Đi ngoài ra cục máu đông nguy hiểm không? Cách xử lý
Không ít người hoang mang khi gặp hiện tượng đi ngoài ra máu, nhất là xuất hiện các cục máu đông. Đây có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cần sớm được điều trị y tế. Nếu không sớm can thiệp thì các biến chứng nguy hiểm sẽ rất dễ phát sinh, đôi khi còn đe dọa đến tính mạng.
Đi ngoài ra cục máu đông – Nguyên nhân do đâu?
Đi ngoài ra cục máu đông là tình trạng trong phân có lẫn máu đông do nhiều nguyên nhân kích hoạt nên. Nhiều người có thể gặp hiện tượng này do chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn đồ cay nóng. Bị nóng trong người cũng được cho là một yếu tố liên quan.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đi ngoài ra máu đông kéo dài, kèm theo những triệu chứng khác thì có thể là do vấn đề bệnh lý. Biểu hiện của triệu chứng cùng với những dấu hiệu đi kèm thường phụ thuộc vào các bệnh lý liên quan.
Tình trạng đi ngoài ra máu đông thường liên quan đến các bệnh lý sau:
1. Đi ngoài ra máu đông do bệnh trĩ
Đây là một trong những bệnh lý rất phổ biến có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh trĩ đặc trưng bởi sự hình thành của các búi trí có thể ở cả bên trong hay phía ngoài hậu môn.
Chính sự hình thành của các búi trĩ sẽ khiến cho hệ thống mạch máu tại hậu môn bị giãn hay phình to ra quá mức. Điều này có thể gây ra tình trạng chảy máu hậu môn, khi đại tiện phân sẽ thường lẫn máu đông.
Tuy nhiên, ở bệnh trĩ thì tình trạng đi ngoài ra máu đông thường không đi kèm với triệu chứng đau bụng. Đồng thời lượng máu chảy nhiều hay ít sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng.
Khi đã có hiện tượng xuất hiện cục máu đông thì chứng tỏ rằng bệnh đã chuyển biến nặng nề. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì người bệnh có thể bị thiếu máu, hoại tử búi trĩ hay tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng.
2. Nứt kẽ hậu môn
Tình trạng đi ngoài ra cục máu đông cũng có thể là triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn. Ở bệnh lý này, tình trạng đại tiện máu đông thường đi kèm với triệu chứng đau rát rất khó chịu ngay tại hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn thường là hệ quả của tình trạng táo bón kéo dài không được khắc phục. Táo bón kéo dài sẽ khiến cho người bệnh phải mót rặn quá mạnh khi đại tiện. Điều này khiến cho các tĩnh mạch tại hậu môn bị kéo căng quá mức.
Đau rát hậu môn đi kèm với tình trạng đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đông chính là triệu chứng đặc trưng của bệnh nứt kẽ hậu môn giai đoạn đầu. Sau khi đi ngoài, người bệnh có thể thấy hậu môn ngứa ngáy, sưng tấy lên, đôi khi còn có thể bị rò hay lở loét nếu bệnh kéo dài.
3. Đi ngoài ra máu đông do xuất huyết tiêu hóa
Tình trạng đi ngoài ra máu đông có thể liên quan đến cả chứng xuất huyết tiêu hóa trên cùng xuất huyết tiêu hóa dưới. Trong đó, các bác sĩ chuyên khoa nhận định, hiện tượng xuất huyết tiêu hóa dưới là nguyên nhân phổ biến hơn.
Xuất huyết ở đường tiêu hóa thường là do các vấn đề bệnh lý gây ra. Viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh Corhn, lỵ trực trùng hay ung thư đại tràng là các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp.
Ở chứng xuất huyết tiêu hóa thì ngoài đại tiện ra cục máu đông, người bệnh thường sẽ gặp rất nhiều triệu chứng khác đi kèm. Điển hình như hoa mắt, chóng mặt, nôn ra máu, da tái xanh, nhợt nhạt, vã mồ hôi…
4. Viêm loét đại trực tràng
Bệnh viêm loét đại trực tràng đặc trưng bởi tình trạng tổn thương lan tỏa ở cả lớp niêm mạc và dưới niêm mạc của trực tràng. Và tổn thương thường sẽ có xu hướng giảm dần cho đến đại tràng phải.
Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chưa được nhận định rõ. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng sự khởi phát của bệnh viêm loét đại trực tràng có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch.
Bệnh lý này có thể gây ra tình trạng đi ngoài ra cục máu đông kèm theo những triệu chứng đi kèm khác như mót rặn khi đại tiện, đau quặn bụng, khát nước… Nếu không sớm phát hiện và điều trị thì các biến chứng như phình giãn đại tràng, chảy máu ồ ạt hay ung thư hóa sẽ có nguy cơ cao phát sinh.
5. Polyp hậu môn gây đại tiện ra máu đông
Polyp hậu môn thực chất những khối u có hình tròn hay hình elip được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn. Khác với những khối u bình thường thì khối polyp hậu môn có thể di chuyển được ở trong đường ruột người bệnh.
Bệnh lý này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết đường tiêu hóa dưới và khiến người bệnh bị đi ngoài ra cục máu đông. Thói quen ăn uống, vấn đề di truyền hoặc viêm nhiễm, tổn thương ở vùng hậu môn đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
Đau bụng, tiêu chảy hay khó chịu… là những triệu chứng có thể đi kèm với tình trạng đại tiện ra máu đông. Polyp hậu môn mặc dù là các khối u lành tính nhưng nếu không sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời thì cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
6. Ung thư trực tràng
Ở giai đoạn sớm của bệnh, những triệu chứng thường không biểu hiện rõ ràng, thậm chí trong nhiều trường hợp còn không nhận thấy sự xuất hiện của triệu chứng. Nếu bị đi ngoài ra cục máu đông chứng tỏ bệnh ung thư trực tràng đã chuyển biến nặng nề.
Ung thư trực tràng có thể gây ra các triệu chứng khác kèm theo với đại tiện ra máu như rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược… Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh được cho là do các khối u nhỏ hay polyp xuất hiện trong lòng hậu môn trực tràng không được kiểm soát sớm.
Đi ngoài ra cục máu đông có nguy hiểm không?
Tình trạng đi ngoài ra cục máu đông là triệu chứng khiến rất nhiều người bệnh lo lắng. Các chuyên gia cũng nhận định rằng, đây chính là vấn đề khá nghiêm trọng ở đường tiêu hóa. Bởi nó là triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh lý, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì nguy cơ gặp phải biến chứng là rất cao.
Để đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng đại tiện ra máu đông thì cần xác định rõ các bệnh lý liên quan. Trong tất cả các bệnh có khả năng gây ra bệnh lý này thì ung thư trực tràng được cho là bệnh nguy hiểm nhất. Bởi thống kê ghi nhận rằng, nguy cơ gây tử vong của bệnh ung thư hậu môn – trực tràng đang ở mức đáng báo động.
Ngoài ra, với các bệnh lý liên quan khác thì tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài cũng sẽ rất nguy hiểm. Nó thường khiến cho cơ thể bị mất máu gây hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Cách xử lý khi bị đi ngoài ra cục máu đông
Bạn cần hết sức cẩn trọng, tuyệt đối không được chủ quan khi bị đi ngoài ra máu đông. Hãy chú ý đến các vấn đề sau để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của mình.
1. Thăm khám và điều trị y tế
Trong một số trường hợp, đi ngoài ra máu đông có thể là do ăn uống không lành mạnh hay bị nóng trong người. Tuy nhiên, các trường hợp này thường ít khi xảy ra và có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế.
Còn đa phần, hiện tượng đại tiện ra máu đông thường sẽ liên quan trực tiếp đến các vấn đề bệnh lý. Hãy chủ động thăm khám bác sĩ ngay lập tức khi nhận thấy có các triệu chứng sau đi kèm:
- Xuất hiện những cơn đau quặn thắt ở vùng bụng
- Hoa mắt, chóng mặt do cơ thể thiếu máu
- Lượng máu đông xuất hiện nhiều và kèm theo mùi rất khó chịu
- Hậu môn bị đau rát, sưng nóng khiến bạn gặp khó khăn khi ngồi
- Nôn ói kéo dài kèm theo máu hoặc chất dịch màu nâu
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, cơ thể xanh xao
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và chỉ định các thủ thuật cận lâm sàng để xác định nguyên nhân cùng mức độ bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.
Nhiệm vụ của người bệnh lúc này là nghiêm túc điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tình trạng đi ngoài ra máu đông chỉ được khắc phục khi các bệnh lý liên quan được điều trị một cách triệt để.
2. Các biện pháp chăm sóc và dự phòng tại nhà
Ngoài việc thăm khám và điều trị y tế thì việc chăm sóc tại nhà cũng được cho là vấn đề rất quan trọng với việc khắc phục tình trạng đại tiện ra máu đông. Việc chăm sóc tốt sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, làm giảm tần suất xuất hiện của các triệu chứng.
Bạn cần chú ý thực hiện tốt một số khuyến cáo được đề cập dưới đây:
- Tăng cường vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn để giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Bổ sung các loại thực phẩm này cũng sẽ kích thích nhu động ruột và hỗ trợ làm mềm phân.
- Tránh các loại thực phẩm khó tiêu như thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng. Ngoài ra cũng cần hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia hay nước ngọt có gas.
- Bổ sung thêm nước cho cơ thể để ngăn ngừa táo bón và giúp làm mềm phân để tránh áp lực khi đại tiện. Ngoài nước lọc có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại nước ép từ trái cây hay rau củ tươi.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc Tây, đặc biệt là thuốc kháng viêm không steroid bởi chứng rất dễ gây các tác dụng phụ lên cơ quan tiêu hóa.
- Nếu có nhu đầu đại tiện bạn hãy đi ngay không nên nhịn, cùng với đó hãy cố gắng tập cho mình thói quen đại tiện theo một khung giờ cố định.
Tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng đi ngoài ra cục máu đông. Tốt nhất bạn nên sớm thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách. Cùng với đó, hãy kết hợp chăm sóc tốt tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan diễn ra tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- 4 Cách Trị Đi Cầu Ra Máu Tại Nhà Hiệu Quả Theo Dân Gian
- Đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh hết?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!