VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong phóng sự mới nhất. [Đọc ngay]

Xét nghiệm dị ứng: Tổng quan, mục đích và rủi ro có thể gặp

Xét nghiệm dị ứng là xét nghiệm được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giúp xem xét cơ thể có phản ứng dị ứng với chất nào hay không. Các hình thức xét nghiệm dị ứng thường được ứng dụng bao gồm nghiệm pháp da, xét nghiệm máu hoặc một chế độ ăn loại trừ.

Xét nghiệm dị ứng là gì
Xét nghiệm dị ứng giúp chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng ở bạn, từ đó có hướng điều trị và phòng ngừa thích hợp.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm dẫn đến tình trạng cơ thể phản ứng thái quá với các tác nhân từ bên ngoài. Và các triệu chứng nổi bật xuất hiện do phản ứng này gây ra đó là:

  • Chảy nước mũi, chảy nước mắt.
  • Hắt xì.
  • Hốc xoang bị chặn gây nghẹt mũi.
  • Ngứa mũi.

II. Các loại chất nào gây dị ứng?

Chất gây dị ứng bao gồm 3 chất chính:

  • Chất gây dị ứng hít vào: Là những chất gây dị ứng thông qua mũi hoặc cổ họng, phổ biến nhất là phấn hoa.
  • Chất gây dị ứng ăn vào: Chất dị ứng có trong thực phẩm như đậu phộng, hải sản, đậu nành.
  • Chất gây dị ứng do tiếp xúc: Các chất này thường là tiếp xúc qua da để tạo phản ứng dị ứng.

III. Tại sao bạn cần tiến hành thực hiện xét nghiệm dị ứng?

Theo thống kê của đại học Dị ứng, Suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, dị ứng gây ảnh đến hơn 50 triệu người sống ở Mỹ. Trong đó nguyên nhân gây dị ứng phổ biến chủ yếu là chất gây dị ứng hít vào. Ngoài ra, dị ứng theo mùa hay sốt cỏ khô là một trong những phản ứng dị ứng với phấn hoa gây ảnh hưởng hơn 40 triệu người Hoa Kỳ.

Các tổ chức Dị ứng Thế giới ước tính, có đến 250.000 trường hợp tử vong mỗi năm do dị ứng làm tăng nguy cơ bùng phát hen suyễn đột ngột. Nhưng các chuyên gia cho biết, hen suyễn chỉ được coi là quá trình của bệnh dị ứng. Do đó, người bệnh có thể tránh tử vong nếu biết cách chăm sóc dị ứng đúng cách.

Vì vậy, bệnh nhân nên tiến hành xét nghiệm dị ứng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, có hướng điều trị và phòng tránh dị ứng tái phát, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.

IV. Trước khi thực hiện xét nghiệm dị ứng bạn cần chuẩn bị những điều gì?

Trước khi tiến hành kiểm tra dị ứng, bác sĩ sẽ đặt ra một vài câu hỏi về lối sống, gia đình,… để tìm nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, họ sẽ yêu cầu bạn ngưng sử dụng một vài loại thuốc trước hoặc sau khi xét nghiệm dị ứng. Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bao gồm:

  • Thuốc chống dị ứng không kê đơn hoặc theo toa.
  • Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày, nhất là chứng ợ nóng như famotidine (Pepcid).
  • Thuốc điều trị bệnh hen suyễn như omalizumab (Xolair).
  • Thuốc chống trầm cảm amitriptyline (Elavil).
  • Thuốc diazepam (Valium), benzodiazepin, lorazepam (Ativan).

V. Phương pháp xét nghiệm dị ứng

Xét nghiệm dị ứng có thể liên quan đến xét nghiệm máu và xét nghiệm da. Cụ thể:

1/ Xét nghiệm da

Các xét nghiệm da thường được sử dụng để xác định chất gây dị ứng tiềm năng như dị ứng tiếp xúc, không khí và thực phẩm. Kiểm tra da thường được thực hiện tại văn phòng của bác sĩ. Thông thường, bài kiểm tra sẽ không gây mất quá nhiều thời gian, tầm 20 – 40 phút. Có một số xét nghiệm có thể cho kết quả ngay lập tức nhưng số khác thường phải mất vài ngày. Điều này còn tùy thuộc vào chất gây dị ứng với cơ địa của mỗi người.

Xét nghiệm dị ứng qua da
Xét nghiệm các vết xước có thể được thực hiện nhiều chất gây dị ứng trong cùng một lần thử.

Xét nghiệm da thường có 3 loại xét nghiệm da đó là kiểm tra vết xước, trong da và bản vá. Chẳng hạn như:

#. Xét nghiệm vết xước trên da (chích da)

Xét nghiệm vết xước trên da hay còn gọi là xét nghiệm đâm thủng da hoặc trầy xước. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra các phản ứng dị ứng của cơ thể với 40 chất khác nhau trong cùng một lúc. Thử nghiệm này thường được các chuyên viên y tế thực hiện để xác định dị ứng với phấn hoa, thức ăn, mạt bụi nhà và lông động vật.

Ở người lớn, xét nghiệm vết xước trên da thường được thực hiện ở cẳng tay. Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ kiểm tra ở lưng trên. Thử nghiệm trầy xước thường không gây đau, không gây chảy máu hay khó chịu. Sau khi khử trùng vùng da cần kiểm tra bằng cồn, y tá sẽ vẽ những vết nhỏ trên da và bôi vào đó chất gây dị ứng dưới dạng dung dịch. Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một chiếc kim lancet châm vào chất gây dị ứng vào bề mặt da. Mỗi kim châm được sử dụng cho một chất dị ứng.

Sau khi tiến hành thử nghiệm chích da, bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của làn da trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu da xuất hiện vết đỏ hoặc bị sưng, ngứa da cục bộ trên vùng thử nghiệm, chắc chắn bạn bị dị ứng với chất gây dị ứng cụ thể đó.

#. Xét nghiệm trong da

Bác sĩ sẽ sử dụng một lượng nhỏ chất gây dị ứng tiêm ngay vào vùng da trên cánh tay của bạn. Sau khi tiêm khoảng 15 phút nếu thấy xuất hiện các phản ứng dị ứng ngay tại vùng tiêm, chứng tỏ bạn bị dị ứng với chất đó. Thông thường, xét nghiệm trong da chỉ được dùng để kiểm tra dị ứng với nọc độc của côn trùng và thuốc penicillin.

#. Kiểm tra bản vá

Cách làm này thường được áp dụng để xác định các chất cụ thể có gây dị ứng da (viêm da tiếp xúc). Đối với kiểm tra bản vá thường không sử dụng kim châm. Thay vào đó, các chất gây dị ứng sẽ được bôi vào miếng dán và được đặt lên da tay hoặc lưng trong vòng 38 giờ. Thử nghiệm này có thể giúp chẩn đoán dị ứng của da với 20 hay 30 chất gây dị ứng trong cùng một lần kiểm tra. Tuy nhiên, thời gian có thể phát hiện phản ứng dị ứng thường hơi chậm có thể mất từ vài ngày đến vài tuần.

Sau thời gian quy định mảnh vá sẽ được gỡ bỏ. Nếu da bị kích thích tại vị trí dán, có thể bạn bị dị ứng. Thử nghiệm bản vá thường được dùng để kiểm tra dị ứng của thuốc, chất bảo quản, phấn hoa, thuốc nhuộm tóc, kim loại, nhựa,…

⇒ Lưu ý: Nếu kết quả xét nghiệm da dương tính, điều này có nghĩa bạn bị dị ứng với một chất cụ thể nào đó. Ngược lại, kết quả âm tính, chứng tỏ bạn không bị dị ứng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ một điều, kiểm tra da không phải lúc nào cũng chính xác. Bởi chúng có thể cho kết quả bạn không bị dị ứng (dương tính giả) nhưng vẫn áp dụng bài kiểm tra đó trong những thời điểm khác nhau, cơ thể bạn lại xảy ra phản ứng dị ứng. Hoặc trong một số trường hợp, cơ thể sẽ phản ứng tích cực với một chất gây dị ứng nào đó trong thời gian thử nghiệm nhưng lại không phản ứng với chất đó trong cuộc sống hàng ngày.

2/ Xét nghiệm máu

Nếu phản ứng dị ứng trở nên nghiêm trọng, các nghiệm pháp da không mang lại kết quả chẩn đoán. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm máu. Thông thường, máu được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm sự hiện diện của các kháng thể đặc hiệu (IgE, IgG) gây dị ứng.

Xét nghiệm dị ứng máu
Phương pháp xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện của kháng thể đặc hiệu gây dị ứng

Sự hiện diện của các kháng thể đặc hiệu được thực hiện bằng cách sử dụng biện pháp xét nghiệm liên kết với men (ELISA). Hoặc cũng có thể sử dụng xét nghiệm mẫu phóng xạ dị ứng radioallergosorbent (RAST). Tuy nhiên, phương pháp này cho đến nay đã khá cũ nên rất hiếm khi được sử dụng.

Không giống như xét nghiệm da, ưu điểm nổi bật của xét nghiệm máu là thường cho kết quả chính xác ngay cả khi người bệnh có dùng thuốc ngăn chặn phản ứng da hay thuốc chống dị ứng. Thế nhưng, nhược điểm của thử nghiệm này là tốn quá nhiều thời gian để đưa ra chẩn đoán.

VI. Những rủi ro có thể xảy ra sau khi xét nghiệm dị ứng

Sau khi thực hiện các xét nghiệm dị ứng, vùng da thử nghiệm có thể bị ngứa nhẹ và đỏ. Đôi khi, xuất hiện những vết sưng trên da. Những triệu chứng này có thể khỏi sau đó vài giờ hoặc kéo dài vài ngày sau đó. Người bệnh có thể sử dụng kem steroid điều trị tại chỗ để làm giảm bớt các biểu hiện khó chịu này.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xét nghiệm có thể gây một vài phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được điều trị bằng y tế. Đây chính là lý do giải thích vì sao các xét nghiệm dị ứng thường được thực hiện ở cơ sở uy tín, có đầy đủ thuốc và thiết bị. Đặc biệt là có cả epinephrine điều trị sốc phản vệ, vì phản ứng dị ứng này có thể là mối nguy đe dọa đến tính mạng.

Các xét nghiệm dị ứng có thể tiềm ẩn những rủi ro. Do đó, sau khi rời khỏi văn phòng bác sĩ, nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên gọi ngay cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng chi tiết nhất

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dai dẳng và rất dễ tái phát. Việc áp...

Hội chứng phù Quincke: Bệnh dễ nhầm lẫn là nổi mề đay

Hội chứng phù Quincke là gì? Tại sao đa số người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề...

Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả

Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả

Thuốc bôi chống dị ứng thời tiết là lựa chọn của nhiều người bệnh nhằm kiểm soát nhanh các triệu...

Bị viêm da dị ứng có khỏi được không bác sĩ?

Mỗi năm, các bệnh viện đều tiếp nhận một số lượng đáng kể bệnh nhân mắc các vấn đề về...

Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

Sử dụng bỉm kém chất lượng hoặc dùng sai cách có thể khiến trẻ bị dị ứng. Nguyên nhân có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.