Viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em: những điều mẹ cần biết sớm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm dạ dày mãn tính thường bắt gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 7 đến 13. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Helicobacter pylori . Viêm dạ dày mãn tính nếu không được điều trị kịp thời, trẻ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, loét hoặc thủng dạ dày.

Viêm dạ dày mãn tính ở trẻ em
Viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em là một trong những bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em

Cũng giống như người lớn, viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm trong khoảng thời gian dài. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do các yếu tố ngoại sinh như sử dụng thuốc kháng viêm không chứa hoặc có chứa steroid, thuốc giảm đau và một số loại thuốc khác.

Ngoài ra, thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ bị bệnh một phần là do các yếu tố nội sinh như stress, dị ứng hoặc do xoắn khuẩn HP gây ra. Trong đó, vi khuẩn HP hay còn gọi là (Helicobacter pylori) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày mạn tính ở trẻ.

Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em

Bệnh viêm dạ dày mạn tính thường có những biểu hiện rất dễ gây nhầm lẫn với các triệu chứng của rối loạn hệ tiêu hóa. Đặc biệt, bệnh không có những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng, gây khó khăn trong việc nhận biết. Chính vì vậy, cha mẹ cần có những hiểu biết nhất định về viêm dạ dày mạn tính để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm cho con.

Sau đây là một vài triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính ở trẻ:

  • Đau bụng: Là một trong những triệu chứng nổi bật của viêm dạ dày mạn tính. Trẻ thường cảm thấy đau nhức lâm râm ở vùng bụng trên rốn kéo dài. Đôi khi, cơn đau xuất hiện ngay ở hạ sườn phải (vùng bụng trên rốn phía bên phải) hoặc vùng thượng vị. Đau do viêm dạ dày mạn tính gây ra thường có tính chất chu kỳ, đặc biệt cơn đau có liên quan đến bữa ăn, cho dù trẻ đói hay no.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ thường xuyên bị ợ chua, buồn nôn và nôn. Những biểu hiện này có thể xảy ra trước hoặc sau khi ăn. Và nôn có thể là thức ăn hoặc đôi khi kèm lẫn máu.
  • Thiếu máu: Đa số trẻ bị viêm dạ dày mạn tính đều bị thiếu máu. Và biểu hiện nhận biết chủ yếu như da xanh xao, lòng bàn tay, bàn chân trắng nhợt, niêm mạc nhợt nhạt, trẻ mệt mỏi, kém phát triển, chán ăn và gầy yếu.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Trường hợp viêm dạ dày mạn tính nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa (chảy máu dạ dày). Biểu hiện thường gặp như trẻ nôn ra máu hoặc đi tiêu phân có màu đen như hắc ín hoặc bã cà phê lẫn máu tươi.

Điều trị viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em

Viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời, lâu dài, bệnh chuyển nặng và có thể gây ung thư dạ dày. Vì thế, cha mẹ cần điều trị bệnh sớm cho con, tránh những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra sau này.

Điều trị viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em trong những tình huống sau:

  • Trẻ có tiền sử loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
  • Mặt khác, trong trường hợp trẻ bị hành tá tràng không gây loét hoặc đau nhưng có sự hiện diện của vi khuẩn HP, tốt nhất vẫn nên điều trị.
  • Trẻ có cha mẹ bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày.
Điều trị viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị thích hợp.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhưng bác sĩ có thể kê một số thuốc với mục đích làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh phát triển, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh thuộc nhóm imidazole (tinidazole và metronidazole) và nhóm macrolid như clarythromycin.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2, chẳng hạn ranitidin,cimetidin và một số loại khác.
  • Thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole và omeprazole.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ bệnh mà chuyên viên y tế sẽ điều chỉnh liều lượng, loại thuốc và thời gian sử dụng sao cho phù hợp với trẻ. Bên cạnh việc dùng thuốc tân dược để điều trị viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em, việc phối hợp một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp làm tăng khả năng phục hồi bệnh.

Thuốc Tây điều trị đau dạ dày không phải là giải pháp tối ưu cho trẻ nhỏ
Sử dụng thuốc Tây điều trị đau dạ dày cho trẻ cha mẹ cần phải cân nhắc cẩn thận

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh cho con trẻ trong thời gian dài có thể dễ gây tác dụng phụ. Đồng thời, làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn gây viêm dạ dày mạn tính. Do đó, cha mẹ nên cho con sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối, không tự ý cho trẻ dùng hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự chỉ định của nhân viên y tế.

Phòng bệnh viêm dạ dày mạn tính ở trẻ

Cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để phòng tránh và kiểm soát bệnh cho con.

Về lối sống

  • Không cho con sử dụng thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích như soda, cà phê, rượu và bia.
  • Không nên cho con ăn trước khi đi ngủ. Nếu trẻ có đói bụng, bạn nên cho con uống 1 ly sữa ấm, giúp bảo vệ niêm mạc, đồng thời xoa dịu cơn đau, giúp bạn con trẻ ngủ ngon hơn.
  • Sau khi ăn xong, không cho trẻ hoạt động thể lực hay trí óc ít nhất 30 phút sau bữa ăn.
  • Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý giữ ấm vùng bụng cho trẻ. Bởi lạnh sẽ khiến chức năng hoạt động của dạ dày trở nên kém, khiến bệnh tồi tệ hơn.

Về cách ăn

  • Phụ huynh nên hướng dẫn con cách ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày.
  • Tập cho con thói quen vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm dạ dày.
  • Bên cạnh đó, không cho con vừa ăn vừa uống, cho trẻ uống 1 cốc nước trước khi ăn khoảng 30 phút và sau ăn vài ngụm. Cách làm này vừa giúp trẻ ngon miệng hơn vừa giúp giảm triệu chứng đau do viêm dạ dày mãn tính gây ra.
  • Tránh không cho trẻ ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc thức ăn chứa nhiều muối, chất béo, chất bảo quản,…
  • Mặt khác, nên chia ba bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ. Tốt nhất, nên cho con ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.

Viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, viêm loét hoặc thủng dạ dày. Do đó, nếu thấy con có những biểu hiện bất thường, cha mẹ hãy đưa con đến ngay bệnh viện để được điều trị và thăm khám từ sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Mẹo chữa đau dạ dày bằng củ gừng cực hay và đơn giản

Chữa đau dạ dày bằng củ gừng là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng...

thuốc dân gian chữa đau dạ dày

7+ Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả, dễ kiếm và dễ thực hiện

Đa phần các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày đều chỉ đáp ứng tốt với các trường hợp...

nóng rát dạ dày

Cảm giác nóng rát dạ dày: Nguyên nhân và cách xử lý

Nóng rát dạ dày là triệu chứng rất dễ gặp phải thường ngày. Nó có thể bắt nguồn từ việc...

Nội soi dạ dày qua đường mũi và những thông tin cần biết

Nội Soi Dạ Dày Qua Đường Mũi – Quy Trình, Chi Phí

Bên cạnh nội soi dạ dày bằng phương pháp truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi cũng mang...

Công dụng chữa đau dạ dày của khoai tây ít ai biết

Chỉ với một lượng khoai tây vừa đủ mỗi ngày, các triệu chứng co thắt dạ dày hay chứng đau...