Dị ứng sâu bướm: Những thông tin nên biết để điều trị

Sâu bướm tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng ở nhiều người. Việc tìm hiểu các thông tin xung quanh bệnh dị ứng sâu bướm rất quan trọng giúp chúng ta có biện pháp phòng chống cũng như điều trị bệnh.

dị ứng sâu bướm
Bệnh dị ứng sâu bướm có thể tấn công bất cứ lúc nào

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Thông tin nên biết về dị ứng sâu bướm

Nhiều người khi tiếp xúc với lông của sâu bướm thì có biểu hiện dị ứng: nổi mẩn đỏ, mề đay và xuất hiện những cơn ngứa. Đặc biệt, khi càng gãi thì những cơn ngứa càng xuất hiện thường xuyên và lan rộng hơn.

triệu chứng dị ứng sâu bướm
Biểu hiện của bệnh dị ứng sâu bướm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

Màu sắc của sâu bướm thường rất bắt mắt nên khi tiếp xúc rất ít người đề phòng. Tuy nhiên, những gì mà nó mang lại nguy hiểm hơn những gì bạn có thể hình dung được. Theo lý giải của các nhà khoa học thì hiện tượng dị ứng xảy ra do phấn của con sâu bướm, nó có tác dụng tương tự như chất histamin. Khi tiếp xúc với da sẽ tạo nên phản ứng dị ứng.

Triệu chứng dị ứng sâu bướm không chỉ tác động lên da mà còn tác động lên mắt và mũi… Cụ thể:

  • Trên da: xuất hiện mề đay, mẩn ngứa, phù nề… Tập trung ở những vị trí dễ tiếp xúc với tay, chân, cổ, mặt…
  • Mắt: phấn từ lông bướm có thể bay vào mắt gây ra hiện tượng viêm kết mạc.
  • Mũi: nếu hít phải phấn bướm có thể gây viêm phế quản, lên cơn hen suyễn…

Điều trị dị ứng sâu bướm bạn nên biết

Nhiều bệnh nhân khá lo lắng vì không biết mình cần phải làm gì để giảm bớt các triệu chứng do lông sâu bướm gây ra. Bạn nên đọc kĩ những biện pháp mà chúng tôi sắp hướng dẫn ngay bên dưới đây.

1/ Dùng các phương pháp điều trị tại nhà

Nếu các triệu chứng bệnh vẫn ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể áp dụng các cách điều trị ngay tại nhà. Các nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm ngứa và làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ trên da. Bạn có thể áp dụng ngay các cách như sau:

# Dùng lá bạc hà

Lá bạc hà được áp dụng khá nhiều trong việc điều trị các triệu chứng của các bệnh về da. Trong đó không thể bỏ qua công dụng của nó đối với bệnh dị ứng sâu bướm. Bạn có thể tiến hành như sau:

điều trị dị ứng sâu bướm
Dùng lá bạc hà để điều trị bệnh dị ứng sâu bướm
  • Lấy một nắm lá bạc hà tươi rửa thật sạch rồi giã nát.
  • Lọc lấy nước lá bạc hà rồi bôi lên vùng da bị sâu bướm tác động.

Áp dụng hàng ngày sẽ thấy những cơn ngứa giảm hẳn và triệu chứng mẩn đó cũng mờ hẳn đi.

# Kết hợp lá húng quế và mật ong

Hai nguyên liệu này đều có khả năng sát trùng, khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên công thức điều trị dị ứng rất tuyệt vời. Bạn chỉ cần tiến hành các bước như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá húng quế và một ít mật ong.
  • Lá húng quế rửa thật sạch, nghiền nát rồi trộn chung với mật ong để tạo hỗn hợp sền sệt.
  • Bôi lên vùng da bị tổn thương thì triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng.

2/ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu áp dụng các biện pháp tại nhà mà vẫn không thấy bệnh giảm thì nên đến gặp bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, thông thường hay dùng các loại thuốc sau:

điều trị dị ứng sâu bướm
Dùng thuốc bôi lên da theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dị ứng sâu bướm
  • Dung dịch NaCl (nước muối sinh lý) để vệ sinh và loại bỏ tác nhân dị ứng.
  • Thuốc kháng histamin: Rantidin, Loratadin, Loradin… nhằm giảm ngứa, giảm các triệu chứng dị ứng…

Thuốc có thể dùng dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi… Ngoài ra để giảm ngứa có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm.

Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Khi dùng thuốc cần phải theo dõi, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Biện pháp phòng chống dị ứng sâu bướm nên áp dụng

Những triệu chứng dị ứng sâu bướm tuy không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng chống là hết sức cần thiết. Đó là các biện pháp như sau:

  • Vào mùa sâu bướm nhiều thì nên mặc áo dài tay khi ra đường. Tránh tiếp xúc trực tiếp ngay cả khi sâu bướm đã chết vì lúc này phấn trên xác bướm vẫn có khả năng gây dị ứng.
  • Đóng kín cửa và vệ sinh điều hòa nhiệt độ thường xuyên để đề phòng trường hợp sâu bướm phát tán.
  • Chú ý vị trí treo quần áo để tránh sâu bướm có thể bám vào.

Hy vọng rằng qua những gì được chia sẻ bạn đã có thêm một chút thông tin về bệnh dị ứng sâu bướm. Để từ đó biết cách điều trị cũng như phòng chống bệnh. Nếu không may mắc bệnh cũng đừng nên quá lo lắng mà hãy thật sự bình tĩnh và đến gặp bác sĩ để xin lời khuyên, để biết mình cần phải làm gì.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

 

 

 

Tin bài liên quan

Bị mề đay khi sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc đã điều trị khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]
Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị

Trẻ nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với một làn da nhạy cảm và mỏng manh, trẻ nổi mề đay ban đêm là tình trạng không phải...

Ăn thịt bò bị dị ứng phải làm sao ?

Ăn thịt bò bị dị ứng thường kèm theo biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát ở vùng...

Hội chứng phù Quincke: Bệnh dễ nhầm lẫn là nổi mề đay

Hội chứng phù Quincke là gì? Tại sao đa số người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề...

Dị ứng thời tiết ở trẻ và cách xử lý nhanh cha mẹ nên biết

Bệnh dị ứng thời tiết xảy ra phổ biến và không giới hạn độ tuổi. Trong đó có dị ứng...

Bà bầu bị dị ứng thời tiết phải làm sao khắc phục?

Dị ứng thời tiết khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến hơi thở. May mắn là hiện tại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.