Dị ứng ở trẻ em: Những thông tin cha mẹ nên biết để xử lý kịp thời

Nếu trẻ bị hắt hơi, ho nhiều, thường xuyên phát ban, nổi mề đay, đau bụng, buồn nôn sau khi ăn thì có thể là trẻ bị dị ứng… Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động không nhỏ đến sự phát triển của bé. 

dị ứng ở trẻ em
Cha mẹ nên biết các thông tin về bệnh dị ứng ở trẻ em

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Trẻ em có thể trở thành nạn nhân của bệnh dị ứng

Cũng tương tự như người lớn, trẻ em có thể bị dị ứng với những thực phẩm mà chúng được ăn, những thứ chúng chạm vào, dị ứng với bụi bẩn mà chúng có thể hít phải trong môi trường. Trẻ không biết mô tả hoặc không có khả năng mô tả nên rất khó nhận biết các dấu hiệu trẻ mắc bệnh từ ban đầu.

Có rất nhiều loại dị ứng mà một đứa trẻ có thể mắc phải, trong đó có thể chia làm 3 loại chính tương ứng với từng nguyên nhân gây bệnh như sau:

dị ứng ở trẻ em do thực phẩm
Trẻ em có thể bị dị ứng do ăn đậu phộng
  • Dị ứng thực phẩm và thuốc: khi trẻ ăn phải một loại đồ ăn nào đó, hoặc dị ứng với một loại thuốc nào đó. Những triệu chứng có thể nhẹ nhưng cũng có thể nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Các thực phẩm mà bé hay bị dị ứng: sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành,
  • Dị ứng môi trường: do tiếp xúc với tác nhân gây hại chẳng hạn như chất tẩy trong quần áo, bụi bẩn. Nếu bé bị dị ứng dạng này thì có thể bị quanh năm.
  • Dị ứng theo mùa là tình trạng dị ứng xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong năm. Thường là do các loại cây, phấn hoa…

Triệu chứng dị ứng ở trẻ em hay gặp phải

Phản ứng dị ứng thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây hại. Dấu hiệu dị ứng thường khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân hoặc từng loại dị ứng. Chúng tôi xin nêu ra một vài phân tích để bạn hiểu rõ hơn về điều này như sau:

# Triệu chứng khi trẻ bị dị ứng với thực phẩm và thuốc

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng thuốc có thể xuất hiện trong vòng vài phút hoặc từ 1 đến 2 giờ. Ngoài ra, triệu chứng phát ban do dị ứng thuốc có thể xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi dùng.

triệu chứng dị ứng ở trẻ em
Khi bị dị ứng trẻ hay có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi

Thông thường nếu mắc bệnh do nguyên nhân này, trẻ có thể bị các triệu chứng như sau:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Thở khò khè hoặc khó thở

Khi bị dị ứng thực phẩm thì trẻ hay bị buồn nôn, nôn hoặc đau bụng. Một số bé có thể có dấu hiệu sưng môi.

Dấu hiệu nguy hiểm nhất mà trẻ có thể gặp phải khi dị ứng thuốc hoặc thực phẩm là sốc phản vệ. Tức là lúc này huyết áp tăng lên đột ngột làm hẹp đường thở và khiến cho việc thở trở nên khó khăn. Thông thường trường hợp sốc phản vệ hay xảy ra do dùng thuốc kháng sinh, aspirin, dùng sữa bò…

# Triệu chứng khi trẻ bị dị ứng môi trường

Mặc dù không phổ biến nhưng dị ứng do bụi, lông vật nuôi, nấm mốc, phấn hoa, côn trùng cắn có thể gây ra những triệu chứng làm ảnh hưởng đến bé. Chẳng hạn như:

  • Hắt xì
  • Đỏ và ngứa mắt
  • Ho, khò khè, tức ngực
  • Sổ mũi

Trẻ cũng có thể bị nổi mề đay, phát ban hoặc nổi mụn nếu da của chúng tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc thứ gì đó mà chúng nhạy cảm.

Ngoài ra trẻ còn hay có triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với dầu gội, bột giặt, chất tẩy rửa…

# Triệu chứng dị ứng theo mùa

Tình trạng này thường xuất phát do các tác nhân từ thực vật, hay làm cho trẻ có các triệu chứng như:

  • Hắt xì
  • Ngứa hoặc chảy nước mắt
  • Ho
  • Sổ mũi

Thông thường các triệu chứng của loại dị ứng này chỉ hay xuất hiện vào một thời điểm cố định trong năm.

Phân biệt bị cảm lạnh hay dị ứng

Triệu chứng chảy nước mũi và ho là những triệu chứng có thể xuất hiện khi trẻ bị dị ứng hoặc cảm lạnh. Cha mẹ cần phải biết cách phân biệt để có thể chăm sóc cho từng trường hợp cụ thể.

Đầu tiên là cần xem xét thời gian cũng như tần suất xuất hiện của các triệu chứng. Cảm lạnh thường hay phổ biến ở trẻ sơ sinh, còn dị ứng thì theo mùa hoặc do các tác nhân khi bé hít phải trong không khí. Cảm lạnh thì chỉ kéo dài từ 1-2 tuần, trong khi dị ứng thì thường kéo dài hơn.

Ngoài ra dị ứng thường không gây sốt còn cảm lạnh thì trẻ hay bị sốt. Đồng thời dị ứng không gây đau nhức còn cảm lạnh thì gây đau nhức khắp người.

Chẩn đoán dị ứng ở trẻ em

Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh dị ứng thì các bác sĩ sẽ tiến hành hàng loạt các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán sau:

điều trị dị ứng ở trẻ em
Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ

# Kiểm tra da

Bác sĩ sẽ đặt một cây kim ngay tại vị trí có dấu hiệu dị ứng để xem xét phản ứng. Cây kim được sử đụng đã được nhúng trong dung dịch chứa tác nhân mà bác sĩ nghi ngờ gây dị ứng. Nếu không có phản ứng thì tác nhân nghi ngờ bị loại bỏ và bác sĩ sẽ chuyển qua các dấu hiệu khác.

Xét nghiệm này thường được thực hiện cho trẻ trên 6 tháng nhưng có nhược điểm là mất thời gian và độ chính xác không cao.

# Xét nghiệm máu

Để kiểm tra nồng độ histamin trong máu. Phương pháp này thường nhanh chóng và có độ chính xác cao hơn

# Kiểm tra chế độ ăn

Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng do thực phẩm thì sẽ yêu cầu cha mẹ cung cấp thực đơn của bé. Khi khoanh vùng được đối tượng gây bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng dùng trong khoảng 1 tuần xem bệnh có chuyển biến gì không

Điều trị dị ứng ở trẻ em

Nếu không được điều trị sớm thì những biểu hiện của dị ứng sẽ ngày càng nặng và dễ dẫn đến sốc phản vệ. Đồng thời các triệu chứng ngoài da như phát ban, nổi mề đay nếu không được điều trị rất dễ để lại sẹo.

dùng thuốc trị dị ứng cho bé
Bôi thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ khi bé bị dị ứng

Phương pháp điều trị chính cho dị ứng ở trẻ em là hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Chẳng hạn nếu dị ứng lông mèo thì giữ bé tránh xa vật nuôi, nếu dị ứng sữa thì điều chỉnh chế độ ăn của mẹ hoặc bé… Ngoài ra cũng có thể áp dụng một số loại thuốc sau

# Dùng thuốc kháng histamin

Sử dụng thuốc có chứa chất kháng histamin là một trong những loại thuốc thường được dùng để điều trị dị ứng. Thuốc kháng histamine giúp giảm thiểu phản ứng dị ứng. Nhưng chú ý là loại thuốc này không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

# Dùng kem bôi

Cụ thể ở đây là dùng kem hydrocortisone (Cortizone) để điều trị các phản ứng trên da.

Việc dùng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Trong lần đầu dùng chỉ nên dùng cho một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục dùng cho các vùng da khác

# Tiêm thuốc Epinephrine

Là thuốc được tiêm ngay vào da khi bé có triệu chứng dị ứng nghiêm trọng.

Cha mẹ nên quan sát biểu hiện của bé trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Nếu có bất kì phản ứng bất thường nào cũng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Phòng ngừa dị ứng ở trẻ em mà cha mẹ nên biết

Các triệu chứng dị ứng có thể chấm dứt hoặc kéo dài trong thời gian dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Trong khi bạn có thể phòng chống dị ứng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

phòng ngừa dị ứng ở trẻ em
Giúp bé hạn chế tiếp xúc với tác nhân dị ứng

# Dị ứng với thực phẩm và thuốc

Nếu không thể biết trẻ có dị ứng với loại thực phẩm nào đó hay không thì bạn hãy thử cho trẻ dùng từ từ mà không thử 1 loại thực phẩm mới nào. Nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục chuyển sang thực phẩm khác.

Điều này được sử dụng tương tự với các loại thuốc bôi, kem dưỡng ẩm…

# Dị ứng môi trường

Nếu trẻ có nguy cơ bị dị ứng hoặc hen suyễn thì hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm,… Cha mẹ hãy thường xuyên hút bụi, dọn dẹp nhà cửa để tạo môi trường trong sạch nhất không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn cho các thành viên khác trong gia đình.

# Dị ứng theo mùa

Nếu bé hay bị dị ứng theo mùa thì cha mẹ nên thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết. Với những mùa mà lượng hoa thụ phấn cao thì hãy đóng kín các cửa để bụi phấn không bay vào nhà và tác động lên da của bé.

Cha mẹ cần nắm rõ những thông tin về dị ứng ở trẻ em để biết mình cần phải làm gì để phòng chống và chăm sóc tốt nhất khi trẻ mắc bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng bất ngờ phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn cách chữa trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]

Bị dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì tốt cho sức khỏe ?

Không một thực phẩm nào có thể giúp chữa khỏi dị ứng thời tiết. Tuy nhiên việc duy trì một...

Ăn cua bị dị ứng: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?

Dị ứng cua là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em, người có cơ địa quá mẫn hoặc có...

Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Đây là những điều bạn cần phải biết

Nhuộm tóc làm đẹp là nhu cầu của cả nam giới lẫn nữ giới trong cuộc sống hiện đại. Theo...

Dùng nước muối rửa mặt sẽ giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng của dị ứng.

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối có hiệu quả?

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp cải thiện tình trạng...

Những cách chữa viêm da dị ứng phổ biến hiện nay

Chữa viêm da dị ứng bằng các phương pháp phù hợp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.