Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Chứa Được Bao Nhiêu Ml?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đối với các bà mẹ, nhất là những bà mẹ sinh con lần đầu, việc cho con bú có thể gặp nhiều khó khăn. Một trong những thắc mắc khá phổ biến là dung tích dạ dày trẻ sơ sinh chứa được bao nhiêu ml? Nên cho trẻ bú bao nhiêu là đủ?

dung tích dạ dày trẻ sơ sinh
Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh chứa được bao nhiêu ml? Cho trẻ ăn/bú bao nhiêu là đủ?

Kích thước và dung tích dạ dày trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có kích thước rất nhỏ, thậm chí chưa có khả năng giãn nở tốt. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh lại không biết về vấn đề này, gây ra nhiều khó khăn trong việc cho trẻ bú, dễ gây trớ, tạo tâm lý khiến trẻ sợ bú.

Từ lúc sinh ra cho đến khi 1 tuổi, dạ dày của trẻ có nhiều lần thay đổi kích cỡ. Sự thay đổi này có thể diễn ra theo ngày, theo tuần, theo tháng. Cụ thể như sau:

  • Ngày đầu tiên khi sinh, kích thước dạ dày ở trẻ khoảng bằng một quả cherry, trong đó dung tích dạ dày có kích thước từ 5 – 7 ml.
  • Từ ngày 3, dạ dày của trẻ sơ sinh tăng kích thước lên bằng một quả óc chó, dung tích dạ dày có thể chứa được từ 22 – 27 ml.
  • Ngày thứ 7, dung tích dạ dày của trẻ có thể từ 45 – 60 ml, bằng kích thước một quả đào nhỏ.
  • Vào ngày thứ 30 (tròn 1 tháng tuổi), dung tích dạ dày của trẻ từ 80 – 150 ml, đây là kích thước bằng với một quả trứng gà.
  • Kích thước dạ dày của trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi tăng dần kích thước từ 150 ml – 200 ml.
  • Cho đến khi 1 tuổi, dạ dày của bé sẽ dao động từ 200 ml – 250 ml.
kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh thay đổi theo thời gian
Kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian

Chú ý nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

Mặc dù trẻ nhỏ có dạ dày chỉ bằng 1/5 so với người lớn nhưng lượng vi chất dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ cao hơn người lớn từ 3 – 5 lần theo mỗi cân nặng của trẻ. Đây là nhu cầu cần thiết để giúp cho trẻ có thể phát triển hoàn thiện trong những tháng đầu đời. Trong thời gian này, bé cần cần được bổ sung dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho quá trình phát triển không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn, bú, phụ huynh cũng cần chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ bởi mỗi trẻ đều có nhu cầu khác nhau. Do đó khi cho trẻ ăn, phụ huynh không nên so sánh với các trẻ cùng trang lứa, tránh tình trạng thúc ép cho trẻ ăn để hạn chế nguy cơ trẻ bị trớ, chán ăn.

Một số cách xác định mức độ no của trẻ

Dưới đây là một số cách xác định mức độ no của trẻ để giúp bố mẹ có những tham khảo cần thiết. Tuy nhiên cần tuân thủ nguyên tắc, khi con đã no, từ chối ăn thì không cố gắng ép bé ăn thêm.

  • Trong trường hợp bé bú sữa mẹ từ 6 lần trong vòng 24 giờ có nghĩa là bé đã bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết.
  • Nếu số lần bé tiểu trong ngày ít hơn 5 lần, có thể phỏng đoán là bé đang thiếu sữa, chưa ăn đủ.
  • Trẻ đang trong thời gian bú sữa mẹ và ăn đủ thì phân sẽ mềm như bơ. Số lần đi ngoài của bé từ 2 – 4 lần mỗi ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ, khi ăn đủ no, mỗi tháng trẻ sơ sinh có thể tăng trung bình từ 125 gram mỗi tuần, mỗi tháng bé có thể tăng từ 600 gram.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, nếu ăn đầy đủ, trẻ có thể tăng từ 500 gram mỗi tháng.
  • Có thể nhận biết một số dấu hiệu bé đói sớm như: bé liếm môi, mút ngón tay, mút môi, quần áo hoặc đồ chơi, thường hay há miệng, thè lưỡi,…

Hy vọng thông tin trong bài đã giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề dạ dày của trẻ chứa được bao nhiêu ml, từ đó biết cách chăm sóc bé tốt hơn.

Hiện nay, bệnh đau dạ dày ở trẻ em khá phổ biến và được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nếu thấy con có dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám, điều trị.

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày ở trẻ em được nhiều cha mẹ tin dùng nhiều nhất hiện nay là Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Nếu bạn quan tâm, có thể theo dõi thêm phân tích, tư vấn từ bác sĩ trong video dưới đây.

Mọi vấn đề thắc mắc cần giải đáp, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Thuốc dân tộc để gặp chuyên gia, bác sĩ.

Thông tin tham khảo:

Xem thêm

Khám đại tràng bằng cách nào, chuẩn bị gì? Quy trình

Xét nghiệm phân, nội soi, chụp X-quang, kiểm tra thực thể bên ngoài bụng... là những cách khám đại tràng đang được áp dụng tại bệnh viện. Khi đi khám,...

Bảng giá chi phí cắt trĩ 2023- Chi tiết từng mục

Cắt trĩ hết bao nhiêu tiền và nên cắt ở đâu uy tín là một trong những từ khóa được...

bài thuốc chữa bệnh đại tràng Tiêu thực Phục tràng hoàn

“Bóc tách” bài thuốc Đông y Tiêu thực Phục tràng hoàn – Điều trị dứt điểm bệnh lý đại tràng

Theo nhiều thống kê cho thấy, bệnh lý viêm đại tràng, viêm loét đại tràng,... ngày càng phổ biến, có...

Bệnh viện nào có bác sĩ nữ khám bệnh trĩ giỏi?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói và dần trở nên phổ biến, trong đó, tỷ lệ...

Thuốc Bôi Trĩ Chữ A Của Nhật: Giá Bán, Cách Dùng, Review

Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật là một sản phẩm khá phổ biến hiện nay, được người trong và...

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật – Điều cần biết

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật là tình trạng dịch mật trào ngược gây tổn thương dạ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.