Những cách chữa viêm da dị ứng phổ biến hiện nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa viêm da dị ứng bằng các phương pháp phù hợp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng hoặc tái phát. Một số phương pháp phổ biến hiện nay như dùng thuốc, quang trị liệu, kết hợp thay đổi lối sống khoa học, vệ sinh da sạch sẽ… 

Cho đến nay, viêm da dị ứng vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, với những biện pháp điều trị y tế dưới đây có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm da.

Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến:

Thuốc không kê đơn

Sử dụng thuốc không kê đơn luôn là sự lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm da dị ứng. Các loại điển hình như:

1. Kem dưỡng da

Bổ sung độ ẩm cho da là một trong những bước cơ bản để điều trị viêm da dị ứng. Dưỡng ẩm đúng cách giúp làm dịu làn da bị khô, cải thiện được triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.

3 giải pháp dưỡng ẩm lâu dài hiệu quả gồm:

  • Lotion: là hỗn hợp của nước và dầu, đây là chất dưỡng ẩm nhẹ nhất mà bạn có thể dễ dàng thoa đều trên da. Hỗn hợp này rất nhẹ, ít gây kích ứng nên phù hợp cho nhiều loại da, bao gồm da nhạy cảm.
  • Kem: là hỗn hợp dạng nửa rắn của dầu và nước. Hàm lượng dầu trong kem cao hơn trong lotion và có nhiều chất làm mềm hơn. Do đó kem sẽ làm ẩm tốt hơn, đặc biệt thích hợp cho da khô mãn tính.
  • Thuốc mỡ: là dạng nửa rắn có hàm lượng dầu rất cao, ít nước hơn lotion và kem. Thuốc mỡ rất ẩm và chứa ít thành phần nên phù hợp nhất với những người có làn da nhạy cảm.

Người bệnh viêm da dị ứng nên bôi kem dưỡng ẩm 1-2 lần/ngày, tùy theo tình trạng khô da.

2. Thuốc Hydrocortisone

Hydrocortisone là loại thuốc bôi ngoài da thuộc nhóm Corticosteroid. Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm, giảm dị ứng,… Thuốc được điều chế dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ tùy theo nhu cầu sử dụng.

Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyên bạn nên điều trị vùng da bị tổn thương bằng thuốc này hai lần mỗi ngày, tốt nhất nên sử dụng ngay sau khi tắm. Tuy nhiên, không được lạm dụng lâu dài để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như teo da, giãn mạch,… Tốt nhất chỉ nên dùng với liều ngắn từ 5 – 7 ngày.

3. Thuốc kháng histamine đường uống

Các loại thuốc kháng histamin đường uống như diphenhydramine (Benadryl) giúp kiểm soát cơn ngứa ngáy hiệu quả do viêm da dị ứng . Đồng thời, hỗ trợ an thần nhẹ, cải thiện giấc ngủ. Dùng các thuốc kháng histamine cũng giúp bệnh nhân hạn chế gãi, chà xát, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tại vị trí viêm da dị ứng.

Gợi ý: Chữa trị bệnh viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Thuốc theo toa chữa viêm da dị ứng

Nếu các giải pháp sử dụng thuốc không kê đơn không làm giảm các triệu chứng viêm da dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kê đơn.

thuốc chữa viêm da dị ứng
Thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn được sử dụng để chữa viêm da dị ứng

1. Steroid tại chỗ

Đối với tình trạng viêm da dị ứng nặng, người bệnh có thể phải cần đến các loại corticosteroid tại chỗ được chia thành 3 nhóm sau đây:

  • Nhóm rất mạnh như diprolene, clobetasol propionat,…chỉ áp dụng cho những mảng thương tổn nhỏ, trong thời gian ngắn để giảm triệu chứng tức thời và nhanh chóng
  • Nhóm mạnh như betamethasone valerete 0,01% hay 0,1% thường được chỉ định cho người lớn tuổi để điều trị toàn thân.
  • Nhóm vừa như dexamethason 0,1%, hydrocortison 1%,…được chỉ định điều trị các thương tổn diện rộng hoặc trên mặt.

Thuốc này thường được chỉ định bôi 1 lần/ngày trong khoảng 10 ngày. Việc tăng liều vượt chỉ định khiến cho việc điều trị không hiệu quả và làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

2. Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (TCIs) là một nhóm thuốc chống viêm tương đối mới. Tuốc có tác dụng điều trị phát ban và ngứa do viêm da dị ứng hiệu quả. Có hai loại thuốc TCI được sử dụng phổ biến trên thị trường là: pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic).

3. Thuốc chống viêm

Dupilumab (Dupixent) – một chất chống viêm dạng tiêm có thể được sử dụng cùng với corticosteroid. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là kiểm soát thương tổn tại chỗ, làm giảm viêm, ngăn ngừa các đợt viêm da mới.

4. Thuốc uống

Một số thuốc uống khác được sử dụng phổ biến để chữa viêm da dị ứng gồm:

  • Corticosteroid đường uống chữa viêm da dị ứng lan rộng, nặng và kháng thuốc.
  • Cyclosporine hoặc interferon chỉ định điều trị viêm da dị ứng nặng
  • Thuốc kháng sinh nếu người bệnh bị nhiễm trùng da

Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm da dị ứng chi tiết và biện pháp phòng tránh

Quang trị liệu chữa viêm da dị ứng

Quang trị liệu là phương pháp điều trị bằng ánh sáng, thường là tia UVA và tia UVB với một bước sóng phù hợp. Nó thường được chỉ định cho bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị khác.

Phương pháp quang trị liệu bao gồm các loại:

  • UVA1 chỉ định cho người viêm da dị ứng cấp tính
  • NB-UVB điều trị viêm da dị ứng mãn tính

Chăm sóc tại nhà cải thiện viêm da dị ứng

Kết hợp với việc điều trị, bệnh nhân cũng cần biết cách để chăm sóc viêm da dị ứng tại nhà để việc hồi phục được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1. Chăm sóc cá nhân

Để giúp giảm thiểu các triệu chứng viêm da dị ứng, người bệnh cũng nên:

  • Tắm trong khoảng 10 – 15 phút là thời gian vừa đủ để làm sạch da mà không khiến da bị khô.
  • Không nên sử dụng nước nóng để tắm vì dễ làm cho da mất độ ẩm, khô và ngứa.
  • Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, không chứa hóa chất, chất tẩy rửa mạnh
  • Nhẹ nhàng với làn da, không nên chà xát quá mạnh
  • Cắt móng tay để tránh làm da bị tổn thương

2. Thay đổi lối sống

Người bệnh viêm da dị ứng nên điều chỉnh một vài thói quen trong sinh hoạt để cải thiện triệu chứng:

  • Luôn đeo găng tay khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa.
  • Không nên sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa như bột giặt, nước xả đồ vì nó có thể còn sót lại trên quần áo, khăn trải giường,…
  • Hạn chế tiếp xúc với thuốc xịt hóa học
  • Loại bỏ bụi bằng cách thường xuyên giặt các vật dụng bằng vải như khăn trải giường, khăn tắm trong gia đình
  • Hạn chế mặc quần áo bằng len thô, vải nhân tạo vì có thể khiến viêm da dị ứng nặng hơn
  • Tránh xa những nguyên nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật
  • Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ vào ban đêm để hạn chế việc đổ mồ hôi. Ngoài ra bạn cũng nên mặc ít quần áo khi ngủ, quần áo nên khô ráo, mát mẻ
  • Không mặc quần áo ẩm ướt, thay quần áo ngay sau khi lao động nặng, chơi thể thao, đổ mồ hôi nhiều.
  • Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu khô thì hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong nhà
  • Căng thẳng có thể kích hoạt viêm da dị ứng hoặc khiến tình trạng thêm nghiêm trọng nên bạn hãy cố gắng thư giãn. Một số bài tập yoga ngắn, buổi thiền, đi/chạy bộ sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh, vui vẻ hơn

Trên đây là những thông tin về cách chữa viêm da dị ứng phổ biến nhất hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, người bệnh hãy trực tiếp hỏi ý kiến của bác sĩ. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên thay cho chẩn đoán và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Bà bầu bị viêm da dị ứng nên làm gì và không nên làm gì?

Những trường hợp viêm da dị ứng trong thai kỳ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến...

Dị ứng theo mùa: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Tình trạng dị ứng xảy ra trong một mùa cụ thể được gọi là dị ứng theo mùa. Bệnh lý...

dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc: Dấu hiệu và cách xử lý, khắc phục

Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc là 2...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa viêm da dị ứng được chuyên gia và người bệnh tin dùng

Trải qua nhiều năm điều trị thực tế tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can...

Dị ứng mùa hè: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Không chỉ mùa thu, xuân, bạn mới xuất hiện triệu chứng của dị ứng như ngứa ngáy, hắt hơi, sụt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *