Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ cực hay mà ít ai biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở hậu môn, do thảo dược này có tác dụng sát trùng mạnh. Tuy nhiên khi áp dụng cách chữa này, cần thực hiện song song với chế độ chăm sóc phù hợp và sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu.

lá trầu không chữa bệnh trĩ
Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở hậu môn

Lợi ích của lá trầu không đối với bệnh trĩ

Bệnh lòi dom (bệnh trĩ) là chứng bệnh hình thành do nhiệt ứ ở trực tràng, khiến khí huyết lưu thông kém dẫn đến tình trạng sung huyết và sinh ra búi trĩ. Bệnh trĩ không chỉ gây đau đớn, kém ăn, giảm khả năng làm việc mà còn gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị dứt điểm.

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở hậu môn, do thảo dược này có tác dụng sát trùng mạnh. Thành phần hóa học trong trầu không có khả năng ức chế các khuẩn gây nhiễm trùng mô mềm phổ biến như liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,…

Ngoài ra, trầu không còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp cầm máu, phục hồi vết loét ở trực tràng và hỗ trợ làm se búi trĩ. Bên cạnh đó, tinh dầu trong thảo dược này còn có tác dụng làm mềm và tăng độ đàn hồi của mao mạch. Giúp hạn chế tình trạng tĩnh mạch ở trực tràng tiếp tục giãn và phình ra.

Mặc dù lá trầu không chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vì là thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả của cách chữa này thường chậm phát huy. Do đó khi áp dụng, cần kiên trì thực hiện và phải kết hợp đều đặn với việc sử dụng thuốc đặc hiệu.

Xem thêm: 5 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả, Dễ Làm

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ như thế nào?

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không với muối và hạt gấc là hai cách điều trị được lưu truyền phổ biến trong dân gian.

1. Lá trầu không và muối trị bệnh trĩ

Lá trầu không và muối đều có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Áp dụng cách chữa này giúp tiêu diệt các vi khuẩn xung quanh hậu môn, làm giảm ngứa ngáy, đau rát và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Khi thực hiện, bạn nên dùng muối biển thay cho muối ăn. Muối biển là dạng muối chưa qua tinh chế và chứa nhiều khoáng chất có lợi. Các khoáng chất từ muối biển có khả năng hỗ trợ làm giảm sưng viêm và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không
Áp dụng cách chữa bệnh trĩ từ muối và lá trầu không giúp làm giảm ngứa ngáy và đau rát

Thực hiện:

  • Đem khoảng 20 lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối trong 30 phút
  • Sau đó đem cắt nhỏ và đun sôi với 1 lít nước
  • Bắc nồi nước xuống, cho thêm muối và xông hơi vùng hậu môn
  • Khi nước nguội, dùng nước ngâm hậu môn (có thể dùng bã trầu không băng ở búi trĩ để giảm viêm)

Việc giã nát lá trầu không tươi rồi đắp búi trĩ sẽ giúp giảm đau sưng nhanh. Tuy nhiên lá trầu không tươi có vị cay nồng, có thể gây xót và rát ở một số trường hợp.

Khi thực hiện những bài thuốc ngâm, rửa bên ngoài, bạn cần vệ sinh hậu môn trước khi áp dụng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Tham khảo thêm: 4 Bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ cực rẻ tiền

2. Chữa bệnh trĩ với lá trầu không và hạt gấc

Bài thuốc từ lá trầu không và hạt gấc có tác dụng tiêu viêm, giảm phù nề các búi trĩ, sát khuẩn và cải thiện sưng đau. Để tăng tác dụng điều trị, bạn có thể kết hợp với một số thảo dược khác như quả cau và bồ kết.

Thực hiện:

  • Đem lá trầu không rửa sạch, hạt gấc đem đập dập
  • Sau đó giã nát 2 nguyên liệu và cho vào nồi nấu sôi trong 10 phút
  • Dùng nước xông hậu môn cho đến khi nước nguội

Hạt gấc không chỉ có tác dụng giảm viêm nhiễm mà còn kích thích co bóp trực tràng nhằm hỗ trợ làm se búi trĩ.

Để nhìn thấy cải thiện lâm sàng, bạn nên thực hiện cách chữa bệnh trĩ từ lá trầu không 1 lần/ ngày trong ít nhất 2 tuần.

Một số điều cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Trầu không là nguyên liệu thiên nhiên nên có ưu điểm an toàn, ít kích ứng và chi phí thấp. Tuy nhiên cũng vì nguồn gốc thiên nhiên nên hiệu quả của cách chữa này thường chậm phát huy và chỉ phù hợp với mức độ bệnh nhẹ.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Phải áp dụng song song với việc dùng thuốc khi tận dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ

Để đạt được kết quả khi điều trị, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Phải kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, tránh thực hiện không đều đặn hay bỏ dở giữa chừng. Tác dụng của bài thuốc dân gian chỉ phát huy khi được áp dụng đều đặn trong một thời gian dài.
  • Cần vệ sinh hậu môn thường xuyên để tránh viêm nhiễm – nhất là trước khi áp dụng các bài thuốc này.
  • Nên áp dụng bài thuốc ngâm, rửa và xông hậu môn vào buổi tối để dưỡng chất thấm sâu vào tĩnh mạch.
  • Hiệu quả của cách chữa từ lá trầu không chỉ có vai trò hỗ trợ, vì vậy phải áp dụng song song với việc dùng thuốc.
  • Tác dụng của bài thuộc phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của từng người. Nếu không nhận thấy hiệu quả, bạn nên thay thế bằng những bài thuốc khác.
  • Nếu có dấu hiệu dị ứng, nên chủ động ngưng áp dụng và gọi cho bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
  • Cần làm sạch nguyên liệu kỹ lưỡng trước khi thực hiện bài thuốc. Cẩu thả trong khâu làm sạch và lựa chọn nguyên liệu có thể làm giảm tác dụng hoặc gây ra nhiễm trùng.
  • Khi thực hiện bài thuốc, cần uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế rượu bia, hút thuốc lá, đồ ăn nhiều đường, cay nóng và dầu mỡ.
  • Nên ngủ sớm, dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế ngồi lâu và mang vác nặng trong thời gian điều trị.

Hầu hết những cách chữa từ dân gian đều khá an toàn và ít gây kích ứng. Tuy nhiên để hạn chế tối đa các tình huống rủi ro, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi áp dụng.

Trên đây là thông tin về cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ cũng như gợi ý bài thuốc điều trị triệt để bệnh. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp phù hợp để nhanh chữa khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Nếu tình trạng trĩ ngoại diễn ra trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu, cắt bỏ búi trĩ.

Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Bác sĩ giải đáp

Bệnh trĩ gây đau đớn, khiến sinh hoạt thường ngày đảo lộn. Nếu để lâu không chữa, bệnh sẽ gây...

3 cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía tại nhà

Theo Đông Y, Thầu dầu tía có vị cay, ngọt, tính bình, có khả năng chống ngứa, tiêu độc, giảm...

Bài thuốc từ lá ngải cứu chữa bệnh trĩ ít ai biết

Các triệu chứng sưng, viêm, đau rát khu vực hậu môn do trĩ có thể được cải thiện nhờ vào...

Chia sẻ cách chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe thật chi tiết

Theo Đông Y, hoa hòe có tác dụng chính là giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, sát trùng nên được...

Áp dụng các cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà có hiệu quả không?

Tổng hợp 6 cách điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà được dùng phổ biến

Ngoài việc chữa bệnh bằng các phương pháp y tế, điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *