Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Trầu Không

Với tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, lá trầu không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Thực hiện cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không có thể làm giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, nghẹt mũi, khó thở,…

chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không có thể làm giảm ho, nghẹt mũi, khó thở,…

Tác dụng của lá trầu không đối với bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi sưng viêm do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, nước xịt phòng,…

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý khá phổ biến, có thể xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm. Bệnh lý này gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở,… Với những tình trạng bệnh nhẹ, một số người bệnh đã tận dụng lá trầu không để làm giảm và cải thiện triệu chứng.

Trầu không là loại thảo dược thân leo, thuộc họ Hồ tiêu. Lá trầu không chứa nhiều thành phần hóa học và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong dân gian, lá trầu không có vị cay, nồng, mùi thơm và tính ấm. Thảo dược này quy vào kinh Phế (phổi) nên có tác dụng khu phong tán hàn và làm loãng đờm.

Ngoài ra, nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho thấy trầu không có khả năng kháng sinh mạnh đối với liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, song cầu khuẩn,…

Với tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, lá trầu không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Từ đó hạn chế được các biến chứng của bệnh như viêm xoang, viêm họng,…

Tuy nhiên lá trầu không là thảo dược thiên nhiên nên cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Vì vậy cách chữa viêm mũi dị ứng này chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và chưa phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Thực hiện bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không

Dưới đây là một số cách dùng lá trầu không để chữa viêm mũi dị ứng đơn giản.

1. Bài thuốc từ lá trầu không và dầu mù tạt

Bài thuốc từ lá trầu không và dầu mù tạt không chỉ thích hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, mà còn được áp dụng cho những người mắc các bệnh lý về phổi như cảm cúm, ho khan, viêm phế quản,…

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, dùng khăn vải lau khô
  • Sau đó tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm
  • Đặt lá trầu không lên ngực sẽ cải thiện tình trạng khó thở và ho

Khi thực hiện cách chữa này, cần tránh để lá trầu không quá sát người. Nhiệt độ cao có thể gây kích ứng và bỏng da.

2. Bài thuốc xông từ lá trầu không

So với bài thuốc trên, bài thuốc xông từ lá trầu không giúp giảm nhanh hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc mũi. Từ đó giúp thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè,…

chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không
Bài thuốc xông từ lá trầu không giúp làm ẩm, dịu và giảm sưng niêm mạc mũi

Thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, vò nát và cho vào nồi
  • Đổ khoảng 1 lít nước vào và đun sôi trong 20 phút
  • Bắc nồi xuồng, cho thêm ít muối và tiến hành xông mũi
  • Nên dùng khăn trùm đầu để hơi nước đi qua niêm mạc mũi và cải thiện các triệu chứng của bệnh

Bài thuốc xông từ lá trầu không có tác dụng làm ẩm và hạn chế kích ứng ở đường hô hấp. Để loại bỏ các dị nguyên, bạn có thể kết hợp với biện pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Thực hiện cách này 1 lần/ ngày liên tục trong vài ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, ho, chảy nước mũi,…

Lưu ý khi thực hiện chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không chữa viêm mũi dị ứng là cách chữa đơn giản nhưng có đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt. Tuy nhiên tác dụng của biện pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp có mức độ nhẹ.

chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không
Cần kết hợp với việc vệ sinh mũi và sử dụng máy tạo độ ẩm để loại bỏ dị nguyên và giảm kích ứng

Nhằm kiểm soát triệu chứng của bệnh và hạn chế rủi ro khi thực hiện, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cần làm sạch lá trầu không trước khi thực hiện bài thuốc.
  • Duy trì cách chữa này trong ít nhất 1 tuần để nhìn thấy hiệu quả.
  • Nếu mũi có hiện tượng đau nhức, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được sử dụng các loại thuốc phù hợp.
  • Một số trường hợp có thể không nhìn thấy hiệu quả khi sử dụng các bài thuốc từ lá trầu không. Tác dụng của thảo dược thiên nhiên phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa từng người. Vì vậy nếu không nhận thấy tác dụng, bạn nên thay thế bằng cách chữa khác.
  • Cần kết hợp với việc vệ sinh mũi thường xuyên và sử dụng máy tạo độ ẩm để loại bỏ dị nguyên, giảm kích ứng và khô niêm mạc.

Nếu mũi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như phù nề, chảy máu hoặc chảy mủ, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không cho trường hợp này có thể khiến bệnh chuyển biến xấu và làm phát sinh các biến chứng khác ở đường hô hấp.

Nếu bị viêm mũi lâu năm, đã áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị bằng lá trầu không mà không khỏi thì nên đổi hướng điều trị bằng thuốc đặc trị để tránh bệnh nặng thêm, gây nên nhiều biến chứng.

Người bệnh có thể tham khảo thêm bài thuốc Thông Xoang Khang Dược của Trung tâm Thuốc dân tộc, giúp chữa khỏi viêm mũi dị ứng sau 1 lộ trình

Bài thuốc đã được nghiên cứu bài bản, có khả năng đặc trị bệnh từ gốc, đảm bảo an toàn, không gây hại sức khỏe. Đặc biệt là không gây phụ thuộc thuốc nên được nhiều người bệnh áp dụng suốt nhiều năm nay.

LIÊN HỆ VỚI BS CHUYÊN KHOA THUỐC DÂN TỘC ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LIỆU TRÌNH PHÙ HỢP NHẤT!

Xem chi tiết: Cách chữa khỏi viêm mũi dị ứng chỉ sau 1 lộ trình bằng Thông Xoang Khang Dược

Trên đây là thông tin về cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không và gợi ý thêm cho bạn. Chúc bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp nhất và nhanh khỏi bệnh.

Không nên lạm dụng, rửa mũi cho trẻ thường xuyên.

Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không? Ngày rửa mấy lần? [CHUYÊN GIA] Mách cách tốt nhất

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên có thể khiến niêm mạc mũi mất đi chất dịch bảo vệ tự nhiên...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y cổ truyền

Đông y chia viêm mũi dị ứng thành 3 thể bệnh, bao gồm thể phong hàn phạm phế, thể phong...

Dùng Máy Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không? Giải Đáp Chi Tiết

Có khoảng 10% - 30% người lớn và 40% đối tượng trẻ em bị viêm mũi dị ứng. Mặc dù...

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Của Ông Bà Xưa

Trong dân gian, chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu là phương thuốc điều trị được nhiều ông bà...

hướng dẫn sử dụng thuốc xịt mũi

Chi tiết cách sử dụng thuốc xịt mũi bạn cần nắm rõ

Thuốc xịt mũi từ lâu đã không còn xa lạ với những ai bị viêm mũi dị ứng (hoặc các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.