Bị Dị Ứng Sưng Phù Mặt: Cách Khắc Phục Hiệu Quả An Toàn

Bị dị ứng sưng phù mặt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc tây, chườm lạnh, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, dùng các loại dưỡng chất từ thiên nhiên để giúp làm dịu da…

Dị ứng sưng phù mặt là gì

Dị ứng sưng phù mặt là hệ quả của quá trình tích tụ độc tố hoặc chất lỏng trong cơ thể quá nhiều. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra gồm:

  • Dị ứng do thực phẩm, thuốc, thời tiết, phấn hoa, mạt bụi…
  • Mề đay mẩn ngứa
  • Sốc phản vệ
  • Cơ thể hấp thụ quá nhiều cortisol – là một loại hormone có tác dụng chống căng thẳng.
  • Tuyến giáp sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone
  • Bị viêm kết mạc
  • Viêm mô tế bào (Bệnh lý hình thành do bị nhiễm khuẩn)
  • Viêm xoang
  • Quai bị
  • Phù mạch
  • Chấn thương
  • Phụ nữ mang thai
  • Nhiễm trùng hoặc do khối u
  • Cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối
  • Ngủ sai tư thế
  • Hội chứng cushing
Dị ứng sưng phù mặt và cách điều trị
Dị ứng sưng phù mặt và cách điều trị

Triệu chứng dị ứng sưng phù mặt

Đối với một số người, mặt bị sưng phù to sẽ rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khác vì không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó chẩn đoán bằng mắt thường mà cần tiến hành xét nghiệm mới có thể xác định được.Các triệu chứng điển hình như:

  • Trọng lượng cơ thể ngày càng tăng do dị ứng sưng phù mặt, tăng từ 1 – 2kg/ ngày;
  • Vùng da bị ảnh hưởng nhạt màu, ấn lõm;
  • Giảm lượng nước tiểu;
  • Da ngứa rát, nổi mẩn đỏ khó chịu;

XEM THÊM: Dị ứng da mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Biện pháp điều trị dị ứng sưng phù mặt

Việc điều trị dị ứng sưng phù mặt phụ thuộc vào tác nhân, nguyên nhân gây bệnh:

Dùng thuốc

  • Thuốc kháng histamin: Làm giảm các phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên, giảm đau, giảm phù nề;
  • Thuốc lợi tiểu: Hỗ trợ loại bỏ các chất lỏng tích tụ trong cơ thể;
  • Thuốc giảm đau: Nên dùng các loại thuốc không kê đơn để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu. Chống chỉ định dùng nhóm thuốc không kê đơn như steroid, aspirin nhằm ngăn chặn biến chứng đông tụ máu tự nhiên, tăng nặng triệu chứng dị ứng sưng phù mặt .
Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn điều trị sưng phù mặt bằng thuốc tây
Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn điều trị sưng phù mặt bằng thuốc tây

Chú ý tuân thủ liều dùng và loại thuốc do bác sĩ chỉ định để hạn chế gây ra tác dụng phụ, tăng nguy cơ dị ứng thuốc.

Biện pháp tại nhà cải thiện triệu chứng

Những cách có thể áp dụng bao gồm:

  • Chườm lạnh bằng một cái khăn lạnh và bọc đầy đá lạnh chườm lên vị trí bị sưng khoảng 20 phút/lần để làm giảm sưng và đau.
  • Dùng các loại sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc từ thiên nhiên để thoa lên da.
  • Không dùng mỹ phẩm khi đang bị sưng phù mặt.
  • Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như sữa chua, yến mạch, bột gừng, bột nghệ… giúp giảm dị ứng trên vùng mặt.

ĐỌC NGAY: Những biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Kết hợp điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục mà người bệnh nên áp dụng:

  • Hạn chế ăn mặn, sử dụng ít muối trong chế độ ăn uống hàng ngày;
  • Uống nhiều nước;
  • Nên gối cao đầu khi ngủ để máu lưu thông được tốt hơn;
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm có tính mát.
  • Không dùng rượu bia, các chất kích thích hoặc những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng dị ứng sưng phù mặt và cách điều trị. Nếu không may mắc phải tình trạng này, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng theo các biện pháp điều trị trên đây. Tuy nhiên, khi đã áp dụng trong một thời gian mà không thấy các biểu hiện này thuyên giảm, hãy đi khám để được tư vấn cách điều trị khác.

Có thể bạn quan tâm

Các loại tinh dầu dành cho người bị dị ứng

Tinh dầu là một trong những biện pháp tự nhiên được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng...

Bà bầu bị dị ứng thức ăn khi mang thai và cách xử lý

Thời kì mang thai chị em phải đối mặt rất nhiều sự thay đổi về sức khỏe, trong đó có...

Dị ứng mùa hè: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Không chỉ mùa thu, xuân, bạn mới xuất hiện triệu chứng của dị ứng như ngứa ngáy, hắt hơi, sụt...

Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt được xem là một tình trạng của viêm da mí mắt. Bệnh không những...

Dị ứng mạt bụi là gì? Làm thế nào để điều trị?

Dị ứng mạt bụi rất phổ biến, bên cạnh các triệu chứng dị ứng, nếu người bệnh tiếp xúc lâu...