Dị ứng mùa hè: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Không chỉ mùa thu, xuân, bạn mới xuất hiện triệu chứng của dị ứng như ngứa ngáy, hắt hơi, sụt sịt mà ngay cả vào ngày nóng bức như hiện nay, nguy cơ bạn bị dị ứng thời tiết mùa hè cũng rất cao.

Dị ứng mùa hè xảy ra khi hệ miễn dịch xác định một chất trong môi trường có hại và gây nguy hiểm cho cơ thể. Chúng sẽ kích thích cơ thể giải phóng histamin, hình thành nên hàng loạt các phản ứng dị ứng ở người.

dị ứng thời tiết màu hè
Dị ứng mùa hè xảy ra khi hệ miễn dịch xác định một chất trong môi trường có hại và gây nguy hiểm cho cơ thể.

Nguyên nhân gây dị ứng mùa hè

Nguyên nhân gây dị ứng mùa hè rất đa dạng, bao gồm:

1. Do phấn hoa

Ở nhiều quốc gia, quá trình thụ phấn hoa thường bắt đầu vào mùa xuân và kéo dài cho đến hết tháng 2. Tuy nhiên, đối với những đất nước có khí hậu nhiệt đới, quá trình này có thể kéo dài cho đến tháng 11, tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng dị ứng.

2. Do cây cối

Một trong những tác nhân gây dị ứng mùa hè phổ biến đó là cây cối, cỏ dại như: cây thường xuân độc, cây sồi (phổ biến ở quốc gia phương Tây). Nếu bạn bị nhạy cảm với loại thực vật trên, khi tiếp xúc với chúng, da của bạn sẽ xuất hiện một số phản ứng như phát ban đỏ, ngứa rát…

3. Môi trường ô nhiễm

Ô nhiễm không khí vào mùa hè có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến  gây nên phản ứng dị ứng. Lúc này, khí ozon (chất được sinh ra do phản ứng của ánh nắng mặt trời với hai chất hydrocarbon và nitrogen oxide được thải ra từ khói xe, nhà máy…) tồn tại trong không khí. Khi nhiệt độ tăng cao, nồng độ ozon trong không khí cũng tăng theo. Việc hít nhiều khí Ozon có thể kích hoạt phản ứng dị ứng.

4. Do côn trùng

Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho côn trùng sinh trưởng và phát triển. Bạn có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như như ngứa nhẹ, sưng quanh khu vực bị đốt nếu như bị một số loài động vật (ong bắp cày, ong vò vẽ, kiến lửa…) đốt. Dị ứng do côn trùng đốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn xuất hiện những triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn, sốc…

Tham khảo thêm: Dị ứng côn trùng: Nguy hiểm hơn bạn tưởng

5. Nấm mốc

Môi trường ẩm ướt như phòng tắm, tầng hầm… là nơi lý tưởng khiến cho bào tử nấm sinh sôi, phát triển. Theo tổ chức Asthma và Allergy của Mỹ, nấm mốc thường xuất hiện nhiều vào thời điểm cuối hạ, lẫn trong không khí nên chúng ta rất dễ vô tình hít phải, gây nên một số triệu chứng dị ứng như thở khò khè, hắt hơi, sổ mũi…

Triệu chứng dị ứng mùa hè

Người bệnh dị ứng thời tiết mùa hè xuất hiện những triệu chứng sau:

triệu chứng dị ứng thời tiết mùa hè
Ho, hắt hơi, sổ mũi… là những triệu chứng phổ biến của dị ứng mùa hè.
  • Sổ mũi
  • Chảy nước mắt
  • Hắt xì
  • Ho
  • Ngứa mắt và mũi
  • Xuất hiện quầng thâm dưới mắt

Cách điều trị bệnh dị ứng mùa hè

Cách khắc phục bệnh dị ứng mùa hè phổ biến nhất là dùng thuốc tây. Theo báo cáo của Viện dị ứng, hen suyễn và miễn dịch Mỹ, các loại thuốc chống dị ứng có thể làm giảm đến 85% triệu chứng bệnh, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3 – 5 năm. Tuy nhiên, cũng có nhiều đối tượng nhận thấy tiến triển ngay trong năm đầu tiên.

Một số thuốc không kê đơn được ứng dụng trong việc điều trị bệnh phổ biến hiện nay là:

  • Thuốc kháng Histamin
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc thông mũi dạng xịt (không dùng quá 3 ngày)
  • Thuốc xịt mũi chứa Corticosteroid
  • Thuốc nhỏ mắt
  • Nước rửa mũi

Nếu các loại thuốc không kê đơn không phát huy tác dụng, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kê toa sau:

  • Thuốc xịt mũi Corticosteroid
  • Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene (LTRAs)
  • Thuốc nhỏ mũi Ipratropium bromide (Atrovent)
  • Giải mẫn cảm (Đây là phương pháp điều trị tự nhiên, được thực hiện bằng cách đưa vào cơ thể một lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới dạng mũi tiêm, thuốc viên nén… để cơ thể làm quen, giúp hệ miễn dịch ít sản sinh chất gây phản ứng dị ứng.)

Đối với chứng dị ứng do côn trùng đốt:

  • Nếu phản ứng dị ứng xảy ra nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm một mũi
  • Đối với trường hợp dị ứng nhẹ, bạn có thể khắc phục bằng cách chườm đá lên vết cắn để giảm sưng, viêm
  • Hãy thử dùng một số loại thuốc giảm đau như: ibuprofen hoặc acetaminophen.
  • Sử dụng thuốc kháng Histamin cho đường uống trong trường hợp có biểu hiện ngứa hoặc bôi một số kem ngoài da như Hydrocortison, Calamine nhằm mục đích tương tự.

Làm thế nào để phòng dị ứng mùa hè?

Các triệu chứng dị ứng mùa hè chỉ được kích hoạt khi gặp tác nhân dị ứng. Để phòng tránh, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau:

  • Hạn chế hoạt động ngoài trời khi mật độ phấn hoa và bụi bẩn trong không khí cao, nhất là vào buổi sáng.
  • Hạn chế phơi quần áo ngoài trời vì phấn hoa có thể sẽ bám vào chúng.
  • Đóng kín cửa sổ và cửa ra vào, sử dụng máy điều hòa có chế độ lọc không khí để hạn chế tác nhân gây hại tiềm ẩn trong môi trường.
  • Vệ sinh chăn ga, gối nệm, các khe, kẽ hở ở giá sách, đầu giường… để loại bỏ mạt bụi, các chất gây dị ứng…
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Thường xuyên hút bụi, làm sạch bộ lọc điều hòa không khí.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với khói, bụi…
  • Độ ẩm trong nhà dao động từ 30 – 50 % là hợp lý vì đây là độ ẩm lý tưởng khiến mạt bụi không gây hại.

Dị ứng mùa hè là bệnh thường xuyên tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý phòng ngừa. Khi biểu hiện dị ứng xuất hiện, nên dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng phiền toái và khó chịu.

Bị dị ứng da bàn tay bàn chân do đâu? Điều trị thế nào?

Hiện tượng dị ứng da bàn tay bàn chân gây ra những cơn ngứa khó chịu, đỏ da… làm ảnh...

Mẹ bị dị ứng sau sinh cần lưu ý những điều này

Mang thai và sinh con là một điều kỳ diệu đối với phụ nữ. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui...

Bị dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Không phải ai cũng nắm rõ khi bị dị ứng nên ăn gì để cung cấp dưỡng chất cần thiết...

dị ứng kem chống nắng

Bị dị ứng kem chống nắng phải làm sao?

Dị ứng kem chống nắng có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy,...

Dị ứng mỹ phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện tượng nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, ngứa da... là những triệu chứng thường gặp khi bạn bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *