Mẹo dùng lá bạc hà trị ho đơn giản, hiệu quả tại nhà
Lá bạc hà trị ho là một phương thức giảm thiểu cảm giác ngứa họng và ho hiệu quả. Loại thảo dược này không chỉ tốt cho những người bị ho, mà còn có công dụng điều trị cảm lạnh và hen suyễn tương đối hiệu quả.
Công dụng điều trị ho của lá bạc hà
Bạc hà là loại thảo mộc phổ biến được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt. Bạc hà có vị cay, mùi thơm đặc trưng và tính mát. Bên trong lá có chứa tinh dầu Methol – Một chất quan trọng quyết định đến những công dụng mà bạc hà đem đến cho sức khỏe và đời sống con người.
Bạc hà có mùi rất mạnh, chính vì vậy, nó giúp người bệnh cảm thông đường thở. Đồng thời, hương thơm của bạc hà cũng giúp người bệnh được thư giãn hơn. Lá bạc hà hoạt động như một loại chất kháng khuẩn, giúp tiêu đờm, giảm ho. Đặc tính chống vi khuẩn của bạc hà cũng giúp giảm viêm cho đường hô hấp.
Những người không bị ho cũng vẫn có thể sử dụng bạc hà như một biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bên trong lá bạc hà có chứa acid rosmarinic, với công dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn sự ảnh hưởng của các chất hóa học đến với hệ hô hấp. Vì vậy, sử dụng lá bạc hà hàng ngày đem đến hiệu quả điều trị ho rất rõ rệt.
4 cách trị ho bằng lá bạc hà đơn giản
1. Sử dụng tinh dầu bạc hà để giảm ho
Bạc hà là một trong những loại lá điển hình được sử dụng để bào chế nên tinh dầu. Khi bị ho, người bệnh chỉ cần nhỏ 1 giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm, sau đó xông hơi. Người bệnh hít phần hơi nước từ tinh dầu bạc hà bằng miệng, sau đó thở ra bằng mũi. Phương pháp này được xem là tốt cho cả cổ họng và mũi, giúp ngăn ngừa và chữa cảm lạnh hiệu quả.
2. Uống trà bạc hà giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Nếu những cơn ho và cảm lạnh thường xuyên làm phiền bạn, hãy thử uống một ít trà bạc hà. Loại trà này không chỉ giúp giảm thiểu những triệu chứng của bệnh, mà còn làm tăng cường khả năng miễn dịch và hạn chế bệnh quay lại.
Người bệnh có thể sử dụng trà bạc hà mua sẵn ở cửa hàng, hoặc tự mình pha một ly trà bạc hà từ lá bạc hà tự nhiên. Cách thức pha như sau:
- Chuẩn bị một ít lá bạc hà, hương nhu, gừng, tiêu và mật ong.
- Nghiền nát hỗn hợp lá bạc hà và hương nhu. Sau đó cho chúng vào 1 cốc nước sôi
- Nghiền nát tiêu cùng gừng và tiếp tục cho vào cốc nước sôi.
- Đun hỗn hợp cho đến khi lá bạc hà chuyển sang màu nâu
- Cuối cùng, lọc trà để lấy nước và thêm một ít mật ong để trà ngọt, dễ uống hơn.
3. Để cây bạc hà trong nhà nếu người bệnh thường xuyên bị ho và cảm lạnh
Tình trạng ho và cảm lạnh xuất hiện thường xuyên gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Hãy thử trồng cây bạc hà và để trước cửa sổ. Theo nhiều chuyên gia, cách này có thể giúp ngăn ngừa sự quay lại của bệnh cảm lạnh, ho. Đồng thời, xua đuổi nhiều loại côn trùng gây bệnh như muỗi và giúp không khí được trong lành, thư giãn hơn.
4. Bổ sung lá bạc hà vào chế độ ăn
Lá bạc hà có mùi thơm, vị cay và rất thích hợp sử dụng kèm với nhiều loại đồ ăn khác nhau. Bổ sung lá bạc hà vào chế độ ăn giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, không chỉ điều trị ho hiệu quả mà còn giúp ngăn ngừa bệnh xuất hiện.
Những lưu ý khi sử dụng lá bạc hà trị ho
- Người bị đau dạ dày nên thận trọng khi sử dụng trà bạc hà: Trà bạc hà có thể khiến cho người bệnh gặp nhiều triệu chứng của việc bị trào ngược acid. Hãy cân nhắc khi sử dụng lá bạc hà trị ho nếu người bệnh bị đau dạ dày.
- Người đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng lá bạc hà: Ngoài ra, những người đã từng sảy thai, người muốn mang thai cũng không nên sử dụng lá bạc hà.
- Thận trọng với liều lượng bạc hà sử dụng mỗi ngày: Khi pha trà bạc hà, hạn chế cho quá nhiều bạc hà vào hỗn hợp nước sôi. Đồng thời, mỗi ngày chỉ nên sử dụng trà bạc hà từ 2 – 3 lần để trị ho. Việc sử dụng quá liều có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
- Tránh uống trà bạc hà khi bị hen suyễn: Bạc hà được xem là bài thuốc điều trị hen suyễn tốt, nhưng trà bạc hà thì không tốt cho người bị hen.
- Hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng lá bạc hà cùng với các loại thuốc điều trị ho: Trong một vài trường hợp, lá bạc hà có thể gây nên những tương tác thuốc. Chính vì vậy, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Những thông tin do Thuốc Dân Tộc cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế những chẩn đoán chuyên môn từ phía các bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Dị ứng bạc hà: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Các loại thuốc Tây trị ho tốt nhất và lưu ý khi dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!