Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: hiện tượng tự nhiên của cơ thể, mắc một số bệnh… Cần phải tiến hành việc điều trị càng sớm càng tốt trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Ngứa da vào ban đêm là gì?

Khoảng ¼ người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ thường xuyên bị ngứa da. Hiện tượng này các bác sĩ hay gọi là ngứa da mạn tính. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn cho rằng 90% người bị ngứa da mạn tính hay bị ngứa vào ban đêm, hoặc triệu chứng ngứa có xu hướng gia tăng nhiều hơn vào ban đêm.

Việc ngứa da nhiều vào buổi tối thường làm gián đoạn giấc ngủ. Lâu dần ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hiệu suất làm việc và sức khỏe.

Ngứa làm cho bệnh nhân hay có phản xạ gãi cũng dễ làm tổn thương da và dễ gây nhiễm trùng.

ngứa da vào ban đêm
Nhiều người bị mất ngủ vì ngứa da vào ban đêm

Nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, điều này cũng gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân thường gặp nhất.

1. Do nhịp độ sinh hoạt tự nhiên

Theo các nhà khoa học thì những hoạt động tự nhiên bên trong có thể chính là nguyên nhân gây ra những cơn ngứa da vào ban đêm. Vì hoạt động của hệ miễn dịch giúp điều chỉnh nhiệt độ, cân bằng độ ẩm cũng như các hoạt động bảo vệ da. Các hoạt động của cơ thể thường thay đổi vào ban đêm. Chẳng hạn như nhiệt độ cơ thể và lưu lượng máu gia tăng vào buổi tối làm cho da có cảm giác ấm. Điều này khiến cho người bệnh hay có cảm giác ngứa.

nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm
Khô da dễ gây ngứa da vào ban đêm

Vào ban đêm cơ thể cũng giải phóng nhiều cytokine làm gia tăng phản ứng viêm. Trong khi đó sự sản xuất hormone corticosteroid lại giảm.

Một nguyên nhân nữa là cơ thể hay bị mất nước vào ban đêm, nhất là những ngày thời tiết hanh khô. Lúc này lớp ẩm bảo vệ da bị hạn chế hoạt động nên da dễ bị ngứa hơn.

2. Do các vấn đề về sức khỏe gây ra

Cùng với những nguyên nhân do nhịp độ tự nhiên của cơ thể thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến cho da trở nên ngứa nhiều vào ban đêm. Chẳng hạn như:

nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm
Bệnh ngoài da dễ làm ngứa da vào ban đêm
  • Bệnh nhân bị mắc các bệnh ngoài da: nổi mề đay, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến
  • Gặp vấn đề về thận, gan làm cho quá trình lọc thải các chất độc hại trong cơ thể gặp nhiều khó khăn. Các chất đó hòa vào máu và thể hiện ra thành các kích ứng trên da.
  • Thiếu máu, thiếu sắt cũng dễ gây ngứa da.
  • Vấn đề về tâm lý, thần kinh
  • Cơ thể dị ứng với mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất…
  • Đang trong thời kì mang thai cơ thể có sự thay đổi hormone cũng dễ gây ngứa.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp bác sĩ dễ dàng tìm ra phương pháp điều trị. Đồng thời giúp người bệnh dễ dàng có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả hơn.

Xem chi tiết: Ngứa ngoài da là bệnh gì? Cách xử lý và chữa trị

Điều trị ngứa da vào ban đêm

Việc điều trị ngứa da cần phải được tiến hành sớm để hạn chế nguy cơ phát triển qua giai đoạn mạn tính. Hiện nay việc chữa bệnh này thường áp dụng theo những hướng như sau:

1. Điều trị bằng thuốc của bác sĩ

Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc được kê toa thường có tác dụng giảm ngứa và giúp dễ ngủ hơn. Chẳng hạn như:

điều trị ngứa da vào ban đêm
Bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc kháng histamin khi bị ngứa vào ban đêm
  • Thuốc kháng histamine thế hệ cũ như: hydroxyzine (Vistaril) và promethazine (Phenergan), chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), diphenhydramine (Benadryl),…
  • Thuốc kháng histamine thế hệ mới: exofenadine (Allegra) hoặc cetirizine (Zyrtec),…
  • Thuốc chống trầm cảm: mirtazapine (Remeron) và doxepin (Silenor) giúp chống ngứa và an thần.
  • Kem bôi steroid để điều trị ngứa

Khi dùng thuốc cần phải tuân thủ theo đúng những gì mà bác sĩ đã chỉ định về loại thuốc cũng như liều lượng. Bên cạnh đó cũng cần quan sát các biểu hiện, nếu bệnh nặng hơn hoặc có dấu hiệu bất thường thì nên thông báo với bác sĩ.

Mách bạn: Các loại thuốc bôi trị ngứa ngoài da tốt nhất và lưu ý

2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày

Ngoài việc dùng theo biện pháp của bác sĩ bạn cũng nên tiến hành biện pháp khắc phục ngứa tại nhà. Bằng các biện pháp như sau:

điều trị ngứa da vào ban đêm
Dùng máy tạo độ ẩm để hạn chế ngứa da vào ban đêm
  • Giảm căng thẳng bằng các biện pháp như thiền, yoga…
  • Thoa kem dưỡng ẩm không chứa cồn trước khi đi ngủ.
  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách. Có thể dùng thêm baking soda, bột yến mạch để giảm ngứa tại nhà.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để cân bằng độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm
  • Chú ý vào chế độ ăn uống, hạn chế đồ ăn cay nóng và các thực phẩm dễ gây kích ứng. Bên cạnh đó nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ tốt cho da hơn.

Những điều không nên làm khi bạn bị ngứa da vào ban đêm

Nếu bạn hay bị ngứa da vào ban đêm thì nên chú ý một vài điều như sau:

  • Mặc quần áo thoải mái trước khi đi ngủ, nên chọn trang phục làm từ cotton, lụa…
  • Giữ nhiệt độ phòng luôn trong trạng thái mát mẻ
  • Tránh dùng caffeine, chất có cồn trước khi đi ngủ, vì những chất này có thể làm mở rộng mạch máu, làm cho da bị ngứa nhiều hơn.
  • Không dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc dễ gây kích ứng.
  • Tuyệt đối không được gãi vì không những không giảm ngứa mà còn dễ gây tổn thương da.

Khi nào cần phải gặp bác sĩ

Theo các bác sĩ thì bệnh ngứa da vào ban đêm có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Nhưng thông thường bệnh nhân hay chủ quan, thậm chí có người đến khi chuyển qua bệnh mạn tính thì mới tiến hành điều trị. Khi bệnh đã nặng thì việc áp dụng các biện pháp điều trị sẽ rất khó khăn. Chính vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ sớm trong các trường hợp sau:

chữa bệnh ngứa da vào ban đêm
Gặp bác sĩ khi bệnh ngứa da kéo dài hơn 2 tuần
  • Tự nhiên có cảm giác ngứa mà không có lý do khoảng 2 tuần
  • Da khô và không thể cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.
  • Da khô làm khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Da khô và có dấu hiệu ngứa ở nhiều vị trí trên cơ thể
  • Da khô kèm theo sốt, mệt mỏi hoặc sụt cân.

Bạn đừng nên quá lo lắng mà phải tiến hành việc điều trị bệnh ngứa da ban đêm càng sớm càng tốt. Việc lo lắng chỉ làm cho những biểu hiện bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh nhờ lạc quan và áp dụng đúng phương pháp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

10 đồ uống tốt cho bệnh vảy nến – Hỗ trợ điều trị

Chế độ ăn uống khoa học cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà các đối tượng...

Hướng dẫn trị rạn da sau sinh bằng nghệ tươi từ A – Z

Điều trị rạn da sau khi sinh bằng nghệ tươi là phương pháp phổ biến được nhiều người thực hiện....

Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là bị gì?

Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là bị gì? Cách trị

Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là vấn đề về da thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên,...

Bài thuốc từ lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa

Lá đơn đỏ (đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn tía...) là thảo dược được dùng để trị nhiều bệnh....

Tìm hiểu các loại thuốc trị lang ben được dùng phổ biến

Top 9 loại thuốc trị lang ben hiệu quả, được tin dùng nhất

Dung dịch BSI, ASA, các loại kem bôi tại chỗ như Ketoconazol, Clotrimazol, Miconazol, Bifonazol… là các loại thuốc trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *