Dị ứng do hóa chất: Các loại dầu gội, chất tẩy rửa và nhiều thứ khác

Ở một số người, các hóa chất trong dầu gội, chất tẩy rửa và mỹ phẩm có thể kích hoạt phản ứng dị ứng da. Dị ứng do hóa chất là một loại dị ứng thường gặp, vì vậy mọi người nên hiểu về nó để có thể xử lý kịp thời.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Nguyên nhân gây dị ứng hóa chất

Những phản ứng dị ứng hóa chất được bác sĩ gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng thái quá với hóa chất, mặc dù thường thì chúng vô hại. Các hóa chất này có thể có trong các sản phẩm mà bạn thường xuyên tiếp xúc như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm,…

Ngay cả khi bạn đã từng sử dụng các sản phẩm này trước đây, bạn vẫn có thể phản ứng dị ứng với nó. Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da chứa rất nhiều chất gây dị ứng tiềm tàng, chẳng hạn như:

  • Hương thơm trong xà phòng, nước hoa cologne, chất khử mùi, kem dưỡng thể, mỹ phẩm, chất tẩy rửa và khăn giấy.
  • Chất bảo quản và kháng khuẩn được thêm vào nhiều chất lỏng để giữ cho sản phẩm không bị hư
  • Các chất được thêm vào để làm đặc, tạo màu cho sản phẩm
  • Hóa chất trong thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn hoặc sản phẩm tóc khác
  • Nhựa formaldehyd –  một thành phần phổ biến trong sản phẩm chăm sóc móng
  • Kem chống nắng có thể được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm, son dưỡng môi,…
dị ứng do hóa chất
Dị ứng do hóa chất thường xảy ra do con người thường xuyên tiếp xúc với sản phẩm chứa hóa chất

Nhận biết triệu chứng dị ứng hóa chất

Da là nơi đầu tiên xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo bạn bị dị ứng hóa chất. Triệu chứng thường xuất hiện sau 24 đến 48 giờ, nhưng có thể bắt đầu muộn hơn sau một tuần sau khi bạn tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng.

Các triệu chứng dị ứng do hóa chất thường gặp là:

  • Da đỏ
  • Có vẩy
  • Mụn nước chảy dịch
  • Ngứa châm chích hoặc dữ dội
  • Sưng mắt, mặt, bộ phận sinh dục
  • Tổ ong
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Da sẫm màu, sần sùi và nứt nẻ

Nếu bạn chạm vào chất gây dị ứng rồi chạm vào những vùng da như mặt, cổ,…phản ứng dị ứng cũng sẽ xảy ra trên khu vực này. Tuy nhiên, các vấn đề về da khác có thể gây nên triệu chứng tương tự, chính vì vậy người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác.

Chẩn đoán dị ứng do hóa chất

Thông thường bác sĩ có thể chẩn đoán dị ứng hóa chất bằng cách khám sức khỏe và hỏi bạn về triệu chứng. Đôi khi, các bác sĩ có thể đề nghị một số kiểm tra da, bác sĩ có thể đặt chất gây dị ứng lên lưng, cánh tay và kiểm tra xem bạn có bị dị ứng hay không.

Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi các triệu chứng rồi chẩn đoán. Và người bệnh nên lưu ý một số chi tiết sau:

  • Những gì bạn đã làm trong 24 đến 48 giờ trước khi phản ứng xuất hiện
  • Những sản phẩm mà bạn sử dụng
  • Bao nhiêu sản phẩm mà bạn sử dụng và tần suất
  • Nơi chất gây dị ứng chạm vào da (ngay cả những nơi không có triệu chứng)
  • Các triệu chứng đã hoặc đang có
  • Những phản ứng da trước đó
chẩn đoán dị ứng do hóa chất
Kiểm tra da là một bước cần thiết để xác định bạn có bị dị ứng hóa chất hay không

Điều trị dị ứng do hóa chất

Bạn cần phải xác định và tránh các hóa chất mà bạn nghi ngờ gây ra những phản ứng dị ứng. Nếu tiếp xúc với nó, hãy rửa thật sạch da bằng nước càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi chất gây dị ứng trên tay, bạn đừng nên chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể cho đến khi tay được rửa sạch.

Đồng thời, bạn nên cởi và giặt tất cả quần áo hoặc đồ trang sức có thể đã tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng. Nếu bạn có sử dụng các sản phẩm chăm sóc móng, hãy chắc chắn là chúng đã khô trước khi chạm vào da của bạn.

Trong trường hợp bạn dị ứng với hóa chất ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc không kê đơn như kem dưỡng da calamine, thuốc kháng histamin hoặc thuốc mỡ cortisone. Còn khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và không được cải thiện, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được điều trị tốt hơn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về dị ứng hóa chất mà mọi người nên biết. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc nhận thấy triệu chứng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Tin bài liên quan

Bị mề đay khi sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc đã điều trị khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]
dị ứng bia rượu

Dị ứng bia rượu kéo dài bao lâu? Làm gì nhanh khỏi?

Sau khi uống rượu bia, nhiều người có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người hay bị ngứa ngáy và...

Các thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm da dị ứng

Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hết ngứa?

Xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp làm giảm đáng kể tình...

Dị ứng hải sản và động vật có vỏ cần lưu ý những điều này

Dị ứng hải sản và động vật có vỏ có thể gây nên triệu chứng nghiêm trọng là sốc phản...

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa thường xuất hiện khi thời tiết đột ngột lạnh hoặc nóng. Ngoài...

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng chi tiết nhất

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dai dẳng và rất dễ tái phát. Việc áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.