Nhộng – Món ăn bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng nhộng lại tiềm ẩn nguy cơ bị dị ứng rất cao. Người bị dị ứng nhộng thường có biểu hiện nổi phát ban ngứa, viêm da, mệt mỏi, đỏ bừng mặt, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây dị ứng nhộng

Nhộng là món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Theo nghiên cứu, cứ ăn 100g nhộng có thể cung cấp cho cơ thể 206 kcal, 13g protid và 6,5g lipid cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, K, canxi, muối khoáng.

Đặc biệt, lượng protein trong nhộng còn nhiều hơn cả trứng gà và là nguồn đạm rất dễ tiêu hóa. Trong y học cổ truyền, nhộng tằm còn được sử làm vị thuốc với tên gọi là tàm dũng. Nó có vị ngọt, hơi mặn, tính bình giúp nhuận tràng, bồi bổ cơ thể.

Mặc dù rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được nhộng. Thực tế có không ít trường hợp bị dị ứng sau khi ăn nhộng dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

dị ứng nhộng
Hiện tượng dị ứng nhộng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với thành phần trong thực phẩm này

Hiện tượng dị ứng nhộng xảy ra khi hệ miễn dịch bị quá mẫn với một trong các chất có trong nhộng, nhất là protein. Phản ứng dị ứng có thể bùng phát khi hệ miễn dịch nhầm lẫn thành phần trong nhộng là chất có hại có hại nên chống lại bằng cách sản xuất nhiều tế bào bạch cầu lympho B và kháng thể IgE. Quá trình này vô tình giải phóng nhiều histamin dẫn đến dị ứng, viêm ngứa ngoài da và có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Ngoài ra, việc bảo quản, chế biến nhộng không đúng cách có thể sản sinh ra nhiều độc tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng với nhộng.

Tham khảo thêm: Dị ứng cá ngừ: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Ai dễ bị dị ứng nhộng?

Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng với nhộng tằm. Tuy nhiên nhóm đối tượng dưới đây là có nguy cơ cao nhất:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em
  • Người cao tuổi
  • Người có tiền sử bị dị ứng với các thực phẩm giàu protein như hải sản, trứng, sữa…
  • Các trường hợp có cơ địa dị ứng
  • Những người mắc các bệnh lý mãn tính có liên quan đến yếu tố cơ địa như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, viêm da dị ứng…

Triệu chứng dị ứng nhộng

Các dấu hiệu dị ứng nhộng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn, sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi ăn nhộng. Tùy thuộc vào số lượng nhộng ăn và cơ địa của mỗi người mà sẽ có phản ứng dị ứng nhanh hay chậm.

dấu hiệu dị ứng nhộng
Sưng môi là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng của dị ứng nhộng

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Xuất hiện các nốt sẩn hoặc phát ban nổi rõ trên bề mặt da;
  • Ngứa gãi liên tục, càng gãi càng cảm thấy ngứa ngáy dữ dội hơn;
  • Viêm da ở một vùng nhất định hoặc ở nhiều vị trí trên cơ thể nếu dị ứng nhộng nghiêm trọng;
  • Đỏ bừng mặt;
  • Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi;
  • Lên cơn hen suyễn hoặc tái phát viêm mũi dị ứng nếu đã mắc những căn bệnh này trước đó;
  • Sưng môi lưỡi và cổ họng gây khó khăn cho việc ăn uống, nuốt thức ăn;
  • Thở khó, khi thở có tiếng khò khè nếu dị ứng nhộng gây viêm đường hô hấp;
  • Ngứa ran trong miệng;
  • Các dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp: Buồn nôn, nôn ói, ăn lâu tiêu, tiêu chảy, đau quặn bụng;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Chóng mặt, hoa mắt hoặc ngất xỉu;
  • Sốc phản vệ;

Dị ứng nhộng khi nào cần đi khám bác sĩ?

Việc tiến hành thăm khám bác sĩ và điều trị là cần thiết nếu bạn có những biểu hiện dị ứng nặng với nhộng, ngứa ngáy dữ dội trên diện rộng cản trở đến công việc cũng như giấc ngủ.

Hiếm khi một cá nhân bị dị ứng nhộng nghiêm trọng tới mức bị sốc phản vệ. Đây là một triệu chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, bạn nên đề phòng nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bị sốc phản vệ sau khi ăn nhộng, bạn nên gọi Trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người nhà đưa tới bệnh viện ngay:

  • Tắc nghẽn cổ họng
  • Khó thở
  • Mạnh đập nhanh, yếu
  • Tụt huyết áp
  • Mất ý thức
  • Suy hô hấp
  • Ngất xỉu

Tham khảo thêm: Cách xử lý các loại dị ứng da thường gặp hiện nay

Cách chẩn đoán dị ứng nhộng

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng ngoài da, trao đổi về tiền sử dị ứng, các triệu chứng đang gặp phải và chế độ ăn trước đó. Đồng thời, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.

test da chẩn đoán dị ứng nhộng
Phương pháp kiểm tra chích da thường được áp dụng để chẩn đoán dị ứng nhộng
  • Xét nghiệm máu: Kỹ thuật này được thực hiện nhằm mục đích đo lượng kháng thể IgE trong máu. Hàm lượng IgE đặc hiệu tăng chứng tỏ bạn bị dị ứng với nhộng.
  • Kiểm tra phản ứng da: Xét nghiệm này thường cho kết quả trong vòng 15 – 30 phút. Bác sĩ sử dụng một cái kim tiêm chích nhẹ vào da ở cẳng tay và nhỏ giọt dung dịch chứa chất nghi ngờ gây dị ứng trong nhộng vào. Nếu có vết đỏ xuất hiện ở khu vực tiếp xúc thì xét nghiệm cho kết quả dương tính, tức bạn bị dị ứng với nhộng tằm.

Phương pháp điều trị dị ứng nhộng

Khi đã xác nhận bị dị ứng nhộng, trước hết bạn nên ngưng sử dụng thực phẩm này ngay và loại bỏ hoàn toàn ra khỏi thực đơn trong tương lai. Sau đó tiến hành sơ cứu tại chỗ và lựa chọn phương pháp điều trị tùy theo mức độ dị ứng nặng hay nhẹ.

1. Sơ cứu tại chỗ

Để ngăn không cho tình trạng dị ứng nhộng thêm nghiêm trọng, có thể áp dụng những cách sau:

  • Gây nôn: Sử dụng tay hoặc một cái thìa nhỏ đè ngay phía cuống lưỡi để kích thích gây nôn, đẩy hết lượng thức ăn đã sử dụng ra ngoài.
  • Hòa 1 thìa bột vitamin C với nước cho bệnh nhân uống. Vitamin C có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng, thải độc, cải thiện khả năng miễn dịch và giúp cơ thể tỉnh táo hơn.
  • Sau 15 phút, nếu các triệu chứng không thuyên giảm thì cho bệnh nhân dùng các thuốc chống axit. Bao gồm Maalox hoặc kreamin-S.
  • Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc phản vệ thì người nhà nên gọi xe cấp cứu ngay. Trong lúc chờ đợi, hãy đặt bệnh nhân nằm trên giường, kê chân lên cao hơn so với đầu. Trường hợp khó thở thì xoa bóp bên ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.

2. Dùng thuốc Tây

Trường hợp bị dị ứng nhộng ở mức trung bình đến nặng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc dưới đây để cải thiện triệu chứng dị ứng:

Loratadine chữa dị ứng nhộng
Thuốc Loratadine có tác dụng giảm ngứa, chống lại phản ứng dị ứng với nhộng
  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa ngáy nổi mẩn trên da. Bạn có thể được đề nghị sử dụng thuốc kháng histamin dạng uống, nhỏ mắt hay thuốc bôi ngoài da tùy theo khu vực bị ảnh hưởng. Các loại thường dùng như: Clorpheniramin Maleat, Loratadine và Cetirizine…
  • Thuốc bôi chứa kẽm sulfat, methol hay phenol: Đây là các thuốc điều trị tại chỗ để giảm cơn ngứa ngoài da.
  • Thuốc Epinephrine: Chỉ dùng thuốc này trong trường hợp cấp cứu sốc phản vệ do dị ứng nhộng. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch giúp dễ thở, ngăn ngừa suy hô hấp, giảm sưng ở môi, miệng, đồng thời ức chế phản ứng dị ứng đang diễn ra trong cơ thể.
  • Cortisone: Thuốc được sử dụng theo đường tiêm phối hợp cùng thuốc kháng histamin. Mục đích sử dụng là giảm viêm cấp tốc trong đường hô hấp, giúp đường dẫn khí được thông thoáng, dễ thở.
  • Thuốc đồng vận beta: Loại thường dùng là Albuterol, có tác dụng làm giảm triệu chứng ở đường hô hấp cho các trường hợp bị dị ứng nhộng có biểu hiện sốc phản vệ.

Tham khảo thêm: Dị ứng hải sản có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

3. Điều trị tại nhà

Một số mẹo tự nhiên có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu cho các trường hợp bị dị ứng nhẹ sau khi ăn nhộng.

  • Chườm lạnh: Có tác dụng giảm sưng viêm, xoa dịu cơn ngứa, làm cho các vết phát ban trên da nhanh lạnh. Nên thực hiện nhiều lần trong ngày mỗi khi lên cơn ngứa ngáy khó chịu.
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Các loại thảo dược tự nhiên như nha đam, lá kinh giới, nước chanh pha mật ong… có tác dụng cải thiện triệu chứng dị ứng ngoài da do ăn nhộng.
  • Vệ sinh chăm sóc:
    • Không ăn các món có nhộng dù chỉ với số lượng ít;
    • Khi mua các thực phẩm chế biến sẵn, cần thận trọng đọc kỹ thông tin in trên bao bì để không mua phải những sản phẩm có chứa thành phần liên quan đến nhộng;
    • Vệ sinh da thường xuyên, luôn giữ cho vùng da bị dị ứng luôn khô ráo, sạch sẽ;
    • Tránh sử dụng sữa tắm, xà phòng chứa chất tẩy mạnh hoặc chất tạo hương thơm tổng hợp;
    • Uống nhiều nước;
    • Không mặc quần áo bó sát kích thích vào vết thương;
    • Rửa tay nhiều lần trong ngày với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi chăm sóc, bôi thuốc điều trị.
    • Tuyệt đối không được gãi lên vùng da bị tổn thương;
    • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh trong khẩu phần ăn, hạn chế thực phẩm nhiều đường, đồ cay nóng, thực phẩm giàu protein để bổ sung các dưỡng chất tự nhiên giúp nuôi dưỡng, tái tạo tổn thương trên da;

Bị dị ứng nhộng bao lâu thì khỏi?

Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này bởi khả năng phục hồi của mỗi cá nhân chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như:

  • Mức độ dị ứng nhộng ở từng ca bệnh
  • Thể trạng, cơ địa của bệnh nhân
  • Thời điểm bắt đầu phát hiện bị dị ứng và tiến hành điều trị
  • Cách điều trị

Thông thường, nếu người bệnh chỉ bị dị ứng nhộng nhẹ gây ngứa da nổi mẩn thông thường thì các triệu chứng này có thể thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Trường hợp bị dị ứng nặng các triệu chứng có thể kéo dài đến vài tuần. Điều quan trọng là bạn cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và có chế độ chăm sóc đúng cách để tình trạng dị ứng nhộng tằm sớm chấm dứt.

Có thể bạn quan tâm

dị ứng bia rượu

Dị ứng bia rượu kéo dài bao lâu? Làm gì nhanh khỏi?

Sau khi uống rượu bia, nhiều người có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người hay bị ngứa ngáy và...

Những thông tin cần biết về dị ứng hạt mè (hạt vừng)

Dị ứng hạt mè (hạt vừng): Căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Dị ứng hạt mè (hạt vừng) có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, nhất là chúng có thể...

Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Một trong số những dạng bệnh dị ứng mà chúng ta có thể gặp phải là bệnh viêm kết mạc...

Dị ứng với trứng: Nguy hiểm nhưng ít người biết

Trứng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. Đây là hiện tượng quá mẫn cảm với protein...

Dị ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dị ứng là một dạng rối loạn quá mẫn của hệ thống miễn dịch đối với các chất lạ vô...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *