13 Cách Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng
Những người bị bệnh trĩ dù nhẹ hay nặng có thể kết hợp những cách chữa trị tại nhà đơn giản, hiệu quả, không tác dụng phụ sau đây để nhanh chóng giải quyết triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Thông thường, bệnh có thể xuất hiện và biến mất ngay sau đó vài tuần. Tuy nhiên, các triệu chứng của trĩ bao gồm đau, sưng và chảy máu trực tràng thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện khó chịu có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm, tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả nhất
Bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp khắc phục bệnh trĩ tại nhà sau đây để giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu hơn, tiến tới dứt điểm bệnh.
1. Cách chữa trĩ bằng nha đam
Nha đam được biết đến như là một trong những “dược phẩm” tự nhiên trong làm đẹp. Ngoài công dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, chúng còn có tác dụng trong việc giảm kích ứng, chống viêm, làm lành vết thương. Chính vì vậy, nha đam thường được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, trong đó có bệnh trĩ.

Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Người bệnh sử dụng một nhánh nha đam đem gọt vỏ, rửa sạch
- Sau đó, bạn cắt nha đam thành từng khúc rồi thêm một lượng nước vừa đủ với tỷ lệ 1 phần nha đam 2 phần nước.
- Tiếp đến, xay nhuyễn hỗn hợp và dùng dung dịch này uống mỗi khi thức dậy.
- Để đạt được kết quả như mong đợi, bệnh nhân nên uống lúc bụng còn đói. Tuy nhiên chỉ nên uống mỗi ngày 1 ly. Tuyệt đối không uống nhiều, bởi nha đam có tác dụng nhuận tràng có thể gây kích ứng dạ dày, ruột dẫn đến tiêu chảy.
Nha đam khá an toàn và ít gây ảnh hưởng đến da nhưng nếu bạn bị dị ứng, chúng có thể dễ dàng gây kích ứng. Vì vậy, trước khi sử dụng nha đam, người bệnh nên kiểm tra phản ứng dị ứng bằng cách chà một lượng lớn gel nha đam lên cẳng tay. Sau đó, bạn chờ từ 24 đến 48 giờ. Nếu da không xuất hiện phản ứng gì, chứng tỏ chúng an toàn, bạn có thể dùng và ngược lại.
Gợi ý: 5 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả Và Lành Tính
2. Tắm nước ấm với muối Epsom
Nước ấm có thể giúp giảm đau và làm dịu sự kích thích từ bệnh trĩ. Người bệnh có thể sử dụng bồn tắm toàn thân hoặc bồn tắm sitz (một loại bồn nhựa nhỏ vừa vặn với bồn cầu) để ngâm.
Theo các chuyên gia, việc tắm nước ấm trong 20 phút sau mỗi lần đi tiêu sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh khá tốt. Bên cạnh tắm nước ấm, bệnh nhân có thể thêm vào bồn tắm một lượng muối Epsom vừa đủ và ngâm mình. Loại muối này không những giúp giảm căng thẳng mà còn giúp giảm đau do trĩ gây ra.
3. Dùng mật ong
Mật ong có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, chất khoáng cùng với vitamin, đặc biệt vitamin B. Chính nhờ những thành phần có lợi này mà mật ong được biết đến như một nguyên liệu tự nhiên có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương và chống nhiễm trùng.
Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng mật ong thoa hậu môn: Bệnh nhân sử dụng 5 – 10 ml mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên hậu môn. Vệ sinh lại hậu môn bằng nước sạch vào sáng hôm sau.
- Dùng mật ong và đậu đen: Người bệnh ninh nhừ 50 gr đậu đen rồi sau đó thêm 20 gr mật ong. Mỗi ngày ăn 2 lần và ăn liên tục từ 7 – 14 ngày.
Xem thêm: 5 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Mật Ong Dễ Dùng, Hiệu Quả Cao
4. Nghệ
Nghệ là một loại gia vị nổi tiếng ở các nước Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ. Nhờ đặc tính kháng sinh, chống khuẩn mà ngoài việc sử dụng trong ẩm thực chúng còn được dùng để điều trị bệnh trĩ.

Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Người bệnh sử dụng 1 muỗng bột nghệ trộn chung với một ít dầu mù tạt
- Sau đó, bạn nhỏ thêm vào một vài giọt nước hành và trộn đều hỗn hợp lại
- Cuối cùng, dùng hỗ hợp này thoa lên vùng bị trĩ và để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Thực hiện cách này thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng sưng viêm và đau do bệnh trĩ gây ra.
5. Lá diếp cá
Một trong những cách cải thiện bệnh trĩ người bệnh không nên bỏ qua là ăn rau diếp cá mỗi ngày. Với đặc tính thanh nhiệt, giải độc đồng thời chống nhiễm trùng và chống viêm, loại rau này có thể giúp giảm đau và làm dịu kích ứng do trĩ.
Cách thực hiện:
- Người bệnh sử dụng một nắm lá rau diếp cá rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút. Tiếp đến, bạn để ráo nước và ăn sống. Và để đẩy lùi tình trạng bệnh, người bệnh nên ăn rau diếp cá mỗi ngày. Nếu thấy khó ăn sống, bệnh nhân có thể xay thành nước và uống.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nấu nước lá rau diếp cá để ngâm và rửa hậu môn. Cách làm này cũng khá hữu ích trong việc làm giảm đau và giúp giảm thiểu tối đa triệu chứng của bệnh trĩ.
6. Dầu dừa
Dầu dừa giúp bổ sung chất oxy hóa cho cơ thể đồng thời giúp cân bằng độ ẩm và làm dịu da. Chính vì vậy, chúng thường được sử dụng để làm lành tình trạng tổn thương ở hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Cách thực hiện:
- Thoa dầu dừa lên búi trĩ: Bệnh nhân sử dụng 1 – 2 giọt dầu dừa thoa trực tiếp lên búi trĩ. Thường xuyên thực hiện không chỉ giúp giảm đau mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Uống dầu dừa: Người bệnh cũng có thể pha một muỗng cà phê dầu dừa trong một cốc nước ấm và uống mỗi ngày để đẩy lùi tình trạng bệnh.
7. Hành tím
Hành tím ngoài công dụng là một loại gia vị chúng còn có tác dụng làm giảm khả năng kích thích thần kinh giúp giảm đau do trĩ gây ra.
Người bệnh chỉ cần sử dụng 3 thìa cà phê đường vào 1 thìa cà phê hành tím rồi ăn hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Thực hiện thường xuyên bài thuốc này sẽ giúp kiểm soát chảy máu và cải thiện triệu chứng khó chịu.
8. Gừng
Gừng có tính kháng viêm và kháng khuẩn khá tốt. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng chúng như một biện pháp tự nhiên giúp khắc phục bệnh trĩ ngay tại nhà.
Người bệnh lấy một ít nước cốt gừng trộn chúng với một ít chanh, bạc hà và mật ong. Uống nước này mỗi ngày nếu muốn tình trạng bệnh nhanh chóng khỏi.
Tham khảo thêm: 4 Phương pháp dùng gừng chữa bệnh trĩ hiệu quả ít ai biết

9. Chườm đá lạnh
Đá lạnh không chỉ giúp giảm viêm, đau mà còn giúp kiểm soát chảy máu do trĩ. Tuy nhiên, khi thực hiện cách này, người bệnh nên lưu ý những điểm sau đây:
- Không nên dùng đá chườm trực tiếp lên búi trĩ. Tốt nhất bạn nên bọc đá lạnh trong miếng vải mềm hoặc túi chườm nhiệt trước khi chườm lên chỗ đau.
- Trong quá trình chườm đá, không nên chườm quá lâu, tránh tình trạng đá gây kích thích ảnh hưởng đến da và dây thần kinh thị giác.
- Ngoài ra, bệnh nhân nên xen kẽ chườm đá với ngâm bồn nước ấm để đạt được kết quả trị liệu cao.
Ngoài các biện pháp khắc phục bệnh trĩ nêu trên, người bệnh cũng nên tuân thủ những gợi ý dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
10. Điều chỉnh thói quen đi đại tiện
Để ngăn chặn bệnh không tái phát trở lại, khi đi vệ sinh nếu gặp phải tình trạng táo bón, bệnh nhân không nên dùng sức tránh làm tổn thương hậu môn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng thói quen đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày. Đồng thời, sau khi đi đại tiện không nên dùng khăn giấy khô để rửa hậu môn mà hãy dùng khăn ướt hoặc nước.
Hữu ích cho bạn: Chế Độ Sinh Hoạt Cho Người Bệnh Trĩ Giúp Nhanh Khỏi
11. Uống nhiều nước
Nếu muốn cải thiện và ngăn ngừa bệnh quay trở lại, người bệnh không thể bỏ qua nguyên tắc uống đủ nước mỗi ngày. Tốt nhất, bạn nên uống 2 lít nước, ước lượng từ 6 – 8 ly mỗi ngày để giúp làm mềm chất thải, tránh gây tổn thương hậu môn.

12. Bổ sung nhiều chất xơ
Ngoài việc uống nước, bệnh nhân cũng đừng quên bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể. Một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ như đu đủ, rau mồng tơi, thanh long, khoai lang,…
13. Thường xuyên tập thể dục thể thao
Vận động thường xuyên sẽ giúp làm giảm áp lực lên phần cơ dưới và giúp cải thiện bệnh trị. Do đó, người bệnh trĩ nên tích cực tập luyện. Một số bài tập nhẹ nhàng bệnh nhân có thể áp dụng như chạy bộ, đi bộ nhanh hoặc tập các động tác yoga,…
Với 13 cách chữa bệnh trĩ ngay tại nhà trên đây, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bản thân để nhanh chóng khỏi bệnh. Đừng lạm dụng các cách chữa không đảm bảo hiệu quả, thay vào đó, hãy lựa chọn điều trị với hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- 15 Thuốc Trị Bệnh Trĩ Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý Khi Dùng
- 3 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô phù hợp với cơ địa nhiều người