Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau cần cảnh giác!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là do chế độ ăn uống kém dưỡng chất hoặc không khoa học. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe này cũng có thể là triệu chứng điển hình của bệnh lý tiêu hóa nào đó. Bệnh nhân cần thăm khám sớm để có biện pháp chữa trị tốt, tránh bệnh gây biến chứng nguy hiểm.

Đi cầu ra máu tươi nhưng không gây đau
Đi cầu ra máu tươi nhưng không gây đau là biểu hiện nhận biết của nhiều bệnh lý khác nhau

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là một trong những biểu hiện tổn thương bên trong hệ thống tiêu hóa. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây nên vấn đề này. Tuy nhiên, ở mỗi yếu tố gây bệnh thường có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng đi ngoài ra máu, trước tiên bệnh nhân cần thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp trị liệu phù hợp.

Dưới đây là các thủ phạm gây đi ngoài ra máu nhưng không đau:

1. Bệnh trĩ

Trĩ là thuật ngữ y học chuyên môn dùng để chỉ hiện tượng các mô hay tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn dãn nở quá mức, gây ứ đọng máu dẫn đến tình trạng sưng hoặc viêm. Tùy vào vị trí sưng viêm mà trĩ được chia thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Ở một số trường hợp bệnh gặp cả hai loại này gọi là trĩ hỗn hợp.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh trĩ cho đến nay vẫn chưa xác định được. Bệnh hình thành chủ yếu có thể là do các yếu tố làm tăng áp lực trong bụng gây nên. Bên cạnh đó, bệnh trĩ thường phổ biến ở những đối tượng mang thai hoặc bệnh nhân bị táo bón, tiêu chảy trong thời gian dài.

Bệnh trĩ thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức ở vùng hậu môn. Ngoài biểu hiện này, bệnh nhân còn gặp phải các tình trạng đặc trưng khác như ngứa rát hoặc đại tiện ra máu nhưng không gây đau. Trong một số trường hợp nặng, bệnh gây viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ hoặc xuất huyết nặng.

Thông thường, bệnh trĩ không cần điều trị. Bệnh nhân chỉ cần thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày và chế độ dinh dưỡng, bệnh sẽ khỏi sau đó. Đồng thời, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn hoặc các biện pháp dân gian để giảm đau. Ngoài ra, nếu bệnh chuyển nặng, phẫu thuật cắt trĩ chính là lựa chọn hợp lý.

2. Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau. Đây là bệnh lý nguy hiểm với sự hiện diện của các cục polyp trong đại hoặc trực tràng. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời, các khối u polyp tăng sinh có thể phát triển thành ung thư đại trực tràng.

Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe, polyp đại trực tràng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trong trường hợp có, bệnh xuất hiện với các biểu hiện nhận biết đặc trưng như phân lẫn máu, cơ thể mệt mỏi hoặc đau ở bụng. Ở những đối tượng có dấu hiệu bệnh nặng, polyp gây tắc ruột với các triệu chứng như táo bón, buồn nôn hoặc nôn mửa.

Để giải quyết các triệu chứng này, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh polyp đại trực tràng đều tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không gây đau
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi nhưng không gây đau có thể là do bệnh polyp đại trực tràng gây nên

3. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện ổ loét ở niêm mạc da của ống hậu môn. Bệnh thường gây cảm giác đau nhức dữ dội sau khi đại tiện. Ngoài triệu chứng này ra, bệnh nhân còn gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu tươi.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do viêm nhiễm hậu môn hoặc do chấn thương sau khi cắt trĩ hay đi ngoài phân rắn. Ngoài ra, bệnh hình thành một phần là do viêm xơ cơ thắt trong, thiếu máu tại chỗ hoặc do yếu tố cơ địa.

Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi tại nhà mà không cần can thiệp y khoa. Bệnh nhân có thể giảm đau bằng cách đặt thuốc đạn hậu môn, ngâm hậu môn bằng nước ấm hoặc uống thuốc giảm đau. Đồng thời, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp trị liệu khác để ngăn ngừa nhiễm trùng và táo bón. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh chuyển nặng, bệnh nhân cần nhập viện và tiến hành điều trị y khoa nhằm tránh bệnh gây biến chứng.

4. Sa trực tràng

Sa trực tràng là hiện tượng một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị đảo ngược và lọt ra khỏi lỗ hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tăng áp lực ở ổ bụng một cách đột ngột trong thời gian dài gây nên. Ngoài ra, sa trực tràng cũng có thể là do cơ nâng hậu môn hoặc các cân cơ đáy chậu tự nhiên bị suy yếu.

Tùy vào mức độ sa của trực tràng mà bệnh xuất hiện với các biểu hiện nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng điển hình như đau đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, chảy máu ở trực tràng, tiêu chảy hoặc tiêu bất thường,…

Sa trực tràng nếu không điều trị đúng cách có thể gây biến chứng như chảy máu, viêm loét trực tràng hoặc tắc ruột. Vì vậy, bệnh nhân cần tiến hành điều trị ngay lập tức khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện. Dựa vào mức độ chẩn đoán bệnh mà nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp ở từng đối tượng.

Cụ thể, trong trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một vài loại thuốc đạn, thuốc làm mềm phân và các loại thuốc đặc trị khác. Thế nhưng khi bệnh chuyển nặng, phẫu thuật chỉnh là cách tốt nhất cần được thực thi để ngăn ngừa bệnh gây biến chứng. Một số biện pháp phẫu thuật thường được áp dụng như cắt bỏ hậu môn đáy chậu, cố định trực tràng hoặc cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng,…

Đi cầu ra máu nhưng không gây đau
Đi cầu ra máu không gây đau có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh sa trực tràng

5. Nhiễm trùng qua đường tình dục

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục là bệnh lý hình thành do lây nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút thông qua quan hệ tình dục không lành mạnh. Theo các chuyên gia, bệnh thường lây qua các chất lỏng tình dục như dịch âm đạo, chất lỏng trong hậu môn hoặc tinh dịch (cum).

Một số bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục thường gặp như bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh chlamydia hoặc HIV/AIDS,… Các bệnh này thường xuất hiện với các triệu chứng nhận biết như đau sau khi quan hệ tình dục, đi ngoài ra máu tươi hoặc ngứa quanh âm đạo, hậu môn hay dương vật.

Ngoài ra, đau khi đi tiểu, xuất huyết âm đạo bất thường hoặc bài tiết chất lỏng có mùi hô từ hậu môn, âm đạo cũng là dấu hiệu cảnh báo người bệnh bị nhiễm trùng vi khuẩn lây qua đường tinh dục.

Đối với những căn bệnh này, bệnh nhân cần kiểm tra thường xuyên. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà nhân viên y tế sẽ lập phác đồ điều trị thích hợp ở mỗi người.

6. Nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý nêu trên, hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau cũng có thể là do các nguyên nhân sau đây gây nên.

  • Rò ống tiêu hóa
  • Ung thư đại trực tràng
  • Viêm dạ dày ruột
  • Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo
  • Viêm túi thừa
  • Viêm loét đại trực tràng
  • Xuất huyết đường tiêu hóa
Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi nhưng không gây đau
Xuất huyết đường tiêu hóa với biểu hiện đi cầu ra máu tươi, có hoặc không kèm theo triệu chứng đau

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu tươi với lượng máu ít và không gây đau thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo triệu chứng máu chảy nhiều, người bệnh cần điều trị gấp. Bởi vấn đề này có thể gây mất máu dẫn đến hiện tượng bệnh nhân dễ bị chóng mặt, choáng, tụt huyết áp hoặc ngất xỉu.

Đặc biệt, bệnh nếu không được tiến hành chữa trị đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến cả đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân.

Cách chữa đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Trong trường hợp đi cầu ra máu tươi nhưng không gây đau ở mức độ nhẹ, bệnh nhân cần cải thiện chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất xơ như táo, lê và uống nhiều nước sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thượng ở niêm mạc tiêu hóa và thúc đẩy khả năng tự chữa lành bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển từ cấp sang mãn tính và có dấu hiệu xuất hiện biến chứng bệnh nhân cần sự giúp đỡ từ y khoa.

Dưới đây là các biện pháp điều trị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau:

Điều trị đi ngoài ra máu bằng thuốc tây

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chứa các hoạt chất sau đây để giảm viêm.

  • Phenylephrine
  • Hydrocortisone
  • Epinephrine

Ngoài các loại thuốc này, người bệnh có thể dùng một số loại điều trị tại chỗ (bôi ngoài) dưới đây:

  • Ruscogenins
  • Trimebutine
  • Titan dioxide

Đồng thời, bệnh nhân cũng nên dùng một số loại thuốc kết hợ khác như thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh nhằm giúp giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Aspirin
  • Penicillin
  • Cephalosporins

Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý liều lượng và thời gian dùng. Tuyệt đối không lạm dụng bởi thuốc Tây có thể gây tác hại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và các cơ quan khác khiến chảy máu khi đại tiện ngày càng tồi tệ hơn.

Chữa đi ngoài ra máu tươi
Điều trị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau bằng thuốc

Giải quyết đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau bằng dân gian

Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian sau đây để kiểm soát tình trạng chảy máu khi đại tiện.

  • Dùng lá ngải cứu: Với vị đắng, có tác dụng chống viêm, giảm đau, nhuận tràng và cầm máu. Cách điều trị đơn giản và dễ thực hiện, bệnh nhân hái một nắm lá ngải cứu tươi đem rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc người bệnh cũng có thể sử dụng thảo dược này hãm với nước nóng và uống như uống trà.
  • Dùng rau sam: Dược liệu tự nhiên quen thuộc có tác dụng giải độc gan, chữa nóng trong người, kích thích máu lưu thông, nhuận trường và tiêu viêm. Vì vậy, bệnh nhân có thể dùng rau sam giã nát và vắt lấy nước uống mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu và hỗ trợ cầm máu khi đại tiện.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh ung thư ruột kết nguy hiểm. Vì vậy, để có biện pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu, bệnh nhân nên đến bệnh viện có khoa tiêu hóa thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

chảy máu dạ dày ăn hoa quả gì

5 loại hoa quả cực tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Bạn đã biết đâu là những loại hoa quả tốt cho người bị xuất huyết dạ dày chưa? Mặc dù...

Thông tin về tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc và cách điều trị

Vi khuẩn hp kháng thuốc có nguy hiểm không và phác đồ điều trị

Vi khuẩn Hp kháng thuốc có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Là vấn đề có không...

Mẹo Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày Bằng Nghệ Nhanh Khỏi

Sở hữu hàm lượng curcumin phong phú, nghệ được tin dùng trong điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày...

Bệnh rò hậu môn có tự khỏi không? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh rò hậu môn có tự lành không?

Rò hậu môn có tự lành không là vấn đề có không ít người quan tâm vì đây là chứng...

Khám bệnh trĩ là làm gì? Quy trình và lưu ý khi đi khám

Khám bệnh trĩ là điều bắt buộc trước khi đề ra các phương pháp chữa bệnh thích hợp, giúp người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *