Khi bé bị chàm sữa nặng mẹ nên làm gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm sữa là từ dùng để chỉ vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng. Vì vậy, tìm hiểu cách xử lí khi trẻ bị chàm sữa nặng là việc mà các mẹ nên làm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sở hữu làn da vô cùng nhạy cảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại ở ngoài môi trường tấn công. Nhiều phụ huynh không ý thức được con mình đã bị chàm sữa, vì vậy mà lơ là chăm sóc cũng như điều trị dẫn đến việc tình trạng bệnh tiến triển xấu đi. Song có một tin khá khả quan là chàm sữa thể nặng hoàn toàn có thể chữa dứt điểm, nếu chúng ta biết áp dụng đúng cách.

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.
mẹ nên làm gì khi bé bị chàm sữa nặng
Chàm sữa là một vấn đề về da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chàm sữa để lâu sẽ chuyển sang thể nặng.

I- Chàm sữa thể nặng và những điều cần biết

Chàm là một trong những vấn đề về da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sở dĩ có cái tên như vậy là để khu biệt đối tượng, vì trẻ sẽ rất dễ bị chàm sữa trong giai đoạn bú sữa mẹ (hoặc sữa bình). Vậy, chúng ta cần biết những gì về căn bệnh này?

1- Nhận biết chàm sữa thể nặng

Khi bắt đầu bị chàm sữa, da của trẻ sẽ xuất hiện những mảng màu đỏ hồng, da hầu như luôn luôn ngứa, sờ vào thì thấy thô ráp. Vùng da thường bị chàm là má, lưng, háng và các khớp ngón chân, tay.

Chàm sữa khá dễ nhầm lẫn với chứng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh, nhưng chúng ta có thể phân biệt được bệnh này bằng cách quan sát. Những mảng chàm sữa sẽ có màu đỏ đậm hơn và kèm theo vảy da trắng đục, đôi khi có chứa nước lỏng.

Khi chuyển sang giai đoạn nặng, căn bệnh này sẽ được biểu hiện bằng những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ tỏ ra rất ngứa ngáy, dùng tay gãi liên tục lên vết chàm, biếng ăn và thường xuyên quấy khóc
  • Có thể xuất hiện vài vùng da lở trên má, trán, hoặc các vùng da có nếp gấp như khuỷu tay/ chân.
  • Tại các vết chàm xuất hiện tình trạng bong tróc, để lộ ra lớp da bên trong bóng nhẵn.
  • Trên đỉnh của vùng da bị chàm có lớp vỏ màu nâu nhạt hoặc có mụn nước.

2- Nguyên nhân gây ra chàm sữa (thể nặng)

Bệnh chàm sữa thông thường sẽ được hình thành từ các nguyên nhân dưới đây:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ ngày bé bị chàm sữa, hen suyễn hoặc dị ứng thì có khả năng cao đứa trẻ sinh ra cũng sẽ mắc bệnh.
  • Hệ miễn dịch: Rối loạn hệ miễn dịch ở da là một trong những nguyên nhân chính gây ra chàm sữa.
  • Da thiếu nước: Chàm sữa sẽ xảy ra khi da của trẻ bị thiếu hụt một tế bào mỡ (gọi là ceramides) gây ra tình trạng mất nước trên da, lâu dần gây khô da.
  • Vùng da bị ẩm ướt: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa có ý thức tự lau khô những vùng da bị ướt. Vì vậy mà nếu cha mẹ không để ý thì sữa và nước bọt sẽ lưu lại lâu trên da trẻ, dần dần gây ra chàm sữa.
  • Dị ứng: Có nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng bẩm sinh với một hoặc một số loại thức ăn, nước uống nào đó như đậu phộng, trứng…

Khi những nguyên nhân này được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài (khoảng 1-2 tháng) thì sẽ rất có khả năng trẻ bị chàm sữa thể nặng, dễ tái đi tái lại thành bệnh mãn tính.

nguyên nhân gây bệnh chàm sữa nặng
Có nhiều nguyên nhân gây ra chàm sữa thể nặng. Bệnh khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc.

II- Mẹ cần phải làm gì khi bé bị chàm sữa nặng?

Tình trạng chàm sữa trên da bé dù nặng nhưng hoàn toàn có thể được cải thiện, nếu như những ai đang làm mẹ biết cách xử lí đúng đắn.

1- Điều trị tại nhà

Khi phát hiện ra con mình bị chàm sữa nặng, các mẹ có thể tham khảo những cách xử lí tại nhà sau đây:

# Bôi kem dưỡng ẩm cho bé

Một loại kem dưỡng ẩm có xuất xứ rõ ràng, không mùi, không dầu và dành riêng cho trẻ sơ sinh sẽ là lựa chọn đúng đắn lúc này. Để chắc chắn hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thoa cho bé.

Thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ là ngay sau khi tắm xong, vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao, rất dễ thẩm thấu. Mỗi ngày, bạn có thể thoa cho bé nhiều lần và nên thoa vào buổi tốt trước khi đi ngủ. Thoa kem dưỡng ẩm vừa làm mềm da, vừa có thể khôi phục “hàng rào” bảo vệ da nhanh chóng.

# Tắm bằng nước ấm

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ còn bú mẹ rất nhạy cảm, chính vì vậy khi trẻ bị chàm sữa thể nặng, chúng ta càng cần phải chăm sóc kỹ hơn. Một bồn tắm ấm áp có pha chút tinh dầu tràm trà tỏ ra khá công hiệu trong việc giảm ngứa, và làm sạch da cho trẻ.

Dùng cặp nhiệt độ để thử nhiệt độ trước khi cho bé vào tắm, thời gian tắm không quá 10 phút và lưu ý không dùng tay hoặc khăn tắm, bông tắm chà xát vào những vùng da đang bị chàm sữa.

Một mẹo nữa có thể giảm ngứa là pha vào nước tắm vài muỗng cà phê bột yến mạch. Sau khi tắm, dùng một chiếc khăn bông sạch và thấm thật khô nước trên da bé. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn.

# Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ bị chàm

Trên thị trường hiện có bày bán khá nhiều loại sữa tắm gội toàn thân dành cho trẻ bị chàm da, bạn có thể tìm mua về để tắm bé hàng ngày. Lưu ý, hỏi kĩ bác sĩ trước khi dùng, tránh trường hợp da trẻ không phù hợp hoặc mua nhầm hàng kém chất lượng.

cách xử lí chàm sữa nặng mẹ nên biết
Mẹ có thể tự điều trị bệnh chàm sữa nặng cho trẻ tại nhà, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hoặc các mẹ có thể tìm mua các loại xà phòng dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên, ít màu, ít hương liệu và dành cho da nhạy cảm. Đây cũng là một cách để có thể làm giảm chàm sữa trên da bé, tuy nhiên mỗi tuần bạn chỉ nên tắm bé bằng xà phòng từ 3-4 lần, và phải pha thật loãng vào nước. Sau đó tắm bé lại với nước mát.

Chỉ sử dụng xà phòng chà xát lên da khi bé bị lấm bẩn.

# Lựa chọn trang phục thoáng mát

Chàm sữa thể nặng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại khiến cho bé cảm thấy rất khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn và khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển.

Một việc đơn giản mà mẹ vẫn hay quên, đó là chú ý đến quần áo của con mình. Đối với bé đang còn bú sữa mẹ thì những trang phục thoáng mát, dễ chịu sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát. Bạn cũng nên cho bé mang bao tay để tránh tình trạng bé ngứa và dùng tay gãi vào vết chàm, gây lở loét.

Mẹ nên ưu tiên chọn cho trẻ những chất liệu bằng vải tự nhiên, cotton đồng thời tránh len sợi và các vật liệu khác khiến cho da dễ bị trầy xước.

Bên cạnh đó, bậc làm cha mẹ nên hình thành thói quen giặt thật sạch quần áo mới mua trước khi mặc. Việc làm này sẽ có thể loại bỏ bụi bẩn cùng các tác nhân gây hại bám vào quần áo (nếu có).

# Bôi thuốc mỡ

Có một số sản phẩm bôi ngoài đặc trị chàm mà không cần phải kê đơn như thuốc mỡ Hydrocortison. Loại thuốc này khá an toàn, dùng được cho da nhạy cảm và có công dụng kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả.

Luôn kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng trước khi bôi lên da bé.

2- Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nếu sau 1 tuần áp dụng tất cả những phương pháp trên mà tình trạng chàm sữa trên da bé không có tiến triển khả quan, thì lúc này nhất thiết mẹ phải đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa Nhi để bé được thăm khám và điều trị.

Sau khi được các bác sĩ thăm khám, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc có thể dùng thuốc kháng Histamine để trẻ có giấc ngủ hơn hơn hay không? Các mẹ cũng luôn ghi nhớ làm theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tái khám đúng hẹn (nếu có), uống thuốc đủ và đúng liều lượng.

Chàm sữa nặng cũng như chàm da thông thường, không phải là bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng vì nó mang lại cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nên các mẹ không nên xem thường. Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về căn bệnh về da này, phụ huynh có thể đến gặp bác sĩ để biết thêm chi tiết. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên nào về kiến thức chuyên khoa.

TIN NÊN XEM:

Bệnh chàm khô tróc vảy: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm khô tróc vảy hay còn gọi là bệnh á sừng là một bệnh lý về da liễu đặc...

Người bị chàm bội nhiễm tuyệt đối kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tiếp nhận biện pháp điều trị, bệnh nhân bị chàm bội nhiễm cần đặc biệt chú trọng...

Người bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau lành?

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh chàm môi tái phát....

Những điều cần phải biết về bệnh chàm bẩm sinh

Chàm bẩm sinh là những vết bớt hoặc nốt ruồi, có kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, xuất hiện...

Trong dân gian, lá ổi được dùng để điều trị một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm.

Bài thuốc trị chàm bằng lá ổi vô cùng rẻ tiền

Điều trị bệnh chàm bằng các bài thuốc nam là một phương pháp điều trị quen thuộc. Lá ổi là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.