Những biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng
Ngoài việc điều trị dị ứng bằng cách dùng thuốc uống và thuốc tiêm, người bệnh cũng có thể cân nhắc áp dụng một số biện pháp điều trị dị ứng ngay tại nhà.
Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất được xem là vô hại (phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, bào tử nấm mốc, côn trùng đốt, thuốc, thức ăn…), cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng như hắt xì, sổ mũi, ngứa, hen suyễn…
Các biện pháp khắc phục dị ứng tự nhiên tại nhà
Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân cũng như thuốc khắc phục triệt để bệnh dị ứng. Những biện pháp hiện nay chủ yếu tập trung vào việc giảm thiểu tác hại cũng như mức độ của triệu chứng. Phương pháp tự nhiên cũng không phải ngoại lệ.
Một số giải pháp thay thế tự nhiên giúp cải thiện bệnh bao gồm:
1. Bổ sung thực phẩm giàu Caroten
Mặc dù chưa có nghiên cứu cho thấy Caroten có tác dụng cải thiện triệu chứng dị ứng nhưng thiếu hụt chất trên có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng. Các loại thực phẩm giàu caroten bao gồm: mơ, cà rốt, bí ngô, khoai lang, rau bina, cải xoăn, bí và rau xanh…
2. Bổ sung thực phẩm chứa Probiotic
Một đánh giá trên 23 nghiên cứu vào năm 2015 đã chỉ ra rằng, các chế phẩm sinh học từ Probiotic có công dụng cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng nói riêng và bệnh dị ứng nói chung.
3. Dùng điều hòa không khí và máy chống ẩm
Cách trên có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm mốc vì đây là một trong những tác nhân gây bệnh dị ứng phổ biến.
4. Dùng máy lọc HEPA
Bộ lọc HEPA do Ủy ban Năng lượng nguyên tử Mỹ (DoE) phát triển với mục đích lọc các hạt rất nhỏ có khả năng gây một số bệnh đường hô hấp trên, hen suyễn… mà các loại máy hút bụi khác không thực hiện được.
5. Rứa mũi bằng nước muối
Một nghiên cứu: “Rửa mũi – một phương pháp điều trị bổ trợ trong viêm mũi dị ứng: tổng quan và phân tích” (thực hiện năm 2012) của chuyên gia cho biết, rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng (còn được gọi là sốt cỏ khô).
6. Thảo dược Butterbur
Butterbur là một loại thảo dược (tên tiếng anh là Petasites hybridus) được dùng làm thuốc tại một số nước ở châu Âu và Bắc Mỹ. Một nghiên cứu có tên gọi là “Xem xét các thuốc bổ sung và thay thế trong điều trị dị ứng” (2003) cho biết, butterbur có công dụng khắc phục chứng ngứa mắt, được dùng như một loại Histamine đường uống, giúp cải thiện triệu chứng dị ứng.
Trong một nghiên cứu khác trên 330 người bị sốt cỏ khô dùng chiết xuất bơ thảo dược, kết quả cho thấy, butterbur có hiệu quả tương tự như fexofenadine trong việc làm giảm triệu chứng ngứa mặt, mũi…
Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng butterbur dưới dạng thô như trà vì chúng chứa pyrrolizidine alkaloids gây hại cho gan, thận. Butterbur có thể gây một số tác dụng phụ như mệt mỏi, tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn, táo bón. Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em, người bị bệnh gan thận không nên dùng butterbur để trị dị ứng.
7. Bổ sung thực phẩm chứa Bromelain
Bromelain là một loại enzym tiêu hóa có nhiều trong dứa và đu đủ có công dụng cải thiện triệu chứng dị ứng.
8. Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc hơn 5.000 năm trước. Một đánh giá dựa trên 13 nghiên cứu năm 2015 đã chứng minh được tác dụng tích cực của châm cứu với bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng lâu năm.
9. Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3
Axit Omega-3 là một trong những loại axit béo được tìm thấy trong thực phẩm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 giúp cơ thể ngưng sản xuất prostaglandin E2 và các cytokine gây sưng, viêm.
Nguồn axit béo Omega – 3 có nhiều trong:
- Viên nang dầu cá: cung cấp 1 đến 1,2 gram EPA và DHA mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì chúng có thể gây chứng khó tiêu, làm loãng máu nhẹ. Không dùng dầu cá trước và sau phẫu thuật khoảng 2 tuần.
- Quả óc chó
- Dầu hạt lanh
- Các loại cá: các hồi, ca strichs, cá thu, cá mòi
- Trứng
- ….
10. Tảo xoắn
Một nghiên cứu 2015 cho thấy, tảo xanh có tác dụng điều chỉnh chức năng miễn dịch, cải thiện triệu chứng dị ứng hiệu quả.
11. Cây tầm ma
Một số nghiên cứu cho thấy, cây tầm ma có công dụng giảm nhanh triệu chứng sưng viêm, dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…
12. Bổ sung thực phẩm chứa Quercetin
Quercetin là sắc tố thực vật, có tác dụng chống oxy hóa. Sản phẩm còn được gọi bằng tên khác là Flavonoid. Quercetin được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như táo (có vỏ); các loại quả mọng như nho, hành đỏ; bông cải xanh, súp lơ, trái cây họ quýt…
Mặc dù chưa có đủ cơ sở khoa học chứng minh Quercetin có công dụng trị dị ứng, song chúng có tác dụng ngăn chặn cơ thể giải phóng Histamine – hóa chất gây viêm liên quan đến các triệu chứng dị ứng như viêm, ngứa…
14. Vitamin C
Uống 2.00 miligram vitamin C hằng ngày có thể giúp làm giảm nồng độ Histamine trong cơ thể.
15. Tinh dầu bạc hà
Một nghiên cứu năm 1998 cho thấy, tinh dầu bạc hà có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm nhẹ triệu chứng hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Tinh dầu
16. Tinh dầu khuynh diệp
Dùng tinh dầu khuynh diệp trị dị ứng cũng là một trong những cách chữa bệnh tự nhiên ngay tại nhà được các chuyên gia khuyên dùng. Tinh dầu khuynh diệp có khả năng kháng khuẩn nên được dùng trị dị ứng. Bạn có thể khuếch tán tinh dầu vào không khí hoặc pha loãng trong dầu nền (carrier oil) nếu muối bôi trực tiếp lên da.
17. Tinh dầu trầm hương
Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu trầm hương giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm. Bạn có thể pha loãng tinh dầu, bôi vào sau tai hoặc khuếch tán ra ngoài không khí.
18. Mật ong
Ăn mật ong có thể làm giảm triệu chứng dị ứng do phấn hoa mang lại.
Trên đây là một số biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà đã qua nghiên cứu và kiểm nghiệm. Khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay điều trị y khoa.
Tham khảo thêm: Các loại thuốc chống dị ứng ngứa, mề đay và lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!