối chế theo cơ chế DƯỢC DỤC...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *