Các loại dị ứng phấn hoa thường gặp và cách điều trị

Dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với cơ thể tiếp xúc với các loại hoa. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng khó lường, làm tăng phản ứng hen suyễn, gây khó thở, thậm chí sốc phản vệ. Vì thế người bệnh cần hiểu rõ về căn bệnh này để biết cách ứng phó và phòng tránh kịp thời.

Dị ứng phấn hoa là gì?

Thông thường, nhiệm vụ chính của hệ miễn dịch là chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài để tránh bệnh tật, chẳng hạn như vi khuẩn và vi rút. Tuy nhiên, ở những người bị dị ứng, hệ miễn dịch xác định nhầm phấn hoa vô hại là tác nhân xâm nhập nguy hiểm. Chính vì thế, chúng sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại các tác nhân này và gây nên hiện tượng dị ứng.

Một số trường hợp bị dị ứng phấn hoa cả năm nhưng số khác chỉ dị ứng trong những thời điểm nhất định trong năm. Điển hình, người bị dị ứng với hoa thường bị ảnh hưởng nhiều nhất vào đầu mùa thu và cuối mùa xuân. Còn với người nhạy cảm với hoa bạch dương, triệu chứng dị ứng thường gia tăng khi mùa xuân đến.

Dị ứng phấn hoa có thể gây ảnh hưởng lên cả người lớn và trẻ em. Bởi theo thống kê của Học viện Dị ứng, Suyễn và Miễn dịch học của Hoa Kỳ (AAAAI), có khoảng 8% người trưởng thành mắc phải. Và theo khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ thực hiện vào năm 2014 ở trẻ em về dị ứng cũng đưa ra tỷ lệ phần trăm tương tự.

Các triệu chứng do dị ứng phấn hoa gây ra thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nhưng chúng ta có thể giải quyết bằng cách sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

"<yoastmark

Các loại dị ứng phấn hoa thường gặp

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thực vật học, có hàng trăm loại thực vật có thể giải phóng phấn hoa vào không khí và gây kích hoạt phản ứng dị ứng. Dưới đây là một số loại dị ứng với hoa phổ biến:

#1. Dị ứng phấn hoa bạch dương

Phấn hoa bạch dương là một trong những chất gây dị ứng trong không khí khá phổ biến vào mùa xuân. Khi hoa nở, chúng giải phóng những hạt phấn nhỏ li ti và được gió thổi bay vào không khí. Một cây bạch dương có thể tạo ra 5 triệu phấn hoa và khoảng cách chúng di chuyển cách cây bố mẹ là 91,44 m.

#2. Dị ứng phấn hoa Ragweed

Dị ứng phấn hoa tiếng Anh
Có người bị dị ứng với hoa quanh năm nhưng số khác lại chỉ bị theo mùa. Điều này phụ thuộc vào loại hoa mà họ dị ứng.

Cây Ragweed được xem là thủ phạm chính gây dị ứng giữa các loại cỏ dại. Chúng hoạt động mạnh nhất giữa những tháng cuối mùa thu và xuân. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào vị trí, cây Ragweed có thể bắt đầu rải phấn hoa và cuối tháng 7 và tiếp tục vào tháng 10. Phấn hoa của cây này có thể đi xa hàng trăm dặm.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

#3. Dị ứng phấn hoa sồi

Cũng giống như phấn hoa của cây bạch dương, phấn hoa của cây sồi cũng được gửi gắm vào không khí trong mùa xuân thông qua ngọn gió. Loại phấn hoa này thường gây phản ứng kích ứng nhẹ hơn. Tuy nhiên, chúng tồn tại trong không khí lâu hơn những loại phấn hoa khác. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của một số người bệnh.

#4. Dị ứng phấn hoa cỏ

Hoa cỏ được coi là một trong những tác nhân gây dị ứng vào mùa hè. Chúng phát tán trong không khí và gây nên nhiều triệu chứng nghiêm trọng, khó điều trị. Tuy nhiên, theo báo cáo của AAAAI, một số loại thuốc chống dị ứng hoặc mũi tiêm dị ứng có thể mang lại kết quả cao trong việc kiếm soát các triệu chứng dị ứng phấn hoa cỏ.

III. Các triệu chứng của dị ứng phấn hoa là gì?

Người bệnh bị dị ứng thường xuyên gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Áp lực xoang gây đau mặt.
  • Ngứa mũi và mắt, chảy nước mắt.
  • Niêm mạc họng bị kích ứng gây ngứa và ho.
  • Phát ban.
  • Vị giác và khứu giác bị giảm.
  • Phản ứng hen suyễn tăng.

IV. Làm thế nào để phát hiện?

Có thể chẩn đoán dị ứng phấn hoa qua các biểu hiện bên ngoài và thông tin tiền sử. Tuy nhiên, để chắc chắn xác định đúng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm dị ứng như xét nghiệm da, xét nghiệm máu.

V. Điều trị như thế nào?

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị dị ứng phấn hoa. Cũng giống như các bệnh dị ứng khác, người bệnh nên tránh xa chất gây dị ứng. Tuy nhiên, phấn hoa luôn tồn tại trong không khí rất khó để tránh. Do đó, các bạn có thể giảm thiểu tình trạng phơi nhiễm phấn hoa bằng các biện pháp đơn giản dưới đây:

  • Trong những ngày lộng gió, nhất là mùa phấn hoa nở rộ, người bệnh nên ở trong nhà. Nếu vẫn muốn ra ngoài, bạn nên đeo khẩu trang bảo vệ.
  • Đóng kín cửa sổ và cửa chính khi lượng phấn hoa ngoài trời tăng cao.
  • Dùng thuốc phòng tránh dị ứng.
Dị ứng phấn hoa uống thuốc gì?
Tùy thuộc vào triệu chứng dị ứng ở mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị không giống nhau.

Nếu đã áp dụng những biện pháp đơn giản trên nhưng triệu chứng bệnh vẫn không được kiểm soát, bạn nên dùng các loại thuốc điều trị này:

#1. Dùng thuốc không kê đơn

Một số loại thuốc kháng histamin sẽ rất hữu ích trong trường hợp dị ứng phấn hoa. Chúng giúp ngăn chặn sản xuất hoạt chất gây dị ứng của cơ thể, giúp làm giảm các triệu chứng sưng phù các mô trong mũi.

Nếu dị ứng gây nghẹt mũi, thuốc thông mũi có thể giúp người bệnh dễ dàng thở hơn. Hoặc bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc xịt mũi để giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng.

#2. Thuốc theo toa

Nếu thuốc không kê đơn không hoạt đông, người bệnh hãy nói chuyện với bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị khác mạnh hơn. Một số loại thuốc có tác dụng giúp kìm hãm quá trình sản sinh hoạt chất trung gian gây dị ứng. Trong khí đó, một vài loại khác dùng chuyên dụng để điều trị dị ứng do cỏ gây ra.

#3. Thuốc tiêm

Nếu thuốc uống không giúp gia giảm triệu chứng, thuốc tiêm có thể hữu ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào loại dị ứng phấn hoa và tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định việc tiêm thuốc với loại thuốc và liều lượng khác nhau.

Tham khảo thêm: Ăn cua bị dị ứng: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?

VI. Biện pháp khắc phục dị ứng phấn hoa ngay tại nhà

Người bệnh có thể khắc phục và giảm triệu chứng dị ứng ngay tại nhà bằng một loạt những biện pháp sau:

  • Giặt đồ, ga trải giường, mền bằng xà phòng ít nhất 1 lần mỗi tuần.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi đi ngủ hoặc ở ngoài vào để loại bỏ phấn hoa tích tụ trên tóc và da gây dị ứng.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín cửa sổ và cửa chính khi tới mùa phấn hoa.
  • Sử dụng các bộ lọc HEPA đặt trong các lỗ thông gió điều hòa để giúp lọc phấn hoa ra khỏi hệ thống không khí.

Một số biện pháp khắc phục tại nhà khác có thể giúp chống lại dị ứng phấn hoa như:

  • Dùng một số loại trà thảo mộc có nguồn gốc từ tự nhiên như trà cây gingko, tầm ma, cỏ ba lá đỏ,… để làm dịu tình trạng dị ứng.
  • Uống viên nang thảo dược như Euphrasia và Allium cepa.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ mũi và miệng. Cách làm này có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh.

Các biện pháp điều trị tại nhà cho đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào chứng minh chúng hiệu quả. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lưu truyền những cách này hữu ích đối với một số người. Vì vậy, người bệnh có thể thực hiện. Nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và ngăn bệnh chuyển biến xấu, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Nổi mẩn ngứa 2 bên nách có thể liên quan đến một số bệnh về da

Nổi mẩn ngứa 2 bên nách là bệnh gì? Phải làm sao?

Vùng da ở nách là khu vực da rất dễ gặp phải các triệu chứng mẩn ngứa vì nó mỏng...

Ngứa lòng bàn tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Lòng bàn tay bị ngứa ngáy có thể là do thay đổi thời tiết hay rối loạn nội tiết tố....

Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị

Trẻ nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với một làn da nhạy cảm và mỏng manh, trẻ nổi mề đay ban đêm là tình trạng không phải...

Dị Ứng Khi Ăn Thịt Gà : Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Dị ứng thịt gà được các chuyên gia đánh giá là không phổ biến nhưng không đồng nghĩa với việc...

Dị ứng xi măng: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng xi măng là một dạng dị ứng khá hiếm gặp, tuy nhiên lại có thể gây ra những...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *