Các loại tinh dầu dành cho người bị dị ứng
Tinh dầu là một trong những biện pháp tự nhiên được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa, dị ứng da. Dưới đây là những loại tinh dầu phổ biến và gợi ý các cách sử dụng hợp lý.
7 loại tinh dầu dành cho da dị ứng
1. Tinh dầu hoa oải hương
Một nghiên cứu đã kết luận rằng tinh dầu hoa oải hương có công dụng làm dịu triệu chứng viêm, tăng tốc độ chữa lành, ức chế sự lo lắng, khuyến khích một giấc ngủ sâu. Tất cả đều có lợi cho người bị dị ứng. Hơn nữa hoa oải hương là một lựa chọn rất tốt cho người dị ứng da vì nó nhẹ nhàng, ít gây kích ứng.
Tinh dầu hoa oải hương có thể được áp dụng trực tiếp lên da hoặc thêm vào trong bồn tắm, kem dưỡng da, các sản phẩm khác để làm dịu kích ứng.
2. Tinh dầu bạch đàn
Theo kết quả của một nghiên cứu vào năm 2010, hỗn hợp tinh dầu gồm Eucalyptus citriodora, Eucalyptus globulus, bạc hà, oregano Syria và hương thảo giúp cải thiện đáng kể triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Những người tham gia nghiên cứu đã giảm khàn giọng, ho và đau bụng.
Tinh dầu bạch đàn đặc biệt thích hợp cho những trường hợp bị dị ứng theo mùa.
3. Tinh dầu trầm hương
Một nghiên cứu đã sử dụng hỗn hợp gỗ đàn hương, trầm hương và dầu quất để điều trị viêm mũi dị ứng lâu năm. Kết quả cho thấy những người tham gia nghiên cứu đã cải thiện triệu chứng tắc đường mũi, sổ mũi, ngứa và hắt hơi. Điều này đồng nghĩa rằng hỗn hợp tinh dầu trên có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến dị ứng, cải thiện giấc ngủ.
Trầm hương được đánh giá có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn, nhờ vào công dụng giảm hoạt động viêm trong cơ thể, hạn chế gây viêm đường hô hấp và nhiễm trùng xoang.
4. Tinh dầu chanh
Trong một nghiên cứu vào năm 2012, người ta đã phát hiện ra rằng thuốc xịt mũi được chiết xuất từ chanh giúp điều trị viêm mũi dị ứng lâu năm và theo mùa. Tinh dầu chanh còn có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm sạch xoang, giảm tắc nghẽn – đây đều là những triệu chứng phổ biến của chứng dị ứng theo mùa.
Nhưng bạn nên lưu ý là không thoa tinh dầu chanh lên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do những loại tinh dầu này sẽ khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng, làm tăng nguy cơ phồng rộp hoặc bỏng rát.
5. Tinh dầu cây trà
Tinh dầu tràm được được công nhận là một chất kháng khuẩn, chống viêm, do đó nó phù hợp để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng dị ứng. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng dầu cây trà dùng bôi tại chỗ sẽ làm giảm đáng kể sưng, viêm da do histamin.
Tuy nhiên, do hiệu lực cao nên dầu cây trà có thể gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng ở một số người. Đặc biệt tinh dầu cây trà rất nguy hiểm nếu nuốt phải.
6. Tinh dầu hoa cúc
Tinh dầu hoa cúc có công dụng làm giảm ngứa, giảm sưng liên quan đến bệnh chàm. Đồng thời nó còn được sử dụng để điều trị các tình trạng da, viêm niêm mạc và các triệu chứng của viêm xoang.
7. Tinh dầu bạc hà
Nghiên cứu vào năm 2010, thực hiện trên động vật đã phát hiện ra bạc hà có tác dụng thư giãn trên cơ trơn, từ đó giảm được các cơn co thắt gây ho. Một nghiên cứu khác cho thấy tinh dầu bạc hà cũng có thể điều trị chứng lo âu, mệt mỏi về tinh thần và những triệu chứng thường gặp ở những người bị dị ứng.
Kết hợp bạc hà với dầu hoa oải hương và chanh tạo ra một hỗn hợp làm giảm dị ứng, viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng các loại dầu kết hợp với nhau có thể làm tăng khả năng bị dị ứng.
Cách sử dụng tinh dầu điều trị dị ứng
Tinh dầu có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất gồm:
- Khuếch tán: thêm một vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu hoặc máy xông tinh dầu. Phương pháp này đặc biệt có lợi để điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa.
- Hít trực tiếp: tinh dầu có thể được hít trực tiếp từ trong chai hoặc 1 – 2 giọt vào trong khăn tay. Hoặc cho thêm một vài giọt tinh dầu vào trong bát nước nóng để hít sẽ giúp làm giảm tắc nghẽn ở người dị ứng theo mùa. Người dị ứng vào ban đêm có thể cải thiện bằng cách cho vài giọt tinh dầu lên gối.
- Áp dụng trực tiếp: những người dị ứng da như ngứa, nổi mề đay, phát ban có thể bôi trực tiếp tinh dầu lên da. Nhưng hầu hết các loại tinh dầu đều được trộn với một loại dầu khác như jojoba, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân trước khi sử dụng.
- Tiêu diệt tác nhân gây dị ứng: một số loại tinh dầu như chanh, khuynh diệp và cây trà đều có thể giúp bạn tiêu diệt nấm mốc, mạt bụi – đây đều là những chất gây dị ứng phổ biến. Để thực hiện, bạn hãy nhỏ 20 giọt tinh dầu và 1 muỗng canh giấm trắng vào cốc nước. Dùng hỗn hợp này phun lên các vật dụng trong nhà tắm, khu vực dễ bị nấm mốc hay bám bụi như trên nệm, rèm,…
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu trị bệnh
Nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với hóa chất thì có thể bạn sẽ phản ứng dị ứng với tinh dầu. Vì vậy, hãy chia sẻ với bác sĩ tình trạng bệnh của mình trước khi bắt đầu bất cứ quá trình điều trị bằng tinh dầu. Hãy chú ý một số điều sau:
- Sử dụng tinh dầu một cách thận trọng trong lần đầu tiên. Kiểm tra trước phản ứng trên một vùng da khác như cẳng tay. Nếu trong 24 giờ không có bất cứ phản ứng dị ứng thì bạn có thể sử dụng tinh dầu.
- Chắc chắn rằng bạn đang sử dụng sản phẩm tinh dầu chất lượng.
- Khi sử dụng tinh dầu bằng cách bôi trực tiếp, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.
- Không được ăn hay uống tinh dầu.
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em nhất là trẻ nhỏ nên thận trọng khi sử dụng tinh dầu.
Tinh dầu là một phương pháp điều trị phổ biến nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều bất lợi. Chính vì vậy, trước khi sử dụng hãy thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị. Luôn luôn tìm kiếm lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn.
Tham khảo thêm:
- Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
- Cách xử lý các loại dị ứng da thường gặp hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!