Viêm dạ dày Hp ở trẻ: nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm dạ dày Hp không chỉ xuất hiện ở người lớn mà có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ. Phụ huynh cần trang bị những kiến thức về bệnh để có thể ứng phó khi trẻ không may mắc bệnh.

Viêm dạ dày Hp ở trẻ
Viêm dạ dày Hp có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ

Những thông tin cần biết về bệnh viêm dạ dày Hp ở trẻ

1. Viêm dạ dày Hp ở trẻ là bệnh gì?

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là một vi khuẩn gram âm và tồn tại trong dạ dày con người. Nhiễm vi khuẩn Hp gây ra các bệnh lý như loét và đau dạ dày, ung thư dạ dày,… trong đó phổ biến nhất là viêm dạ dày. Tình trạng viêm dạ dày xuất hiện do nhiều nguyên nhân, nếu nguyên nhân do vi khuẩn Hp được gọi là viêm dạ dày Hp.

Viêm dạ dày là tình trạng thành dạ dày sưng hoặc viêm. Nếu không can thiệp điều trị, bệnh có thể chuyển sang các giai đoạn nặng nề và khó khắc phục hơn.

2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày Hp ở trẻ

Bệnh viêm dạ dày Hp ở trẻ thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Cơ thể trẻ tự nhiễm vi khuẩn Hp – không có nguyên nhân cụ thể
  • Vi khuẩn truyền nhiễm từ người lớn sang trẻ qua đường ăn uống, hôn hít,…

Một số yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày Hp như: môi trường sống ô nhiễm, chế độ ăn uống không đảm bảo, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh,…

3. Dấu hiệu trẻ bị Hp

Thành dạ dày bị sưng và viêm sẽ khiến hoạt động tiêu hóa gặp nhiều vấn đề. Các triệu chứng dễ nhận thấy do bệnh viêm dạ dày Hp gây ra bao gồm:

triệu chứng của viêm dạ dày Hp ở trẻ
Trẻ biếng ăn là triệu chứng thường gặp do viêm dạ dày Hp gây ra
  • Trẻ biếng ăn
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Thường xuyên đau bụng – nhất là vùng bụng trên
  • Đầy hơi, khó tiêu

Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị chảy máu, bao gồm:

  • Phân đen
  • Ói ra máu
  • Dịch ói có màu nâu lợn cợn
  • Mặt tái nhợt

Khi nhận thấy những triệu chứng nguy hiểm này, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý và tiến hành điều trị.

4. Biến chứng của viêm dạ dày Hp ở trẻ

Viêm dạ dày Hp ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời.

Phần lớn trẻ em mắc bệnh này đều có thể chữa trị hoàn toàn nếu phụ huynh chủ động đưa trẻ đi thăm khám và điều trị sớm.

Bạn đã biết chưa: Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?

Chẩn đoán & điều trị viêm dạ dày Hp ở trẻ em

1. Chẩn đoán

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để chắc chắn bệnh lý mà trẻ gặp phải là viêm dạ dày Hp. Bác sĩ sẽ tiến hành một số cuộc xét nghiệm sau:

chẩn đoán viêm dạ dày Hp ở trẻ
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định kháng thể trong máu của trẻ
  • Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra các kháng thể có trong máu. Thông thường người nhiễm vi khuẩn Hp có hàm lượng hồng cầu thấp hơn người bình thường.
  • Lấy mẫu phân: Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát mẫu phân bằng kính hiển vi để quan sát vi khuẩn Hp.
  • Kiểm tra hơi thở: Đây là xét nghiệm thường gặp nhất khi chẩn đoán viêm dạ dày Hp. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy hơi thở của trẻ để kiểm tra lượng ure và các chỉ số khác để chẩn đoán đúng tình trạng bệnh.
  • Nội soi: Là phương pháp chẩn đoán cho kết quả khách quan nhất. Xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát được niêm mạc dạ dày và dịch vị. Trong một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể lấy mô sinh thiết tại niêm mạc để tiến hành xét nghiệm.

Trên đây là những phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày Hp ở trẻ phổ biến nhất. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các cuộc xét nghiệm khác nếu bệnh diễn biến phức tạp và khó chẩn đoán.

Tham khảo thêmTest hơi thở tìm vi khuẩn Hp là gì?

2. Điều trị

Việc điều trị viêm dạ dày Hp ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của từng trường hợp. Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin về hướng khắc phục cho các trường hợp phổ biến nhất.

Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị bạn nên đưa con trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp phù hợp.

điều trị viêm dạ dày Hp ở trẻ
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển và biến chứng từ vi khuẩn Hp. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm dạ dày ở trẻ như:

Trẻ từ 4 tuần tuổi – 3 tháng tuổi: dùng 20 mg/kg/ngày, chia thành nhiều lần dùng, mỗi liều cách nhau 12 giờ đồng hồ.

Trẻ từ 4 tháng tuổi – 12 tuổi: dùng 20 – 50 mg/kg/ngày, chia thành nhiều lần uống, mỗi liều cách nhau từ 8 – 12 giờ.

Sử dụng trong vòng 14 ngày, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hãy báo với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc khác.

  • Biaxin

Dùng 15mg/kg, chia thành 2 liều/ ngày, liều dùng không quá 500mg/ ngày. Có thể dùng kết hợp với Amoxicillin để tăng hiệu quả điều trị, tuy nhiên phụ huynh không được phép tự cho trẻ uống nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể kê thêm một vài loại thuốc sau:

  • H2-bloker: Thuốc có khả năng kháng axit trong dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược axit gây ợ chua, đầy hơi,… Tuy nhiên, lạm dụng thuốc khiến trẻ dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm dạ dày Hp.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Bao gồm Pantoprazole, Esomeprazole, Rabepzole,… Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn và giảm sản xuất axit. Từ đó giảm kích thích lên thành dạ dày và hạn chế tình trạng tổn thương niêm mạc.
  • Thuốc bảo vệ dạ dày: Là nhóm thuốc được dùng trước bữa ăn 1 – 2 giờ, thuốc có chứa nhôm và magie để trung hòa dịch vị và bao phủ niêm mạc. Tuyệt đối không dùng thuốc khi ăn hay dùng với bất cứ loại thực phẩm nào để đảm bảo mức độ hấp thu của thuốc.

Ngoài những loại thuốc nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc khác phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Phụ huynh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị viêm dạ dày Hp cho trẻ.

Trong quá trình điều trị, cần theo sát để chắc rằng trẻ dùng đúng thuốc và đúng liều lượng. Tránh trường hợp cho trẻ tự uống thuốc vì dễ phát sinh những trường hợp không mong muốn.

Cách phòng tránh bệnh viêm dạ dày Hp ở trẻ em

Bạn nên thực hiện các cách phòng tránh viêm dạ dày Hp cho trẻ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh lý này.

  • Không nên để người lớn hôn hít trẻ: đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhiễm vi khuẩn Hp mà nhiều người không ngờ đến.
phòng tránh bệnh viêm dạ dày Hp
Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ để phòng tránh bệnh viêm dạ dày Hp
  • Ăn uống sạch sẽ, khuyến khích trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn chưa nấu chín, thức ăn để qua đêm.
  • Giữ cơ thể sạch sẽ, dùng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đủ chất.
  • Làm sạch môi trường sống, diệt khuẩn và đảm bảo không khí thoáng mát.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đến những nơi công cộng – đặc biệt là bệnh viện.

Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu?

Để trẻ được điều trị tốt, phụ huynh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín và có chuyên môn cao. Dưới đây là những bệnh viện lớn mà bạn có thể cân nhắc:

  • Bệnh viện Nhi Đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, 10, Quận 10, TPHCM
  • Bệnh viện Nhi đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • Bệnh viện Đại Học Y Dược: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
  • Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện nhi Trung Ương: 18/879 La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp với từng trường hợp. Chúng tôi không đưa ra phương pháp điều trị thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

ĐÁNH BẠI viêm niêm mạc dạ dày CHỈ SAU 3 THÁNG dùng Sơ can Bình vị tán

ĐÁNH BẠI viêm niêm mạc dạ dày CHỈ SAU 3 THÁNG dùng Sơ can Bình vị tán

Viêm niêm mạc dạ dày thường phát triển âm thầm, bệnh nhân thường chủ quan và bỏ qua các triệu...

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng chuối hột đúng cách

Chữa đau dạ dày bằng chuối hột là một trong những bài thuốc dân gian được khá nhiều người biết...

Mai mực và công dụng chữa đau dạ dày hiệu quả, dễ áp dụng

Mai mực được biết là loại dược liệu quý trong Đông y với công dụng điều trị rất nhiều bệnh...

Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày (có đơn thuốc)

Thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc kháng histamine H2, thuốc ức chế bơm proton... là các loại thuốc tây...

Củ nghệ độc (nghệ trắng) chữa đau dạ dày được không?

Cũng như nghệ vàng và nghệ đen, dân gian đang truyền tai nhau công dụng của củ nghệ trắng và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *