Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có sao không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nội soi tiêu hóa là thủ thuật chẩn đoán và phát hiện bệnh lý đã và đang dần trở nên phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội cùng với việc đem lại kết quả chẩn đoán chính xác. Vậy, nội soi dạ dày và nội soi đại tràng cùng lúc có được không, nếu được thì cần lưu ý những gì?

Tìm hiểu những thông tin cơ bản về nội soi dạ dày và nội soi đại tràng

Nội soi dạ dày và nội soi đại tràng được gọi chung là nội soi tiêu hóa. Đây là một thủ thuật sử dụng các dụng cụ y tế và máy móc chuyên dụng để kiểm tra, chẩn đoán, điều trị và phát hiện những triệu chứng bất thường ở bên trong đường tiêu hóa.

nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc được không?
Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc được không? – Tìm câu trả lời chính xác

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những chỉ định nội soi cụ thể, hoặc kết hợp nội soi song song cùng lúc hai thủ thuật.

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán và phát hiện triệu chứng bất thường tại lớp niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày.

Thủ thuật này sử dụng một loại ống mềm với đường kính khoảng 1cm, đầu ống có gắn thiết bị camera để thu hình trực tiếp và hiển thị trên màn hinh. Loại ống này được bác sĩ chuyên khoa đưa từ miệng hoặc đường mũi qua thực quản và vào trong dạ dày. Thủ thuật nội soi dạ dày có thể được thực hiện có gây mê hoặc không gây mê.

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là thủ thuật sử dụng một số kỹ thuật chẩn đoán bằng cách dùng ống mềm với đầu ống có gắn thiết bị camera. Loại ống này sẽ đi từ ống hậu môn qua trực tràng và đi đến đại tràng.

Thủ thuật này giúp phát hiện những bất thường ở lớp niêm mạc đại tràng hoặc các dị vật có thể xuất hiện trong bộ phận này. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có giúp tầm soát ung thư đại tràng và cắt bỏ những tổn thương tiền ung thư như khối u nhỏ, polyp,…

Cũng như nội soi dạ dày, nội soi đại tràng có thể lựa chọn phương pháp nội soi gây mê và không gây mê. Đối với nội soi gây mê, bệnh sẽ cần phải kiểm tra một số xét nghiệm lâm sàng khi cần thiết như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, điện tim đồ,…

tìm hiểu phương pháp nội soi dạ dày và nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là thủ thuật sử dụng kỹ thuật chẩn đoán, phát hiện những triệu chứng bất thường ở lớp niêm mạc hoặc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng

Tham khảo thêm: Trước khi nội soi dạ dày có được ăn không, cần lưu ý gì?

Có nên thực hiện nội soi dạ dày và nội soi đại tràng cùng lúc không?

Theo sự nhận định của một số chuyên gia y tế cho biết, một số trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc. Hiện nay, thủ thuật kết hợp song song đang được sử dụng phổ biến bởi những ưu điểm sau:

  • Được 1 lợi 10: Người bệnh có thể kiểm tra các triệu chứng bất thường ở toàn bộ hệ tiêu hóa chỉ trong một lần nội soi duy nhất. Thủ thuật nội soi không chỉ kiểm tra bộ phận dạ dày hay đại tràng mà còn kiểm tra cả lớp niêm mạc của tá tràng, thực quản, ruột già;
  • Tiết kiệm thời gian: Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của khi đồng nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc sẽ giúp tiết kiệm khoảng 15 – 20 phút so với việc gây mê và nội soi đơn lẻ;
  • Tiết kiệm chi phí: Khi nội soi tiêu hóa kết hợp cả trên và dưới, đa số một số bệnh viện hay phòng mạch đều có những gói dịch vụ riêng. Nếu so với chi phí nội soi đơn lẻ có thể giúp tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối nhiều;
  • Hạn chế cơn đau: Khi thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng cùng một lúc, bác sĩ có thể lấy các mẫu mô chỉ trong 1 lần duy nhất. Điều này có thể giúp người bệnh hạn chế tối đa các cơn đau và giảm các rủi ro có thể xảy ra;
  • Giảm sự căng thẳng, lo lắng: Đa phần người bệnh đều mang chung một tâm lý lo sợ, căng thẳng trước khi tiến hành nội soi, đặc biệt là các đối tượng nội soi lần đầu. Khi nội soi cùng lúc, người bệnh thường được sử dụng thuốc gây mê hoặc thuốc an thần nhẹ để giảm tình trạng đau đớn cũng như sự căng thẳng từ phía bệnh nhân.
có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc không?
Việc nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí so với nội soi đơn lẻ

Một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra sau khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc

Mặc dù thủ thuật nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc được giới chuyên môn đánh giá là an toàn nhưng thủ thuật này cũng có khả năng để lại một số rủi ro như:

  • Rách hoặc làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày;
  • Chảy máu ở ngay vị trí lấy mẫu mô;
  • Phản ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc an thần dẫn đến các vấn đề liên quan đến tim mạch và hô hấp;
  • Xuất huyết dạ dày;
  • Đau bụng nghiêm trọng;
  • Đau rát cổ họng, gặp vấn đề trong việc nói hoặc nuốt thức ăn;
  • Nôn ra máu hoặc nôn ra chất dịch giống bã cà phê;
  • Tức ngực, khó thở;
  • Sốt trên 38 độ C.

Một số triệu chứng có thể tiêu biến sau 1 – 2 ngày và không nguy hiểm đối với tính mạng con người. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá chủ quan với sức khỏe của chính mình. Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Những lưu ý sau khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc

Sau khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:

  • Sau khi nội soi tiêu hóa, bệnh nhân không nên ra về ngay và nên ở lại bệnh viện hoặc phòng khám chừng 1 – 2 giờ để theo dõi sức khỏe cũng như đủ thời gian để phai hết thuốc gây mê và thuốc an thần;
  • Khoảng 1 – 2 giờ sau khi nội soi, bệnh nhân nên uống một ít nước lọc để làm giảm chứng đau cổ họng. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng những thức ăn được chế biến lỏng, mềm như cháo loãng, súp,…;
  • Thủ thuật nội soi có thể khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau rát cổ họng, nuốt nước bọt khó và chán ăn. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế chơi thể thao mạnh, lái xe hoặc thực hiện các công việc đàm phán;
  • Đôi khi người bệnh có cảm giác buồn nôn kéo dài trong vòng 1 – 2 ngày. Nếu triệu chứng này kéo dài hơn 2 – 3 ngày, bạn cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ.
những điều cần lưu ý sau khi nội soi dạ dày và đại tràng
Trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc

Tham khảo thêm: Nội Soi Dạ Dày Qua Đường Mũi – Quy Trình, Chi Phí

Chuẩn bị những gì trước khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc

Nội soi tiêu hóa là một thủ thuật được thực hiện khi dạ dày rỗng và đại tràng đã được làm sạch. Bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào xuất hiện trong ống tiêu hóa có thể che khuất tầm nhìn quan sát và phát hiện dấu hiệu bất thường, nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng đến kết quả nội soi. Do đó, trước khi tiến hành nội soi, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu một vài vấn đề sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp: Trước khi nội soi, người bệnh thường được các bác sĩ yêu cầu nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và không nên ăn sau 21h giờ đêm trước đó;
  • Loại đồ uống nên và không nên uống: Các loại đồ uống như nước lọc được chấp nhận sử dụng ở lượng vừa phải. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống nước trước giờ nội soi là 4 giờ. Tuyệt đối không được ăn hoặc uống các thực phẩm có màu đỏ hoặc tím. Bởi những sắc màu này có thể gây khó khăn trong việc quan sát lớp niêm mạc;
  • Điều chỉnh việc sử dụng thuốc: Tạm ngưng việc sử dụng thuốc trước ngày nội soi hoặc điều chỉnh liều lượng sử dụng sao cho phù hợp. Điều quan trọng nhất, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng,… Đặc biệt là thuốc Aspirin, thuốc làm loãng máu, thuốc chống đông máu, thuốc trị bệnh tim, thuốc chống đột quỵ,…;
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng: Một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng ở dạng viên nén hoặc dung dịch lỏng trước đêm nội soi tiêu hóa hoặc trước khi thực hiện thủ thuật;
  • Sử dụng thuốc xổ: Việc dùng thuốc xổ được các bác sĩ chỉ định sử dụng vào buổi tối hoặc buổi sáng trước khi nội soi. Việc sử dụng thuốc xổ chỉ có tác dụng làm trống trực tràng dưới và không khuyến khích để làm trống trực tràng.
những điều cần lưu ý trước khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc
Không nên ăn hoặc uống thực phẩm có màu đỏ, tím trước khi nội soi tiêu hóa

Tóm lại, nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có thể mang lại nhiều lợi ích cũng như tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí. Song song, khi thực hiện đồng thời hai thủ thuật cùng lúc có thể còn nhiều mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Mẹ đã biết khi nào nên nội soi dạ dày cho bé chưa?

Một đứa bé có thể cần được nội soi dạ dày để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng...

Nội soi dạ dày qua đường mũi và những thông tin cần biết

Nội Soi Dạ Dày Qua Đường Mũi – Quy Trình, Chi Phí

Bên cạnh nội soi dạ dày bằng phương pháp truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi cũng mang...

Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bao nhiêu/ngày?

Chè vằng là một trong những thảo dược được cả hai nền y học đánh giá là tốt đối với...

Mối liên hệ giữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp

Mối liên hệ giữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp

Viêm dạ dày tá tràng Hp là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được xác định nguyên nhân phần...

Các cấp độ của bệnh đau dạ dày và hướng khắc phục

Các cấp độ của bệnh đau dạ dày và hướng khắc phục

Hiện nay, đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *