Dị ứng theo mùa: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Tình trạng dị ứng xảy ra trong một mùa cụ thể được gọi là dị ứng theo mùa. Bệnh lý xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với một chất gây dị ứng bên ngoài môi trường, chẳng hạn như phấn hoa.

Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa dị ứng theo mùa.

dị ứng theo mùa
Dị ứng theo mùa là loại dị ứng phổ biến nhất

Nguyên nhân dị ứng theo mùa

Tương tự như những chứng dị ứng khác, dị ứng theo mùa xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định một chất trong không khí là nguy hiểm, mặc dù chúng vô hại. Đáp ứng miễn dịch bằng cách giải phóng histamin và các hóa chất vào trong máu gây nên phản ứng dị ứng.

Chất gây dị ứng phổ biến nhất là phấn hoa từ thực vật chẳng hạn như cây, cỏ, cỏ dại. Các phấn hoa này có thể tồn tại lâu trong không khí và có đường độ cao nhất vào cuối mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Dị ứng theo mùa ít phổ biến vào mùa đông, tuy nhiên nấm mốc vào cuối thu và trong mùa đông cũng là tác nhân gây dị ứng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng theo mùa

Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng theo mùa:

  • Bị dị ứng hoặc hen suyễn
  • Bị viêm da dị ứng (chàm)
  • Có người thân là cha hoặc mẹ (hay cả cha lẫn mẹ) bị dị ứng, hen suyễn
  • Sống hoặc làm việc trong môi trường nhiều phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi

Triệu chứng dị ứng theo mùa

Các triệu chứng dị ứng theo mùa biểu hiện từ nhẹ đến nặng, phổ biến nhất là:

  • Hắt xì
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt và ngứa
  • Ngữa xoang, họng hay trong ống tai
  • Tắc nghẽn tai

Ngoài ra, còn một số triệu chứng ít phổ biến bao gồm:

  • Đau đầu
  • Khò khè
  • Khó thở
  • Ho

Biến chứng dị ứng theo mùa

Ngoài việc làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến bạn khó ngủ, thường xuyên mệt mỏi, khó chịu trong người thì dị ứng theo mùa có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Hen suyễn nặng hơn, biểu hiện bằng triệu chứng ho, thờ khò khè
  • Viêm xoang do dị ứng theo mùa khiến xoang bị tắc nghẽn kéo dài.
  • Ở trẻ em, dị ứng theo mùa thường gây viêm nhiễm trùng tai giữa.

Chẩn đoán dị ứng theo mùa

Dị ứng theo mùa thường dễ chẩn đoán hơn các loại dị ứng khác. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe, xem xét tiền sử bệnh và đề nghị một trong những xét nghiệm sau đây:

  • Thử nghiệm chích da: được thực hiện bằng cách chích một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào da cánh tay hoặc lưng trên. Theo dõi phản ứng dị ứng trong khoảng vài giờ, nếu bạn bị dị ứng, tại vị trí thực hiện thử nghiệm sẽ phát triển một vết sưng.
  • Xét nghiệm máu: được thực hiện để đo phản ứng của hệ thống miễn dịch với một chất gây dị ứng cụ thể. Xét nghiệm này giúp bác sĩ đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu, được gọi là immunoglobulin E (IgE).

Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể kiểm tra tai, mũi và họng của bạn để xác nhận tính chính xác của chẩn đoán.

điều trị dị ứng theo mùa
Có nhiều biện pháp để điều trị dị ứng theo mùa nhưng nên thăm khám với bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh

Điều trị dị ứng theo mùa

Một số loại thuốc không cần kê toa có thể giúp giảm bớt triệu chứng dị ứng theo mùa. Chúng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin đường uống như loratadin (Claritin, Alavert), cetirizin (Zyrtec Allergy) và fexofenadine (Allegra Allergy). Công dụng của nó là giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, ngứa và chảy nước mắt.
  • Thuốc thông mũi như pseudoephedrine (Sudafed, Afrinol,…), oxymetazoline (Afrin) và phenylephrine (Neo-Synephrine) giúp giảm nghẹt mũi và giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc thông mũi trong nhiều ngày liên tục vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
  • Thuốc xịt mũi như Cromolyn natri giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng.
  • Thuốc kết hợp giữa thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi như loratadine-pseudoephedrine (Claritin-D) và fexofenadine-pseudoephedrine (Allegra-D).

Bên cạnh đó, rửa sạch mũi bằng dung dịch nước muối là cách nhanh nhất để giảm nghẹt mũi. Rửa trực tiếp giúp lấy đi chất nhầy và chất gây dị ứng từ mũi của bạn.

Một số biện pháp tự nhiên cũng đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa. Phương pháp điều trị này bao gồm chiết xuất từ cây bụi bơ và tảo xoắn (loại tảo khô). Tuy nhiên, lợi ích và sự an toàn vẫn chưa rõ ràng.

Ngoài ra, còn có tuyên bố cho thấy châm cứu cũng là một cách giúp làm giảm triệu chứng dị ứng theo mùa. Nhưng tốt nhất, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị thay thế nào.

Ngăn ngừa dị ứng theo mùa

Để ngăn ngừa dị ứng theo mùa, cách tốt nhất là bạn phải lên kế hoạch kiểm soát những tác nhân gây dị ứng.

Để giảm tiếp xúc với những thứ gây dị ứng theo mùa, bạn nên:

  • Ở trong nhà vào những ngày trời khô, nhiều gió.
  • Thời gian tốt nhất để bạn đi ra ngoài là sau một cơn mưa, lúc này phấn hoa trong không khí đã được làm sạch.
  • Thường xuyên cắt cỏ, nhổ cỏ để loại bỏ chất gây dị ứng
  • Tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ phấn hoa khỏi da và tóc sau khi đi ra ngoài về
  • Không phơi đồ bên ngoài trời vì phấn hoa có thể bám vào
  • Đóng cửa và cửa sổ vào ban đêm để hạn chế phấn hoa
  • Tránh hoạt động ngoài trời vào thời điểm có nhiều phấn hoa
  • Giữ không khí trong nhà luôn sạch sẽ bằng cách sử dụng điều hòa, bộ lọc, máy hút ẩm

Trên đây là những thông tin cần biết về dị ứng theo mùa, nếu nhận diện được các triệu chứng thì hãy thăm khám và điều trị với bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Tham khảo thêm: Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

7 nguyên nhân gây ngứa lông mi và cách điều trị phù hợp

Ngứa lông mi là hiện tượng thường gặp, nó có thể là triệu chứng của bệnh lý do dị ứng...

Vì sao bị dị ứng bao cao su? Cách nhận biết, xử lý

Bao cao su được xem là một trong những "trợ thủ đắc lực" được các cặp vợ chồng lựa chọn...

Dấu hiệu dùng mỹ phẩm không hợp và cách xử lý

Dấu hiệu dùng mỹ phẩm không hợp và nên dừng ngay

Có cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, xuất hiện các bong bóng nhỏ trên da, da khô, dễ bong...

Bị mẩn ngứa kiêng ăn gì để phòng tránh?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng...

Dị ứng mỹ phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện tượng nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, ngứa da... là những triệu chứng thường gặp khi bạn bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *