Dị ứng côn trùng: Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng côn trùng là vấn đề khá phổ biến. Bạn có thể bị sưng da, ngứa da hay thậm chí là khó thở, lên cơn hen suyễn do cơ thể phản ứng quá mẫn với nọc độc của kiến, ong và các loại côn trùng khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng côn trùng và cách điều trị hiệu quả.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Dị ứng côn trùng là gì?

Dị ứng côn trùng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với nọc độc từ một vết chích do các loại côn trùng tạo ra. Các tác nhân gây bệnh thường gặp là ong, muỗi hay kiến…

Dị ứng côn trùng
Ong là một trong những loại côn trùng phổ biến gây dị ứng

Biểu hiện đặc trưng nhất của dị ứng công trùng đó là tình trạng sưng đỏ, đau và ngứa ở nơi bị côn trùng chích. Một số bị sốc phản vệ do bị dị ứng quá nặng.

Tại Mỹ, mỗi năm có hàng ngàn người phải tìm tới bệnh viện hay các phòng khám để được cấp cứu và chăm sóc khẩn cấp do bị công trùng cắn. Người ta ước tính rằng các phản ứng dị ứng có khả năng đe dọa tính mạng của 0,4% – 0,8% trẻ em và 3% người lớn. Ít nhất có 90 – 100 trường hợp tử vong mỗi năm vì bị sốc phản vệ do côn trùng đốt.

Bạn có thể bị dị ứng với loại côn trùng nào?

Các loại côn trùng dễ gây dị ứng nhất bao gồm:

  • Côn trùng chích:

Ong vò vẽ, ong bắp cày hay kiến lửa là những loài côn trùng chích phổ biến nhất gây ra phản ứng dị ứng. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng tiêm nọc độc vào da. Hầu hết những người bị các loại côn trùng này chích có thể phục da sau vài giờ hoặc vài ngày. Một số ít trường hợp, nọc độc có thể kích hoạt phản ứng dị ứng gây ra các triệu chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

  • Các loại côn trùng cắn:

Muỗi, rệp, bọ chét và một số loài ruồi là những loài côn trùng được liệt kê trong danh sách cảnh báo có thể gây dị ứng cho người bị chúng xâm hạ. Khi bị chúng cắn, da thường có biểu hiện bị đau, đỏ, ngứa và cảm giác châm chích nhẹ ở khu vực xung quanh vết cắn.

So với các loại công trùng chích thì côn trùng cắn ít gây nguy hiểm hơn. Chúng cũng gây ra phản ứng dị ứng nhưng hiếm khi đe dọa đến tính mạng.

  • Côn trùng trong nhà:

Gián được cho là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dị ứng quanh năm và hen suyễn ở một số người. Mặc dù không chích hay cắn song chất thải của gián lại có khả năng gây ra phản ứng dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng côn trùng

Khi bị côn trùng chích hoặc cắn, hầu hết mọi người đều có những phản ứng tại chỗ như sưng nhẹ, đỏ, đau và ngứa ở khu vực bị chúng xâm hại. Đây được xem là một phản ứng nhẹ và chúng có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

Biểu hiện dị ứng côn trùng
Da sưng, đỏ là một trong những triệu chứng của dị ứng côn trùng

Trường hợp bị dị ứng với gián hay ve bụi, bạn có thể gặp các triệu chứng khác nhau như hắt hơi, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, mũi, miệng hoặc cổ họng. Hiện tượng này có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng và nhiều người thường nhầm lẫn mình mắc chứng cảm lạnh thông thường. Nếu bạn có tiền sử hen suyễn, dị ứng côn trùng có thể kích hoạt cơn hen tái phát hoặc khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng.

Sốc phản vệ được xem là triệu chứng dị ứng côn trùng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất. Nó có thể khiến bạn tử vong nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời. Sốc phản vệ do dị ứng không chỉ gây ra các triệu chứng bất thường trên da mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể như miệng, phổi, ruột hay tim. Bạn nên tới bệnh viện để được cấp cứu ngay khi thấy các dấu hiệu như: Nổi mề đay ngứa, sưng môi, lưỡi và cổ họng, khó thở, thở khò khè, ngất xỉu, sốt, co giật, đau nhức các khớp…

Nếu các phản ứng dị ứng do côn trùng gây ra quá nghiêm trọng, bạn nên tới bệnh viện khám để được chẩn đoán và xác định thủ phạm gây dị ứng, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán dị ứng côn trùng thông qua thăm khám lâm sàng. Bạn cần trả lời một cách chi tiết và chính xác các câu hỏi bác sĩ nêu để phục vụ cho việc chẩn đoán như:

  • Bạn đã bị vết đốt côn trùng này bao nhiêu lần? Bị ở đâu?
  • Triệu chứng bạn đang gặp phải là gì? Chúng xuất hiện khi nào? Kéo dài bao lâu rồi?
  • Bạn đã dùng thuốc hay điều trị bằng phương pháp nào chưa?…

Ngoài ra, bác sĩ da liễu có thể chỉ định thêm một hay nhiều xét nghiệm khác để chẩn đoán dị ứng nọc độc côn trùng. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Thử phản ứng của da: Một lượng nhỏ nọc độc của loại côn trùng nghi ngờ gây dị ứng sẽ được tiêm vào da. Nếu sau 15 đến 20 phút thấy da bị ửng đỏ thì có thể xác định bạn bị dị ứng với loại côn trùng đó.
cách chẩn đoán dị ứng côn trùng
Kiểm tra dị ứng da giúp chẩn đoán dị ứng côn trùng
  • Xét nghiệm máu: Một mẫu máu của bệnh nhân sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của kháng thể immunoglobulin E (IgE) đối với nọc độc của côn trùng. Những người bị dị ứng thường có lượng IgE trong máu cao bất thường.

Dị ứng côn trùng được điều trị như thế nào?

Đa số các trường hợp phản ứng dị ứng với côn trùng thường không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng dị ứng nhẹ như sưng da, đỏ da, ngứa có thể tự biến mất sau vài giờ mà không để lại bất cứ dấu tích nào. Nặng hơn một chút, nếu da bị nổi quầng sưng đỏ lan rộng xung quanh khu vực vết đốt và có biểu hiện đau nhức, ngứa dữ dội thì bạn cần nhanh chóng rửa sạch da bằng nước ấm hay nước muối sinh lý. Sau đó, chườm lạnh hay chườm nóng để xoa dịu cơn đau và giảm sưng ở vùng da bị ảnh hưởng.

Nếu phát hiện ngòi côn trùng còn nằm trong da, cần dùng kim hay nhíp lấy nó ra rồi thoa thuốc sát trùng. Kết hợp bôi kem steroid vài lần trong ngày để cải thiện các triệu chứng của dị ứng.

Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là sốc phản vệ có thể tiến triển rất nhanh và đe dọa đến tính mạng. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị khẩn cấp bằng thuốc epinephrine, thuốc kháng histamine, corticosteroid, truyền dịch, thở oxy hay các biện pháp cấp cứu khác. Sau khi ổn định, bạn cần ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi thêm.

Thuốc chữa dị ứng côn trùng
Dị ứng côn trùng có thể được điều trị bằng thuốc

Ngoài ra, một số trường hợp có thể được điều trị dị ứng côn trùng bằng liệu pháp miễn dịch. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiêm chất gây dị ứng vào cơ thể. Khởi đầu là một liều nhỏ, sau đó tăng dần. Mục đích của liệu pháp này là làm giảm mức độ nghiêm trọng của những lần dị ứng côn trùng trong tương lai hoặc loại bỏ hoàn toàn tình trạng quá mẫn của cơ thể đối với nọc độc của loại côn trùng gây dị ứng.

Cách phòng ngừa

Để ngăn ngừa bị dị ứng côn trùng, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với chúng. Để làm được điều này, bạn cần chú ý:

  • Tránh đi chân trần trên bãi cỏ. Bạn có thể bị kiến cắn hoặc bị các loại ong vàng làm tổ dưới lòng đất đốt chích. Tốt nhất nên mang giày và vớ khi ra ngoài trời
  • Tránh xa khu vực có bụi rậm vì rất nhiều loại côn trùng thường làm tổ ở khu vực này.
  • Thùng rác sinh hoạt cần có nắp đậy kín và bạn không nên để nó trong nhà nhằm tránh thu hút kiến, gián bò vào.
  • Nếu gặp ong hay các loại côn trùng có cánh bạn nên kiên nhẫn chờ nó rời đi. Đừng cố xua đuổi chúng vì nó có thể tấn công bạn.
  • Đồ ăn thừa nên được cất trong hộp có nắp đậy kín hoặc bảo quản trong tủ lạnh để tránh thu hút kiến bò vào nhà.
  • Mặc quần áo dài tay, mang nón, vớ và bịt khẩu trang khi làm việc ngoài vườn. Điều này không chỉ giúp bảo vệ bạn khỏi bị công trùng đốt mà còn giúp ngăn ngừa dị ứng phấn hoa.

Nếu bạn đang có biểu hiện nghi ngờ bị dị ứng côn trùng, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ da liễu. Những thông tin ThuocDanToc.vn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên hay phác đồ điều trị của các chuyên gia y tế.

Xem thêm: Các chữa dị ứng khi ăn côn trùng

Tin bài liên quan

VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của TT Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh. [Xem ngay]

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: hiện tượng tự nhiên của cơ thể, mắc một...

Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Dị ứng Paracetamol có thể khiến bệnh nhân mắc phải một hoặc nhiều phản ứng dị ứng ngoài da nguy...

Tìm hiểu dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay...

Mách bạn cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng

Cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng được khá nhiều người bệnh áp dụng bởi tính an toàn...

Hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng nước hoa

Một số thành phần trong nước hoa có thể khiến bạn bị dị ứng dẫn đến buồn nôn, đau đầu,...

Những thông tin cần biết về dị ứng hạt mè (hạt vừng)

Dị ứng hạt mè (hạt vừng): Căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Dị ứng hạt mè (hạt vừng) có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, nhất là chúng có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.