Dị ứng bạc hà: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạc hà vốn từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý từ tự nhiên. Tuy nhiên, với những người cơ địa nhạy cảm, loại thảo dược được thiên nhiên được ban tặng này lại chính là mối nguy đe dọa đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết chính xác tình trạng dị ứng bạc hà và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Dị ứng bạc hà là gì?

Theo các chuyên gia y khoa, dầu và lá của cây bạc hà thường được sử dụng để làm thuốc thảo dược điều trị một số bệnh lý nhất định như giảm đau đầu, thông mũi, làm dịu dạ dày,… Bên cạnh đó, một số hoạt chất chống viêm có trong lá bạc hà có tác dụng cải thiện các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, một số hoạt chất khác lại có thể gây phản ứng dị ứng.

Và dị ứng bạc hà xảy ra là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với các hoạt chất chứa trong bạc hà. Nếu cơ thể không xác định được bạc hà là chất an toàn, chúng sẽ tự bảo vệ bằng cách tạo ra các kháng thể đặc hiệu, gây kích thích sản sinh ra một số hoạt chất trung gian trong cơ thể. Chính phản ứng hóa học này là nguyên nhân hàng đầu gây xuất hiện hàng loạt các triệu chứng khó chịu.

Dị ứng bạc hà là gì
Dị ứng bạc hà xảy ra ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm.

Nguyên nhân gây phát triển dị ứng bạc hà

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận khá nhiều trường hợp bị dị ứng bạc hà, chủ yếu là phản ứng với thành phần methol chứa trong bạc hà. Dị ứng bạc hà có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chúng thông qua việc ăn hoặc chạm vào chất chứa bạc hà.

Tuy nhiên, dựa vào hai báo cáo mô tả các phản ứng dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm với phấn hoa bạc hà gần đây. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, dị ứng bạc hà cũng có thể là do người bệnh hít phải phấn hoa của cây bạc hà bay lơ lửng trong không khí.

  • Trong một báo cáo gần đây, một người phụ nữ mắc bệnh hen suyễn lớn lên trong một gia đình trồng bạc hà. Cô cảm thấy khó thở và tình trạng bệnh hen suyễn của cô trở nên tồi tệ hơn khi cô nói chuyện với bất kỳ ai vừa ăn bạc hà. Qua lần thử nghiệm da kết quả cho thấy cô bị kích ứng với bạc hà.
  • Trong một báo cáo khác, người đàn 69 tuổi đã bị sưng môi và lưỡi, khó thở chỉ sau 5 phút khi anh ấy ngậm một viên kẹo bạc hà. Ông ấy không bị hen suyễn và không bị viêm mũi dị ứng nhưng ông bị mẫn cảm với phấn hoa bạc hà được trồng phía sau vườn nhà. Và sau khi thử xét nghiệm dị ứng kết quả dương tính.

Tham khảo thêm: Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Trầu Không

Triệu chứng của dị ứng bạc hà là gì?

Tùy thuộc vào cách bạn sử dụng bạc hà mà triệu chứng dị ứng xảy ra thường không giống nhau. Nếu bạn tiêu thụ bạc hà qua đường ăn uống, triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể xảy ra như:

  • Niêm mạc họng bị khích thích gây sưng và ngứa.
  • Môi và lưỡi bị sưng.
  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thường gặp nhất là biểu hiện đau bụng, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.
Triệu chứng dị ứng bạc hà
Dị ứng bạc hà có thể gây sốc phản vệ. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết của sốc phản vệ là sưng môi.

Nếu da chạm vào bạc hà có thể gây viêm da tiếp xúc dẫn đến các phản ứng sau:

  • Da bị ngứa và triệu chứng ngứa ngày càng nặng.
  • Xuất hiện những đốm đỏ trên da.
  • Những nốt rộp trên da bị bong gây chảy nước, sau đó đóng vảy và sưng.

Trong một số trường hợp, phản ứng với bạc hà nặng có thể gây sốc phản vệ. Đây là một trong những hội chứng nguy hiểm khiến hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nghiêm trọng hơn, triệu chứng này có thể gây tử vong.

Do đó, khi thấy các dấu hiệu của sốc phản vệ như da nhợt nhạt, môi và lưỡi sưng tấy, tăng nhịp tim, chóng mặt, huyết áp giảm một cách đột ngột, ngất xỉu,… người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Chẩn đoán

Trước khi chẩn đoán và đưa ra kết luận bệnh, bác sĩ sẽ xem xét một số yếu tố trước. Những yếu tố đó bao gồm triệu chứng xuất hiện của bệnh, tiền sử gia đình có bị dị ứng hay không, khám sức khỏe,… Ngoài ra, họ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thử nghiệm chích da hay xét nghiệm máu.

  • Thử nghiệm da: Xét nghiệm này sẽ giúp xác định phản ứng của cơ thể với một loại chất gây dị ứng nào đó trong khoảng thời gian ngắn.
  • Xét nghiệm máu: Giúp đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với một loại thực phẩm cụ thể bằng cách đo kháng thể liên quan đến dị ứng, kháng thể này được gọi là immunoglobulin E (IgE). Đối với loại xét nghiệm này, mẫu máu sẽ được lấy và gửi đến phòng thí nghiệm y tế để kiểm tra.

Tham khảo thêm: Dị Ứng Khi Ăn Thịt Gà : Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Điều trị dị ứng như thế nào?

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như thuốc kháng histamine để cải thiện tình trạng dị ứng. Những loại thuốc này có thể giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay sau khi tiếp xúc với thực phẩm chứa bạc hà gây dị ứng.

Tuy nhiên, thuốc kháng histamin không có tác dụng trong việc điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, trong trường hợp dị ứng gây sốc phản vệ, người bệnh cần tiêm epinephrine khẩn cấp. Đồng thời, đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh tình huống nguy kịch đến tính mạng.

Điều trị dị ứng bạc hà
Nên tránh xa những sản phẩm chứa bạc hà, trong đó có tinh dầu bạc hà.

Bên cạnh việc dùng thuốc, một trong những cách duy nhất và hiệu nghiệm nhất để tránh dị ứng bạc hà là người bệnh nên tránh xa tất cả các sản phẩm có chứa bạc hà như:

  • Đồ uống có bạc hà như mojito và julep.
  • Kẹo, bánh chứa bạc hà.
  • Kem bạc hà.
  • Thạch, trà bạc hà
  • Kem đánh răng bạc hà.
  • Dầu gội, nước hoa chứa bạc hà.
  • Gel làm mát da bạc hà.
  • Thuốc trị viêm họng có hương bạc hà.
  • Son dưỡng môi, kem trị đau cơ chứa bạc hà.

Dầu gió chiết xuất từ bạc hà có công dụng trong việc giải cảm lạnh thông thường, làm giảm đau. Nhưng nếu bạn bị dị ứng với bạc hà, tốt nhất nên tránh xa chúng.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên loại bỏ những cây thảo dược sau đây ra khỏi danh sách dùng hàng ngày. Bởi chúng chứa một số hoạt chất tương tự như trong bạc hà, có thể gây kích ứng:

  • Lá kinh giới.
  • Cây húng quế.
  • Cây mê điệt.
  • Rau oregano.
  • Hoa oải hương.
  • Hiền nhân.
  • Cây xạ hương.

Những thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất cứ câu hỏi nào về dị ứng bạc hà, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng sưng phù mặt và cách điều trị

Bị Dị Ứng Sưng Phù Mặt: Cách Khắc Phục Hiệu Quả An Toàn

Bị dị ứng sưng phù mặt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Để khắc phục tình trạng...

dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt và cách xử lý

Da mặt là vùng da nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu...

Dị ứng thức ăn ở trẻ

Dị ứng thức ăn ở trẻ: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thức ăn ở trẻ là tình trạng mà rất nhiều bé gặp phải, nhất là những bé dưới...

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có hiệu quả không?

Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ...

Hiện tượng dị ứng lúa mì tuyệt đối không được xem thường

Dị ứng lúa mì là một loại dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì. Phản ứng dị ứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *