Dị ứng đậu nành: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dị ứng đậu nành hoặc thực phẩm từ đậu nành là loại dị ứng thực phẩm thường gặp. Đối tượng dễ bị dị ứng nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện rõ tình trạng dị ứng đậu nành và cách điều trị hiệu quả.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Trong một số ít trường hợp, đậu nành có thể gây ra phản ứng kích ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng nên mọi người nên hiểu rõ về loại dị ứng này.

Nguyên nhân dị ứng đậu nành

Dị ứng đậu nành xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác nhận nhầm protein trong đậu nành có hại cho cơ thể. Hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt sản xuất kháng thể immunoglobulin E (IgE) cho protein đậu nành.

Khi bạn tiếp tục tiếp xúc với đậu nành, các kháng thể này sẽ nhận ra, báo động đến hệ thống miễn dịch để giải phóng histamin, hóa chất khác vào máu. Histamin và các hóa chất gây ra một loại triệu chứng dị ứng.

Ngoài ra, đậu nành là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng dị ứng thực phẩm bị trì hoãn hay hội chứng viêm ruột do protein thực phẩm ở trẻ em. Không giống dị ứng, hội chứng này thường xảy ra vài giờ sau khi tiếp xúc với đậu nành với triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy.

dị ứng đậu nành
Dị ứng đậu nành là một loại dị ứng thực phẩm thường gặp

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng đậu nành

Một số yếu tố khiến bạn có khả năng bị dị ứng đậu nành cao hơn, gồm:

  • Tiền sử gia đình: nếu bạn có cha hoặc mẹ từng bị dị ứng với đậu nành, dị ứng khác như hen suyễn, nổi mề đay thì bạn có nguy cơ dị ứng.
  • Tuổi tác: dị ứng đậu nành thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi, trẻ sơ sinh.
  • Dị ứng khác: những người bị dị ứng với lúa mì, sữa hoặc các thực phẩm khác dễ bị dị ứng đậu nành.

Triệu chứng dị ứng đậu nành

Dị ứng đậu nành tuy khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số người có thể phát triển dị ứng nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Các dấu hiệu dị ứng xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với đậu nành. Triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa trong miệng
  • Nổi mề đay, bong vảy da, ngứa
  • Sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng
  • Thở khò khè, khó thở, sổ mũi
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa
  • Đỏ da

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể sẽ xuất hiện ở những người bị hen suyễn hoặc dị ứng với thực phẩm khác. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:

  • Khó thở do sưng họng
  • Sốc, huyết áp giảm nghiêm trọng
  • Mạch đập nhanh
  • Chóng mặt và mất ý thức

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy điều trị khẩn cấp với bác sĩ nếu như bạn nhận thấy dấu hiệu sốc phản vệ. Trong nhiều trường hợp dị ứng nhẹ nhưng bạn không biết nên làm thế nào thì cũng hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn.

Chẩn đoán

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng rồi thực hiện các xét nghiệm như:

  • Kiểm tra da: thực hiện bằng cách chích một lượng nhỏ protein trong đậu nành vào đa. Nếu bị dị ứng, tại vùng da đó sẽ xuất hiện vết sưng, mề đay.
  • Xét nghiệm máu: được sử dụng để đo lường phản ứng của hệ thống miễn bằng cách đo lượng kháng thể immunoglobulin E (IgE) nhất định trong máu.

Điều trị dị ứng đậu nành

Một số thuốc kháng histamin được chỉ định để làm giảm triệu chứng và kiểm soát phản ứng, giảm bớt sự khó chịu của dị ứng đậu nành. Các thuốc kháng histamin không kê đơn bao gồm: diphenhydramine (Benadryl, Banophen), chlorpheniramine (Chlor-Trimeton, Aller-Chlor), cetirizin (Zyrtec, Equate Allergy Saving) và loratadine (Al).

Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng, hãy nói chuyện với bác sĩ để mang theo thuốc tiêm epinephrine bên người.

điều trị dị ứng đậu nành
Khi bị dị ứng đậu nành, hãy đến thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được điều trị kịp thời

Phòng ngừa dị ứng đậu nành

Khá khó ngăn ngừa dị ứng thực phẩm. Cách duy nhất là cố gắng tránh thực phẩm sản xuất từ đậu nành, nhưng không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng biết được thực phẩm nào chứa, thực phẩm nào không chứa. Do đó hãy đọc nhãn cẩn thận trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào.

Các sản phẩm cần tránh bao gồm:

  • Sữa đậu nành
  • Bột đậu nành
  • Đậu hũ
  • Nước tương
  • Dầu thực vật
  • Kẹo cao su
  • Nước dùng rau
  • Hương liệu tự nhiên
  • Bột ngọt

Dầu đậu nành tinh tế cao không chứa protein đậu nành hay thực phẩm chứa lecithin đậu nành có thể không gây ra phản ứng dị ứng.

Những thông tin trên đây về dị ứng đậu nành chỉ mang tính tham khảo, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhận thấy triệu chứng tương tự, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên môn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ.

Tin bài liên quan

VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của TT Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh. [Xem ngay]

Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Đây là những điều bạn cần phải biết

Nhuộm tóc làm đẹp là nhu cầu của cả nam giới lẫn nữ giới trong cuộc sống hiện đại. Theo...

Dị ứng do hóa chất: Các loại dầu gội, chất tẩy rửa và nhiều thứ khác

Ở một số người, các hóa chất trong dầu gội, chất tẩy rửa và mỹ phẩm có thể kích hoạt...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Một trong số những dạng bệnh dị ứng mà chúng ta có thể gặp phải là bệnh viêm kết mạc...

Tìm hiểu dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.