Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Bị Dị Ứng Thuốc Tại Nhà [Đúng Cách]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng thuốc nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp phải nguy hiểm, đe dọa đến cả tình mạng. Vậy dị ứng thuốc là gì? Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc ra sao?

1. Dị ứng thuốc là gì? Ai có nguy cơ bị dị ứng thuốc?

Sử dụng các loại thuốc tây để điều trị bệnh là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi chúng có ưu điểm là tiện lợi, đem lại tác dụng mau chóng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thuốc tây lại trở thành “con dao hai lưỡi”. Nếu dùng không đúng cách hoặc lựa chọn sai thuốc, nó có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của người dùng.

Trong đó, nhiều trường hợp bị dị ứng thuốc. Tuy nhiên, đây lại là một khái niệm khá mơ hồ, do đó nhiều người vẫn chưa rõ liệu dị ứng thuốc là gì. Dị ứng thuốc là tình trạng cơ thể mẫn cảm với thuốc, xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng lại với các hoạt chất được cơ thể xác định là chất dị ứng.

Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc. Vì tác dụng phụ của thuốc là các vấn đề không mong muốn do thuốc gây ra và có thể gặp phải ở bất cứ bệnh nhân nào. Trong khi đó, dị ứng thuốc chỉ xảy ra ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm đặc biệt.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc và các biện pháp phòng ngừa
Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc và các biện pháp phòng ngừa

Dị ứng thuốc chỉ xảy ra ở một số đối tượng có cơ địa đặc biệt. Nhưng có những người sẽ có nguy cơ bị dị ứng thuốc cao hơn:

  • Đã từng bị dị ứng với thuốc hoặc các chất khác như dị ứng thực phẩm.
  • Có cha mẹ hoặc những người thân khác trong đình bị dị ứng.
  • Tăng sự tiếp xúc với các loại thuốc đã từng bị dị ứng
  • Mắc một số bệnh lý có liên quan đến phản ứng với thuốc như HIV, nhiễm virus Epstein-Barr.

ĐỌC NGAY: Dị ứng Penicillin: Những thông tin cần biết và điều trị

Các triệu chứng dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc được chia thành 2 dạng, bao gồm: Dị ứng “tức thời” và dị ứng “chậm”. Tùy vào mức độ phản ứng nhanh hay chậm mà các biểu hiện dị ứng thuốc cũng xảy ra ở những mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Triệu chứng dị ứng “tức thời”

Đây được cho là loại dị ứng nghiêm trọng, bởi những biểu hiện của nó khởi phát và diễn tiến nhanh. Các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn.

Các biểu hiện điển hình gồm:

  • Ngứa, nổi mẩn đỏ và phát ban trên da
  • Có cảm giác đỏ bừng do quá trình da chuyển từ màu đỏ sang nóng.
  • Tay, chân, cổ họng và mặt sưng phù.
  • Buồn nôn và nôn, đau bụng
  • Choáng váng
  • Đau họng, khàn giọng
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Mẫn cảm với ánh sáng
  • Mạch nhanh, tim đập loạn
Nếu không được điều trị sớm, sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân
Nếu không được điều trị sớm, sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân

Dị ứng “tức thời” được xem là loại dị ứng nghiêm trọng do nó có thể trở nên nặng nề hơn khi người bệnh vẫn cứ tiếp tục sử dụng thuốc. Lúc này, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ và đe dọa đến tính mạng.

2. Triệu chứng dị ứng “chậm”

Triệu chứng dị ứng chậm thường xảy ra sau khi uống thuốc khoảng vài ngày và thường nghiêm trọng. Lúc này, bệnh nhân có thể bị phát da, tình trạng này có thể lan đến nhiều vùng khác nhau, đôi khi kèm theo cảm giác ngứa hoặc không.

Thường gây ra các triệu chứng như khó thở, sưng, nghẹt họng hoặc những biểu hiện khác như ở dị ứng “tức thời”. Do đó, nó cũng sẽ ít gây nên các biểu hiện trầm trọng hoặc làm ảnh hưởng đến các cơ quan ngoài da khác.

Hướng dẫn cách xử lý khi bị dị ứng thuốc

Hãy đưa bệnh nhân dị ứng thuốc đến cơ sở y tế gần nhất khi thấy có các dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Khó thở, hơi thở khò khè
  • Ngất xỉu
  • Đau thắt vùng ngực
  • Môi, lưỡi, cổ họng bị sưng
  • Xuất hiện các biểu hiện khác của tình trạng sốc phản vệ
Tiêm thuốc epinephrine được chỉ định để tránh nguy cơ bị sốc phản vệ khi bị dị ứng
Tiêm thuốc epinephrine được chỉ định để tránh nguy cơ bị sốc phản vệ khi bị dị ứng

Hoặc nếu triệu chứng không quá nặng, có thể áp dụng tạm thời các cách xử lý dị ứng thuốc tại nhà sau đây:

  • Ngừng dùng các loại thuốc nghi ngờ hoặc trực tiếp gây dị ứng cho bệnh nhân
  • Tiêm thuốc epinephrine tự động vào vị trí bắp thịt đùi phía ngoài. Trong trường hợp cần thiết, có thể tiêm xuyên qua quần áo.
  • Cách xử lý dị ứng thuốc cần thực hiện tiếp theo là để bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, chân cao hơn đầu. Nếu bị nôn hoặc ói, hãy đổi tư thế cho bệnh nhân sang nằm nghiêng, không để người bệnh ngồi hoặc đứng.
  • Không để bệnh nhân một mình mà luôn phải có người túc trực bên cạnh.
  • Sau khi đã tiêm epinephrine liều thứ nhất mà các triệu chứng trên không thuyên giảm, có thể tiêm epinephrine liều thứ 2. Lần tiêm thứ 2 cách lần thứ nhất khoảng 5 phút.

Cách chữa trị dị ứng thuốc tại nhà chỉ đóng vai trò sơ cứu nhằm kéo dài thời gian trong khi chờ sự cấp cứu của các nhân viên y tế. Do đó, hãy đảm bảo đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt để nhận được sự cấp cứu từ bác sĩ. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị như sau:

  • Tuyệt đối không được để bệnh nhân tiếp xúc với các loại thuốc chữa và phòng bệnh đã hoặc có khả năng gây dị ứng;
  • Chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng histamin anti H1 thế hệ 2 như fexofenadin, cetirizin, loratadin, astemisol…;
  • Đối với những người bị dị ứng nặng, có thể kết hợp với các loại thuốc corticoid, chẳng hạn như methylprednisolon, prednisolon dạng tiêm truyền;
  • Bù nước, điện giải, sử dụng các loại thuốc lợi tiểu;
  • Trường hợp bị bội nhiễm có thể cho dùng thêm cả kháng sinh;

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc

Để hạn chế được tình trạng dị ứng thuốc, hãy tham khảo và thực hiện theo một số biện pháp sau đây:

  • Hãy đảm bảo uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời gian chữa trị.
  • Hạn chế việc tự mua thuốc chữa bệnh tại các hiệu thuốc khi không có đơn thuốc hoặc sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Trước khi sử dụng cần kiểm tra chất lượng thuốc, khai thác kỹ các thông tin về tiền sử dị ứng.
  • Nếu là người có cơ địa nhạy cảm, nên chuẩn bị một ống tiêm epinephrine và mang theo bên mình để sử dụng khi cần thiết. Điều này sẽ giúp người bệnh tự bảo vệ được bản thân khi không may bị dị ứng.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm hoặc những chất đã từng làm cho cơ thể bị dị ứng để tránh gặp phản ứng nghiêm trọng.

Trên đây là các thông tin và cách xử lý khi dị ứng thuốc. Trong nhiều trường hợp, nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng này có thể khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng chi tiết nhất

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dai dẳng và rất dễ tái phát. Việc áp...

Mách bạn cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng

Cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng được khá nhiều người bệnh áp dụng bởi tính an toàn...

7 tinh dầu tự nhiên giúp giảm ngứa da một cách an toàn

Tình trạng ngứa rát do côn trùng cắn, dị ứng hay do các bệnh da liễu gây ra không chỉ...

10 Thứ người bị dị ứng thời tiết nên kiêng tuyệt đối để phòng bệnh

Việc kiêng cữ đối với những người đang bị dị ứng thời tiết là rất cần thiết, không chỉ trong...

Bệnh viêm da dị ứng có lây không?

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến có thể làm cho bề mặt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *