Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn phù hợp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện vết viêm, loét do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (chất nhầy, hàng rào niêm mạc dạ dày) và yếu tố tấn công (axit, pepsin có trong dịch vị). Nguyên nhân chính được xác định là do Helicobacter pylori (H. pylori). Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Naprosyn) cũng làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.

Thông thường loét dạ dày được điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc kháng axit dạ dày. Ngoài những phương pháp điều trị đã được chứng minh, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp sẽ đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát bệnh.

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Theo Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ, những thực phẩm được chỉ định cho người viêm dạ dày, loét dạ dày hiện nay có chứa nhiều thành phần chống lại vi khuẩn Hp, hỗ trợ quá trình làm lành vết loét. Theo đó, chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày cần chứa nhiều thực phẩm sau đây:

1. Thực phẩm giàu Flavonoid

Flavonoid còn được gọi là bioflavonoid – một trong những chất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người bị viêm loét dạ dày. Chúng có tác dụng bảo vệ  niêm mạc dạ dày, đồng thời hỗ trợ làm lành các vết loét. Flavonoid được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm sau:

chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày - viêm loét dạ dày nên ăn uống gì
Trà xanh chứa nhiều Flavonoid, tốt cho người bị viêm loét dạ dày.

  • Đậu nành
  • Cây họ đậu
  • Nho
  • Cải xoăn
  • Táo
  • Bông cải xanh
  • Quả mọng
  • Các loại trà, đặc biệt là trà xanh

Theo Viện Linus Pauling, Flavonoid không gây tác dụng phụ. Tuy vậy, việc tiêu thụ chất trên với lượng lớn có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể.

2. Cam thảo tự nhiên dạng viên nén (Deglycyrrhizinated licorice)

Cam thảo có vị ngọt, thường được dùng dưới dạng viên nén, viên nang, chiết xuất dạng lỏng. Một nghiên cứu cho thấy, chiết xuất cam thảo (DGL) có thể giúp vết loét lành lại bằng cách ức chế sự phát triển của H.pylori. Tuy nhiên, ăn nhiều cam thảo có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch, cần đặc biệt lưu ý.

3. Thực phẩm giàu Probiotic

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế phẩm sinh học Probiotic có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày, tăng tỉ lệ hồi phục cho những đối tượng bị viêm loét.

bị viêm loét dạ dày nên ăn gì
Nhiều nghiên cứu chứng minh sữa chua giúp tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Probiotic là một lợi khuẩn thuộc nhóm vi sinh vật sống, có chức năng tương tự như các loại vi khuẩn tự nhiên ở ruột. Bổ sung lợi khuẩn trên vào chế độ ăn uống có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, bảo vệ sức khỏe.

Probiotic có nhiều trong các loại thực phẩm lên mem, chẳng hạn:

  • Sữa bơ
  • Sữa chua
  • Tương miso
  • Kim chi
  • Sữa Kefir

Người bị viêm loét dạ dày cũng có thể sử dụng Probiotic dạng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ quá trình điều trị.

4. Mật ong

Một số nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra hơn 200 nguyên tố (bao gồm cả polyphenol và các chất chống oxy hóa khác) trong mật ong. Đây được xem là một chất kháng khuẩn mạnh, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn HP.

Chỉ cần không mắc một số bệnh về đường huyết, đây sẽ là thực phẩm vô cùng hữu ích giúp làm dịu vết viêm, loét ở niêm mạc dạ dày.

5. Tỏi

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được, chiết xuất từ tỏi có thể làm ức chế sự tăng trưởng vi khuẩn Hp ở cả động vật lẫn người. Tuy vậy, mùi khó chịu của tỏi khiến cho không ít người lo ngại, dè chừng. Nếu thuộc trường hợp trên, người bệnh viêm loét dạ dày sử dụng viên uống bổ sung để cải thiện tình trạng bệnh.

Tỏi có tác dụng khác là làm loãng máu. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu khác như Warfarin (Coumadin), Aspirin hoặc các loại thuốc làm loãng máu theo toa khác.

6. Thực phẩm chứa Mastic

Mastic (còn được gọi là nhũ hương, nhựa nhai), là chất nhựa thơm được thu từ cây Pistacia lentiscus (loại cây được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải). Mastic được dùng trong chế biến nước chấm, kem, dùng thay thế bột ngô và gelatin nhưng phổ biến nhất vẫn là chế biến kẹo cao su.

Nhiều nghiên cứu về mức độ tương tác của Mastic với vi khuẩn Hp cho thấy, 3/10 người nhai kẹo cao su có biểu hiện giảm số lượng xoắn khuẩn này trong cơ thể. So với phương pháp truyền thống dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp với tỉ lệ thành công lên đến 75%, thì nhai kẹo cao su có hiệu quả thấp. Tuy vậy, cách trên khá đơn giản và ít tốn kém nên bạn vẫn có thể thực hiện để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.

7. Nam việt quất

Theo nhiều tài liệu, nam việt quất có tác dụng giảm nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách ngăn chặn vi khuẩn lắng xuống thành bàng quang. Ngoài ra, nam việt quất và chiết xuất của nó còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày. Người bệnh có thể bổ sung việt quất bằng cách: uống nước ép, ăn trực tiếp.

Viêm loét dạ dày không nên ăn gì
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn nam việt quất để cải thiện triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày.

Nên ăn nam việt quất với lượng vừa phải để tránh dạ dày bị kích ứng, khó chịu, tăng hàm lượng đường trong máu.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nước ép việt quất có thêm siro, đường fructose khá cao, gây tăng lượng calo không cần thiết cho cơ thể. Để tránh điều này, thay vì mua nước đóng chai có sẵn, bạn hãy tự thực hiện tại nhà để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

8. Trái cây, rau và ngũ cốc

Theo chuyên trang sức khỏe hàng đầu Mayo Clinic, chế độ ăn có nhiều trái cây, rau, ngũ cốc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ làm lành vết loét hiệu quả.

Người ta tìm thấy trong nhóm thực phẩm trên chức nhiều polyphenol. Đây là hóa chất thực vật có chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa mô, hỗ trợ làm lành vết viêm loét. Polyphenol có nhiều trong:

  • Cây hương thảo
  • Hạt lanh
  • Sô cô la đen
  • Việt quất, mâm xôi, dâu tây
  • Quả oliu đen

Thực phẩm nên tránh và hạn chế khi bị viêm loét dạ dày

Thông thường, viêm loét dạ dày sẽ đi kèm với trào ngược axit. Ăn uống không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ co thắt thực quản dưới (LES) khiến cho axit trào ngược vào dạ dày thực quản, tăng nguy cơ trào ngược cũng như hình thành chứng khó tiêu, ợ nóng khác…

Để giảm đau do trào ngược axit, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Cà phê và đồ uống chứa caffein khác
  • Đồ uống có ga
  • Sô cô la
  • Đồ ăn cay
  • Đồ đóng hộp
  • Đồ ăn chứa nhiều muối
  • Thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo như: khoai tây chiên, bỏng ngô…
  • Thực phẩm có tính axit như cam quýt và cà chua
  • Uống nhiều rượu
  • Các loại rau; cà chua, rau sống…
  • Các loại trái cây họ cam quýt

Một số thói quen cũng gây ảnh hưởng tiêu cực lên người bị viêm loét dạ dày như: ăn quá nhiều, ăn quá no, ăn trước khi ngủ 1 -2  giờ đồng hồ… cần đặc biệt tránh.

Việc điều trị viêm loét dạ dày sẽ tốt khá nhiều thời gian nhưng nhìn chung, viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa trị được nếu như người bệnh dùng đúng thuốc và có chế độ ăn hợp lý, khoa học.

Có thể bạn quan tâm:

Mai mực và công dụng chữa đau dạ dày hiệu quả, dễ áp dụng

Mai mực được biết là loại dược liệu quý trong Đông y với công dụng điều trị rất nhiều bệnh...

bé bị đau dạ dày phải làm sao

Mách mẹ 7 mẹo xử trí khi bé bị đau dạ dày

Trên thực tế cho thấy, các trường hợp bé bị đau dạ dày không hề là điều hiếm gặp. Bởi...

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang: Các mẹ cần lưu ý để con luôn khỏe mạnh!

Bạn thể bạn không biết nhưng dạ dày của trẻ sơ sinh vốn nằm ngang và ở vị trí cao...

Dùng Rượu Tỏi Chữa Đau Dạ Dày Theo Kinh Nghiệm Dân Gian

Tỏi từ lâu đã được biết đến là loại dược liệu tốt cho sức khỏe, có tác dụng điều trị...

chế độ ăn cho người viêm dạ dày hp

Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

"Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?" ắt hẳn luôn là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *