Những biến chứng có thể xảy ra do bệnh viêm dạ dày cấp tính

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh viêm dạ dày cấp thường gây ra những cơn đau đột ngột, dễ làm viêm loét và xuất huyết dạ dày. Rất nhiều người đang phải chịu đựng căn bệnh mang tên viêm dạ dày cấp tính này mà không rõ những biến chứng của bệnh có thể nguy hiểm như thế nào.

viêm dạ dày cấp tính có nguy hiểm không
Đi tìm câu trả lời cho vấn đề: “Viêm dạ dày cấp tính có nguy hiểm không?”

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày cấp

Mặc dù có đôi lúc bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày cấp có thể không xuất hiện triệu chứng nhưng các dấu hiệu thường gặp nhất là:

  • Đau bụng, đau vùng thượng vị
  • Buồn nôn, nôn, nôn ra máu hoặc nôn ra vật chất có màu bã cà phê
  • Đầy hơi, khó tiêu, chán ăn
viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không
Các cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột, dữ dội và biến mất sau khi được điều trị

Để xác định chính xác, người bệnh cần nhờ đến sự can thiệp y tế để tiến hành xét nghiệm, nội soi để đưa ra kết quả. Viêm dạ dày cấp tính có thể được tìm thấy thông qua thử máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở,…

Viêm dạ dày cấp tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tiến hành các liệu trình trị liệu khác nhau. Bệnh viêm dạ dày cấp có thể được chữa khỏi nếu như kịp thời phát hiện và chữa trị đúng hướng.

Dù rằng tỷ lệ biến chứng của bệnh nhân mắc viêm dạ dày cấp tính chiếm một tỷ lệ không cao nhưng những nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh này vẫn là mối đe dọa đến sức khỏe.

Những biến chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính mà bệnh nhân có thể gặp phải là:

  • Viêm dạ dày mạn tính: Viêm dạ dày cấp tính sẽ chuyển thành viêm dạ dày mạn tính khi tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm. Ở mức độ mạn tính, bệnh sẽ trầm trọng và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sức khỏe. Rất khó để có thể trị dứt điểm khi đã chuyển thành viêm dạ dày mạn tính.
  • Viêm loét dạ dày: Các triệu chứng chảy máu, loét niêm mạc sẽ xuất hiện thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn. Kèm theo có thể là nguy cơ thủng dạ dày rất nguy hiểm.
  • Nhiễm trùng: Xuất huyết kéo dài sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường ruột ở người bị viêm dạ dày cấp.
  • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày rất thường gặp ở những bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính. Đặc biệt là ở những người có lớp lót dạ dày mỏng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Đây cũng là một biến chứng nghiêm trọng do viêm dạ dày cấp không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Ngoài những biến chứng vừa được kể trên, người bệnh sẽ thường xuyên bị những cơn đau đột ngột làm phiền. Việc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Từ đó khiến cuộc sống hằng ngày gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Cơ thể sẽ có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, suy nhược kinh niên nếu không bắt đầu tiến hành điều trị viêm dạ dày cấp ngay.

viêm dạ dày ruột cấp có nguy hiểm không
Hình ảnh viêm loét dạ dày

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Hầu như mọi người đều từng ít nhất một lần cảm thấy khó chịu sau khi ăn hoặc đầy hơi, khó tiêu hóa. Khi các dấu hiệu này vừa mới xuất hiện hoặc hết ngay sau thời gian ngắn thì không cần đến sự chăm sóc y tế.

Ngược lại, trong trường hợp bạn thường xuyên cảm thấy dạ dày bị kích thích, cơ thể không khỏe (trong vòng 7-10 ngày) thì cần sắp xếp để gặp bác sĩ ngay. Theo đó, lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, chất lượng sẽ đảm bảo kết quả khám bệnh và hiệu quả liệu trình điều trị của chính bạn.

Hãy cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh lý, các nhóm thuốc đã – đang sử dụng cũng như các triệu chứng, dấu hiệu gần nhất của cơ thể. Bạn có thể hỏi rõ các thắc mắc về viêm dạ dày cấp để được bác sĩ giải đáp chi tiết.

Nếu bạn bị nôn ra máu hoặc thấy tia máu xen lẫn trong phân thì phải lập tức đến gặp bác sĩ ngay để được xác định nguyên nhân.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính

Ngăn ngừa viêm dạ dày cấp tính tại nhà

Bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển tình trạng viêm dạ dày cấp bằng những biện pháp như:

  • Vệ sinh: Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn H.pylori
  • Nấu chín uống sôi: Luôn ăn thực phẩm đã được nấu chín  để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng đồ cá nhân: Không dùng chung bát, đũa và hạn chế đến nơi đông người. H.pylori có thể lây lan qua việc ăn chung uống chung.
  • Tránh đồ có cồn và chất kích thích: Chúng sẽ làm mỏng niêm mạc dạ dày, dễ khiến dạ dày bị kích thích và viêm loét. Từ đó sinh ra các phản ứng viêm dạ dày cấp không đáng có.
  • Thay đổi thuốc: Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc hỏi bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc phù hợp. Bạn có thể uống thuốc cùng với thức ăn và nước để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày
  • Thực đơn dinh dưỡng: Chia nhỏ bữa ăn và bổ sung nhiều chất xơ, vitamin để hỗ trợ đường ruột hoạt động hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc: Không thức khuya và sinh hoạt có quy luật để cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.
  • Gặp bác sĩ: Tạo thói quen kiểm tra tổng quát 6 tháng – 1 năm/lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không
Đến gặp bác sĩ để được làm xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị, phòng ngừa các biến chứng

Như vậy, bệnh viêm dạ dày cấp vẫn có những nguy hiểm nhất định đối với bệnh nhân. Tuy nhiên viêm dạ dày cấp có thể đem lại kết quả điều trị khả quan khi tiến hành mau chóng và đầy đủ. Bệnh sẽ được chữa khỏi khi có sự kết hợp giữa liệu trình phù hợp của bác sĩ và cách kiểm soát, chăm sóc bệnh trạng của bệnh nhân.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo dựa trên những tài liệu y khoa được cung cấp. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Đau Cuống Bao Tử: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Điều Trị

Đau cuống bao tử là một trong những bệnh về đường tiêu hóa xảy ra phổ biến. Mức độ nguy...

Mẹo giảm đau nhanh khi cơn đau dạ dày tái phát

Đau dạ dày là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay khiến người bệnh cảm thấy đau đớn,...

bị hp dạ dày khi mang thai

Tất cả những điều cần biết về nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai

Viêm dạ dày Hp khi mang thai có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, gây viêm...

Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bao nhiêu/ngày?

Chè vằng là một trong những thảo dược được cả hai nền y học đánh giá là tốt đối với...

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Và Mật Ong Đúng Cách

Sử dụng nghệ kết hợp với mật ong để điều trị đau dạ dày là phương pháp được áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *