Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng, trắng) là bị gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm khi thấy có các biểu hiện trên. Vậy chúng có thể là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 

Đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

I/ Đi ngoài ra chất nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiều người thường đi ngoài ra dịch nhầy nhưng chủ quan, không chữa trị sớm. Họ thường không ý thức được rằng chúng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, trắng, đỏ hoặc hồng là dấu hiệu của bệnh gì?

Táo bón kéo dài

Tình trạng táo bón khi chuyển sang mạn tính sẽ gây nên tình trạng tổn thương niêm mạc đường ruột. Điều này sẽ làm sản sinh ra chất nhầy và đi kèm theo nó là phân táo. Vì lúc này phân trở nên cứng hơn và cọ xát với thành ruột khi đại tiện, chất nhầy sẽ theo phân ra ngoài, thậm chí có lẫn với máu tươi. Trong trường hợp này, đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là do phân cứng, vón cục chà xát mạnh vào thành niêm mạc đường ruột gây chảy máu. Vì thế nếu thấy đi ngoài ra dịch nhầy màu đỏ hoặc trắng thì có thể là do táo bón kéo dài gây ra.

Để tránh tình trạng táo bón, bệnh nhân nên uống nhiều nước, thay đổi chế độ ăn cho phù hợp. Cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi, ăn sữa chua và những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa khác. Đồng thời, hạn chế hoặc tránh xa những đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng, thức ăn đóng hộp, các chất kích thích… Nó sẽ gây cản trở quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến táo bón.

Tìm hiểu thêmCách chữa táo bón lâu ngày (kéo dài) nhanh khỏi nhất

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng các hoạt động của ruột bị kích thích. Lúc này các chất nhầy cũng được sản xuất ra nhiều hơn bình thường. Chúng sẽ lẫn với phân và tống ra bên ngoài.

Bị hội chứng ruột kích thích có thể khiến bệnh nhân đi đại tiện ra chất nhầy
Bị hội chứng ruột kích thích có thể khiến bệnh nhân đi đại tiện ra chất nhầy

Áp xe hậu môn

Đây là một loại viêm nhiễm xảy ra ở hậu môn. Tình trạng này khiến cho các mô mềm quanh hậu môn sưng tấy. Nếu kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng. Nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, hãy đi khám và chữa trị sớm để tránh gặp những vấn đề không mong muốn.

Xem chi tiếtBệnh Áp Xe Hậu Môn – Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Viêm ruột cấp tính

Tương tự như các bệnh đường ruột khác, bệnh viêm ruột cấp tính cũng có thể khiến bệnh nhân đại tiện ra dịch nhầy. Vì lúc này, niêm mạc ruột tiết ra chất nhầy nhiều hơn do sự hoạt động của các vi khuẩn, độc tố… Do đó nếu đi ngoài ra dịch nhầy màu hồng, đỏ hoặc vàng thì nên đi khám để được chữa trị sớm.

Bệnh trĩ

Đây là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt thường gặp nhất là ở những người hay làm việc văn phòng và ngồi lâu. Bệnh trĩ thường được chia thành 3 dạng là trĩ nội, trĩ ngoạitrĩ hỗn hợp. Bệnh xảy ra khi những đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức và tạo thành búi trĩ. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm, chúng có thể dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng và áp xe vùng hậu môn.

Viêm loét đại tràng

Cũng giống như bệnh trĩ, viêm loét đại tràng là bệnh lý rất dễ gặp. Lúc này, niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương, do đó lượng chất nhầy được tiết ra một cách bất thường. Chúng có thể theo phân và được đẩy ra bên ngoài bằng con đường đại tiện. Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp khác nhau thì lượng chất nhầy được tiết ra không giống nhau. Nếu bệnh nặng thì chất nhầy được tiết ra nhiều hơn và ngược lại. Đôi khi bệnh nhân bị viêm loét đại tràng còn đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ do có lẫn máu.

Ung thư hậu môn trực tràng

Nếu đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng hoặc trắng đục thì có thể người bệnh đã bị ung thư trực tràng. Ngoài chất nhầy thì phân của bệnh nhân cũng có hình dạng dẹt, khác với thông thường. Nhưng các triệu chứng này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và sau đó mất đi. Lúc này các cơ quan vẫn hoạt động một cách bình thường. Chính vì vậy mà người bệnh thường hay chủ quan và không đi thăm khám sớm, dẫn đến nguy hiểm.

Do đó, để bảo đảm an toàn cho bản thân, hãy đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như trên.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư đại trực tràng cần nhận biết sớm

II/ Điều trị đi ngoài ra chất nhầy như thế nào?

Đại tiện ra dịch nhầy màu trắng, vàng hoặc đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng này trong một vài lần hoặc kéo dài thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa trị. Tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, bệnh sẽ được cải thiện mau chóng nếu như được điều trị bằng thuốc và kết hợp với sự điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Để bệnh mau khỏi, bệnh nhân cần phải dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, đồng thời chú ý thực hiện một số điều sau đây:

  • Bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể: Loại chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa, chúng sẽ ngăn được tình trạng táo bón và từ đó làm giảm các triệu chứng mà người bệnh mắc phải. Do đó, một chế độ ăn với nhiều chất xơ thực sự rất quan trọng đối với những người đi đại tiện ra dịch nhầy, nhất là người bị táo bón mạn tính. Các thực phẩm giàu chất xơ nên sử dụng bao gồm các loại rau xanh, ngô, bơ, táo, các loại đậu…
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để khắc phục triệu chứng
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để khắc phục triệu chứng
  • Uống nhiều nước: Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể cũng là việc nên làm khi bị đi ngoài ra dịch nhầy. Điều này không những giúp các cơ quan trong cơ thể, kể cả hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn giảm được tình trạng táo bón cho bệnh nhân.
  • Sử dụng những thực phẩm chứa lợi khuẩn và kháng viêm: Sữa chua, các loại rau xanh đậm như súp lơ… các loại quả mọng là những thực phẩm mà bệnh nhân nên dùng. Nó không những tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa mà còn làm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể tránh được những vấn đề không mong muốn.
  • Cần ngủ nghỉ đúng giờ, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho bản thân…

Đi ngoài ra dịch nhầy có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm. Hãy chủ động thăm khám và chữa trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe bản thân khi thấy các triệu chứng trên.

Tìm hiểu thêm

mang thai có nội soi dạ dày được không

Đang mang thai có nội soi dạ dày được không?

Bệnh dạ dày dường như có xu hướng phát triển ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ rất cao. Do...

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng chuối hột đúng cách

Chữa đau dạ dày bằng chuối hột là một trong những bài thuốc dân gian được khá nhiều người biết...

Sơ can Bình vị tánđược chọn lọc từ 10 bài thuốc bí truyền

Sơ can Bình vị tán có tốt không? Lời đáp thuyết phục nhất từ chuyên gia và người trong cuộc

Để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh vừa an toàn, vừa hiệu quả cao, bài thuốc Đông y chữa...

Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng? Có nguy hiểm không?

Không chỉ hình thành cảm giác buồn nôn, nóng rát thượng vị, đầy hơi, nôn mửa và chướng bụng, người...

thuốc dân gian chữa đau dạ dày

7+ Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả, dễ kiếm và dễ thực hiện

Đa phần các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày đều chỉ đáp ứng tốt với các trường hợp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *