Bệnh trĩ nội là gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách chữa trị từ gốc
“Thập nhân cửu trĩ” thường là câu nói quen thuộc để miêu tả mức độ phổ biến của bệnh trĩ trong cuộc sống. Cứ 10 bệnh nhân, thì có 9 người có nguy cơ mắc trĩ, đặc biệt là trĩ nội. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng trĩ nội nên được điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, chuyên mục sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh trĩ nội cũng như cách điều trị hiệu quả.

Bệnh trĩ nội là gì? Có nguy hiểm không? Chuyên gia tiêu hóa giải đáp
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng bị co giãn quá mức dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu, sưng phồng, gây đau đớn và khó chịu.
Trong đó, trĩ nội xảy ra do sự gia tăng áp lực lên vùng ổ bụng từ một số yếu tố bên ngoài như ngồi lâu, béo phì, mang thai hoặc rặn mạnh khi táo bón,…Lúc này, vùng tĩnh mạch hậu môn bị đè nén và ảnh hưởng đến lưu thông máu. Lúc này, máu đến tĩnh mạch hậu môn bị ứ trệ, không thể lưu thông hết, tích tụ dần là giãn phồng tĩnh mạch tạo thành búi trĩ nội.
Trĩ nội hình thành và được chia làm 4 cấp độ và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ bé, vừa mới hình thành, chưa lồi ra ngoài
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ hình thành to hơn, khi đi đại tiện có thể bị sa ra ngoài, nhưng có thể tự co vào trong
- Trĩ nội độ 3: Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, vướng víu khi đi đại tiện. Búi trĩ sa ra ngoài rõ ràng, người bệnh thường dùng tay ấn vào bên trong
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ nằm bên ngoài, có nguy cơ viêm nhiễm rất cao, người bệnh nên tìm biện pháp khắc phục ngay

Nếu trĩ nội không được điều trị dứt điểm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nhận biết biểu hiện trĩ nội sớm, điều trị bệnh hiệu quả là điều người bệnh nên làm.
Triệu chứng bệnh trĩ nội: Nhận biết sớm và điều trị dứt điểm
Ở giai đoạn trĩ nội độ 1,2 thường chưa có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, trĩ nội độ 3,4 lại mang đến muôn vàn khó chịu như:
- Đi ngoài ra máu: Tình trạng này xuất hiện khi người bệnh bị táo bón lâu ngày. Hoạt động đào thải phân ngây cọ xát, tổn thương búi trĩ. Từ đó, búi trĩ thường gặp tình trạng sưng phồng, chảy máu.
- Đau rát, ngứa ngáy hậu môn: Đây là dấu hiệu bệnh trĩ nội rõ ràng bất cứ người bệnh nào cũng có thể gặp phải. Hậu môn thường xuyên vướng víu, khó chịu, khô rát.
Người bệnh còn gặp thêm một số triệu chứng khác như mệt mỏi, căng thẳng tinh thần, chán ăn, cân nặng giảm sút đáng kể. Đặc biệt, những triệu chứng này có thể gia tăng tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, từ đó phòng bệnh hiệu quả.
Top những nguyên nhân gây nên trĩ nội người bệnh nên nằm lòng
Trĩ nội có thể là hệ quả của những nguyên nhân sau:
- Táo bón mãn tính: táo bón gây áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng. Áp lực này duy trì trong thời gian dài có thể khiến tĩnh mạch bị tổn thương.
- Ngồi quá lâu: Ngồi quá nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Khi bạn ngồi quá lâu, máu và áp lực từ trọng lượng cơ thể sẽ đè lên vùng hậu môn. Điều này khiến tĩnh mạch bị co giãn quá mức.
- Quan hệ qua đường hậu môn: Ma sát khi quan hệ bằng đường hậu môn khiến trực tràng, hậu môn bị kích thích và tổn thương.
- Di truyền: Bệnh trĩ nội có xu hướng di truyền giữa những người thân cận huyết.
- Tiêu chảy mãn tính: Tương tự như táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính cũng là tạo áp lực lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng.
- Mang thai: Tử cung mở rộng khi mang thai đè nén nén lên tĩnh mạch trong trực tràng, khiến tĩnh mạch phồng lên.
- Lão hóa: Khi cơ thể bị lão hóa, khả năng chịu đựng của các cơ quan sẽ giảm đi đáng kể. Đây là điều kiện khiến các vấn đề sức khỏe phát sinh.

Nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, bên cạnh nguyên nhân, người bệnh cũng nên nắm rõ triệu chứng bệnh trĩ nội. Từ đó, nhận biết và điều trị dứt điểm bệnh.
Chuyên gia tư vấn phác đồ điều trị và chẩn đoán bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội có thể bị nhầm lẫn với ung thư trực tràng, hậu môn. Do đó, khi phát hiệu triệu chứng, người bệnh hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế uy tín.
1/ Chẩn đoán chính xác bệnh trĩ nội
Chẩn đoán được xem là giai đoạn quyết định phương pháp điều trị được chỉ định.
Trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra những triệu chứng lâm sàng. Sau đó, có thể thực hiện kiểm tra thủ công để quan sát tình trạng ở trực tràng và hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được yêu cầu các xét nghiệm khác, như: xét nghiệm phân, soi hậu môn, soi đại tràng sigma,… nhằm đáp ứng cho quá trình chẩn đoán bệnh. Sau khi có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngay phòng biến chứng nguy hiểm.
2/ Điều trị bệnh trĩ nội bằng thuốc Tây
Việc dùng thuốc khi điều trị trĩ nội có tác dụng giảm sưng, đau và cải thiện các triệu chứng khác. Tuy nhiên phương pháp này không có khả năng chữa dứt điểm bệnh. Dùng thuốc là phương pháp làm giảm các cơn đau và các triệu chứng do trĩ nội gây ra
Những loại thuốc được chỉ định trong điều trị trĩ nội:
- Thuốc uống: acetaminophen, aspirin, ibuprofen…
- Thuốc đặt hậu môn: Avenoc, Neo Haelar, Witch Hazel, Calmol, Anusol,…
- Thuốc dạng bôi: Zinc oxide, Bismuth subgallate, Resorcinol,…

Ưu điểm: Thuốc có hiệu quả nhanh, giảm ngay khó chịu sau vài liều đầu tiên sử dụng. Ngoài ra, thuốc Tây có tính tiện lợi cao, được nhiều người bệnh ưu ái.
Nhược điểm: Xét về hiệu quả điều trị lâu dài, thuốc tân dược khó có thể điều trị dứt điểm. Bởi lẽ, thuốc Tây y chỉ tập chung điều trị phần ngọn, không đi sâu vào nguyên căn gốc rễ bệnh lý, từ đó búi trĩ có thể tái phát nhanh chóng.
3/ Phẫu thuật có chữa dứt điểm bệnh trĩ nội?
Phẫu thuật thường được chỉ định cho bệnh nhân đã xuất hiện tình trạng sa búi trĩ. Lúc này trực tràng chảy máu nhiều, cơn đau xuất hiện dày đặc,… và không đáp ứng với các loại thuốc. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc trước khi điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp này.

Chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân trĩ nội
Nếu các triệu chứng không quá nặng, bạn có thể thực hiện các biện pháp tại nhà để cải thiện. Tập luyện thường xuyên là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được các chuyên gia khuyến khích
- Túi nước đá: chườm túi đá lạnh vào hậu môn có thể làm giảm sưng, viêm.
- Dùng khăn ẩm: khi đi vệ sinh, bạn nên dùng khăn ẩm để thay thế giấy vệ sinh khô. Giấy vệ sinh khô có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: nên dùng những thực phẩm mềm, lỏng và giàu chất xơ để giúp phân mềm và dễ dàng thoát ra ngoài. Đồng thời nên tránh thói quen ăn uống ít chất xơ, nhiều đạm. Điều này có thể khiến bạn bị táo bón và vô tình gây áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng.
- Tập thể dục: hoạt động thể chất có thể giúp bạn cải thiện những triệu chứng của bệnh trĩ nội. Tập luyện đều đặn thúc đẩy quá trình chuyển hóa, hỗ trợ quá trình đào thải phân, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón.

Ngoài ra bạn nên khi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu. Nhịn đi vệ sinh khiến phân có xu hướng khô lại và tạo áp lực lên trực tràng. Tình trạng khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trĩ nội ngày càng phổ biến trong cuộc sống con người, gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, cản trở cuộc sống con người. Để hạn chế biến chứng, người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị.
Hi vọng những chia sẻ trên đây về trĩ nội và các phương pháp gợi ý sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn vấn đề băn khoăn về bệnh và cách điều trị trĩ nội bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, bạn đọc có thể tìm đến Trung tâm Thuốc dân tộc thăm khám hoặc liên hệ trực tiếp để được các chuyên gia giải đáp, hướng dẫn cách xử lý cụ thể hơn. Chúc bạn sớm tìm được liệu trình phù hợp và nhanh khỏi bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- 13+ Cách Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng
- Trĩ Nội Độ 1 : Đặc Điểm Và Cách Chữa Bệnh Trĩ Giai Đoạn Đầu