Bị mẩn ngứa kiêng ăn gì để phòng tránh?
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện cơn ngứa và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát do dị ứng thời tiết hay bất kỳ nguyên nhân nào khác. Dung nạp thực phẩm không thích hợp có thể khiến tình trạng mẩn ngứa trên da trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị mẩn ngứa kiêng ăn gì để phòng tránh?
Mẩn ngứa (còn gọi là phát ban da) là tình trạng bề mặt da xuất hiện các mảng, chấm da đổi màu – thường là màu đỏ – xuất hiện khi bị dị ứng, côn trùng cắn, tác dụng phụ của thuốc, ngộ độ, nhiễm nấm, stress… Đây là triệu chứng cấp tính, thường đi kèm với ngứa, kéo dài trong vài ngày đến một tuần rồi biến mất.
Mặc dù không có tác dụng chữa bệnh nhưng bổ sung thực phẩm không phù hợp vào khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh và ngược lại.
Tùy theo từng nguyên nhân phát sinh mà có phương án dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng. Nhưng nhìn chung, người bị mẩn ngứa cần tránh những thực phẩm sau:
Một số loại hải sản
Tiêu chí hàng đầu trong việc chọn lựa thực phẩm khi bị mẩn ngứa là hạn chế thực phẩm chứa nhiều histamin – tác nhân gây kích hoạt chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ở người.
Hải sản là nhóm thực phẩm nên được cảnh giác khi bị mẩn ngứa bởi chúng chứa hàm lượng histamin tương đối cao. Với những loại hải sản đánh bắt xa bờ, trải qua thời gian bảo quản nhất định cũng góp phần làm tăng lượng histamin trong đó. Vì thế, người đang bị mẩn ngứa nên tránh các món ăn được chế biến từ:
- Tôm
- Cua
- Mực
- Một số loài động vật có vỏ
- Một số loại cá
- Các loại hải sản khác.
XEM THÊM: Dị ứng hải sản có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
Một số loại trái cây
Không phải trái cây nào đi vào trong cơ thể cũng làm kích hoạt hoặc trầm trọng hơn triệu chứng mẩn ngứa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số loại trái cây như táo, kiwi, mâm sôi, oliu.. và một số loại hạt như hạnh nhân, hạt phỉ có thể khiến cho dị ứng bộc phát mạnh mẽ hơn, cần được hạn chế hoặc loại bỏ khỏi thực đơn hằng ngày.
Thực phẩm giàu đạm
Đạm có nhiều trong sữa, bơ, trứng… tuy nhiên cần đặc biệt thận trọng khi dùng, nhất là ở đối tượng bị dị ứng với nguyên liệu trên. Nếu nhận thấy cơ thể nổi mẩn đỏ khi dùng sữa, bạn nên nấu sôi nhiều lần để làm biến đổi tính chất của protein trong sữa trước khi dùng.
Ngoài ra, một số thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt gà… cũng là tác nhân phổ biến gây mẩn ngứa hoặc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cần hạn chế trong thời kỳ phát bệnh.
Thực phẩm nhiều đường, muối
Thực phầm có hàm lượng đường cao, nhất là đường nhân tạo có thể gia tăng phản ứng quá mẩn, kích hoạt triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Các thực phẩm thuộc nhóm này cần hạn chế gồm có:
- Các xiro có đường
- Bánh kẹo, đồ tráng miệng
- Thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo.
Ngoài ra, ăn nhiều đồ mặn cũng dễ làm cho cơ thể tích lũy nhiều natri và nước, phát sinh mẩn ngứa.
Thực phẩm cay nóng, nhiều chất kích thích
Để giảm thiểu và cải thiện mẩn ngứa, bạn nên hạn chế thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều chất kích thích trong khẩu phần ăn hằng ngày bởi các thực phẩm thuộc nhóm trên có thể làm gia tăng phản ứng quá mẩn, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại thực phẩm khác
Ngoài một số loại thực phẩm được liệt kê bên trên thì bệnh nhân cũng cần đặc biệt lưu ý hạn chế thực phẩm thuộc nhóm sau:
- Đồ ăn lên men
- Thực phẩm chứa nhiều chất tạo màu, chất bảo quản
- Thực phẩm chứa thành phần sulphit, nitric, benzoat cao.
Hiểu về thực phẩm nên kiêng khi bị nổi mẩn ngứa là giải pháp giúp bạn điều điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày phù hợp và hiệu quả nhất. Ngoài ra, trong sinh hoạt hằng ngày, càn chú ý giữ gìn vệ sinh da, có biện pháp chăm sóc da phù hợp và dùng thuốc đúng chỉ định của chuyên gia nếu triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Top 10 Lá Tắm Chữa Bệnh Mẩn Ngứa Dễ Kiếm & Rẻ Tiền
- Vì Sao Da Hay Nổi Mẩn Ngứa Khi Gặp Gió? Cách Khắc Phục
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!