Bệnh học sa trực tràng: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Táo bón, tiêu chảy, chấn thương, sinh con,…là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sa trực tràng. Khi bệnh lý này tiến triển nó sẽ khiến người bệnh đại tiện không tự chủ, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Sa trực tràng là gì?
Sa trực tràng xảy ra khi trực tràng (phần cuối của ruột già) rơi khỏi vị bình thường của nó trong khu vực xương chậu và đâm ra ngoài hậu môn. Thuật ngữ “sa trực tràng” được dùng để mô tả 3 loại:
- Toàn bộ trực tràng kéo giãn ra khỏi hậu môn
- Chỉ một phần niêm mạc trực tràng bị đẩy ra khỏi hậu môn
- Trực tràng đã bắt đầu rơi xuống nhưng chưa ra khỏi hậu môn
Nguyên nhân sa trực tràng
Có nhiều nguyên nhân gây sa trực tràng, bao gồm:
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
- Căng thẳng kéo dài trong nhu động ruột
- Suy thắt cơ thắt hậu môn, đây là một cơ đặc biệt giúp giải phóng phân tử từ trực tràng
- Chấn thương trước đó từ vùng hậu môn hoặc vùng chậu
- Các dây thần kinh kiểm soát khả năng co thắt trực tràng và cơ hậu môn bị tổn thương, có thể dẫn đến sa trực tràng. Tổn thương thần kinh có thể do mang thai, sinh con âm đạo khó khăn, liệt cơ thắt hậu môn, chấn thương cột sống, chấn thương lưng/phẫu thuật lưng hoặc các phẫu thuật khác của vùng chậu.
- Do các bệnh như tiểu đường, xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiễm trùng trong ruột do ký sinh trùng (như giun kim và giun đũa)
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sa trực tràng
Mặc dù không liên quan trực tiếp đến sa trực tràng, một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm:
- Người trên 50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ
- Cắt bỏ tử cung
- Nhiễm ký sinh trùng
- Mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, xơ nang, tiểu đường,…
- Sinh con, chấn thương vùng chậu,…
- Táo bón, tiêu chảy kéo dài
Xem thêm: Sa trực tràng sau sinh – mẹ bầu cần lưu ý
Triệu chứng sa trực tràng
Các triệu chứng sa trực tràng thường đến từ từ. Trong đó, triệu chứng đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận được là một chỗ phình ra ở hậu môn, giống như bạn ngồi trên quả bóng. Bạn cũng có thể nhìn thấy khối màu đỏ kéo dài bên ngoài hậu môn. Đôi khi trong quá trình đi đại tiện, một phần của trực tràng sẽ xuất hiện nhưng rồi nhanh chóng trở lại bình thường hoặc có thể đẩy vào trong.
Tuy nhiên theo thời gian, trong những lần đứng hoặc đi lại bình thường, phần cuối của trực tràng có thể tự thoát ra khỏi hậu môn sau đó bạn phải dùng tay để đẩy ngược lên hậu môn. Nếu sa trực trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị đau ở hậu môn/trực tràng và chảy máu từ lớp niêm mạc trực tràng.
Ngoài ra, đại tiện mất tự chủ (rò rỉ chất nhầy, máu hoặc phân từ hậu môn) là một triệu chứng khác. Điều này xảy ra khi trực tràng kéo giãn cơ hậu môn.
Sa trực tràng so với trĩ
Sa trực tràng và trĩ đều là 2 tình trạng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Ban đầu, người bệnh có thể nhầm lẫn sa trực tràng là trĩ vì có những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, sa trực tràng liên quan đến sự di chuyển của trực tràng còn bệnh trĩ là do các mạch máu bị sưng ở thành trực tràng hoặc hậu môn.
Chẩn đoán sa trực tràng
Để chẩn đoán sa trực tràng và loại trừ những điều kiện bệnh tương tự thì bác sĩ cần phải kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngồi xổm như khi bạn đi đại tiện, bác sĩ sẽ trực tiếp quan sát trực tràng. Họ cũng có thể đặt ngón tay trong vào hậu môn để kiểm tra sức khỏe hoặc sức mạnh của cơ thắt hậu môn và trực tràng. Một xét nghiệm đo trực tiếp áp lực cơ thắt hậu môn có thể được khuyến nghị vì áp lực cơ thắt thấp có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thủ tục để điều trị sa trực tràng.
Nội soi thường sẽ cần thiết để loại trừ nghi ngờ do polyp hoặc ung thư liên quan trước khi xem xét điều trị cho bệnh sa trực tràng. Nội soi đại tràng sử dụng ống nội soi dài và mỏng để xem xét toàn bộ lớp lót bên trong của đại tràng (ruột già) và trực tràng.
Điều trị sa trực tràng
Sa trực tràng sẽ không trở nên tốt hơn mà nó sẽ tăng sinh theo thời gian, do đó nếu được chẩn đoán bị bệnh này thì phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị và giảm các triệu chứng.
Có một số loại phẫu thuật sa trực tràng, bao gồm:
- Phẫu thuật sa trực tràng qua bụng: bác sĩ sẽ kéo trực tràng trở lại vị trí thông qua một vết mổ lớn trên bụng. Sau đó sử dụng chỉ khâu hoặc một cái lưới để móc trực tràng vào thành sau của xương chậu. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như tiền sử táo bón kéo dài, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần ruột kết.
- Phẫu thuật nội soi trực tràng: cũng được thực hiện thông qua một vết mổ ở bụng nhưng nhỏ hơn. Sau đó bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt và một chiếc máy ảnh nhỏ xíu qua các vết mổ ở bụng để phẫu thuật sa trực tràng.
- Phẫu thuật sa trực tràng qua khu vực xung quanh hậu môn (cắt trực tràng quanh hậu môn): bác sĩ phẫu thuật sẽ kéo trực tràng qua hậu môn, loại bỏ một phần trực tràng rồi gắn phần còn lại của trực tràng vào ruột già. Phương pháp này chỉ dành cho những bệnh nhân không thể điều trị bằng 2 phương pháp trên.
Nếu bạn bị sa trực tràng và một số tình trạng khác, chẳng hạn như sa âm đạo hoặc sa cơ quan vùng chậu, bạn có thể phải thực hiện cả hai trong một cuộc phẫu thuật.
Trên đây là những điều mà bạn cần biết về bệnh học sa trực tràng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ
- Bệnh sa trực tràng kiểu túi: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!