Bệnh lý viêm đại tràng giả mạc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm đại tràng giả mạc là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức, bởi nó có thể gây nên biến chứng đe dọa tính mạng như thủng ruột, nhiễm trùng, phình giãn đại tràng nhiễm độc,…

viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi vi khuẩn ở đại tràng mất cân bằng

Viêm đại tràng giả mạc là gì?

Viêm đại tràng giả mạc hay viêm đại tràng màng giả, viêm đại tràng do kháng sinh, viêm đại tràng C. diff. Là một tình trạng viêm (sưng, kích thích) ở ruột già, liên quan trực tiếp đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C. diff).

Nguyên nhân gây viêm đại tràng giả mạc

Trong đại tràng, mức vi khuẩn sẽ được giữ ở mức cân bằng nhưng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc kháng sinh có thể đảo lộn sự cân bằng trong môi trường này. Viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi một số vi khuẩn, thường là C. diff tăng nhanh về số lượng, vượt qua những nhóm vi khuẩn đang kiểm soát chúng. Khi đó, độc tố mà C. diff sản xuất ra sẽ tăng đến mức đủ để làm hỏng đại tràng.

Mặc dù bất cứ loại thuốc kháng sinh nào cũng có thể gây ra đại tràng giả mạc nhưng có một số loại thuốc kháng sinh có nguy cơ cao hơn, cụ thể gồm:

  • Kháng sinh nhóm Fluoroquinolones, như ciprofloxacin (Cipro) và levofloxacin
  • Kháng sinh nhóm Penicillin, như amoxicillin và ampicillin
  • Clindamycin (Cleocin)
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin, chẳng hạn như cefixime (Suprax)

Bên cạnh các thuốc kháng sinh, có một số loại thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư có thể phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong ruột kết. Đặc biệt, C.diff có khả năng kháng các chất khử trùng thông thường nên hoàn toàn có thể lây lan từ tay của bác sĩ, y tá sang bệnh nhân.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm đại tràng giả mạc

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải viêm đại tràng giả mạc nhưng những người thuộc các trường hợp dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:

  • Dùng kháng sinh
  • Ở trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão
  • Trải qua phẫu thuật đường ruột
  • Trên 65 tuổi
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Mắc bệnh đại tràng, chẳng hạn như viêm ruột hoặc ung thư đại tràng tái phát
  • Đang hóa trị để điều trị ung thư

Triệu chứng viêm đại tràng giả mạc

Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện sớm sau 1-2 ngày sử dụng thuốc kháng sinh hoặc xuất hiện muộn sau khoảng vài tháng. Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng này gồm:

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng, đau dạ dày
  • Sốt
  • Có chất nhầy hoặc máu trong phân
  • Buồn nôn
  • Mất nước (chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn,…)

Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh viêm đại tràng giả mạc có thể gặp các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Huyết áp thấp
  • Mạch yếu

Biến chứng viêm đại tràng giả mạc

Nếu không được phát hiện hoặc điều trị kịp thời, viêm đại tràng giả mạc có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất nước: tiêu chảy nghiêm trọng có thể khiến người bệnh mất một lượng chất lỏng và chất điện giải đáng kể. Điều này có thể khiến huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm.
  • Suy thận: trong một số trường hợp hiếm gặp, sự mất nước diễn ra quá nhanh kéo theo chức năng thận suy giảm nhanh chóng.
  • Phình đại tràng nhiễm độc: tình trạng này xảy ra khi phân và chất lỏng không thể thoát ra ngoài, tích tụ trong đại tràng dẫn đến phình giãn đại tràng. Nếu không được điều trị kịp thời, đại tràng sẽ bị vỡ khiến vi khuẩn từ ruột kết xâm nhập vào khoang bụng.
  • Thủng ruột: một lỗ thủng ở đại tràng có thể xảy ra do tổn thương niêm mạc ruột già hoặc sau phình đại tràng nhiễm độc. Ruột bị thủng có thể khiến vi khuẩn tràn vào khoang bụng dẫn đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
  • Tử vong: nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm vi khuẩn C. diff từ nhẹ đến trung bình cũng có thể gây tử vong.

Giải đáp chi tiết: Bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

điều trị viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc có thể đe dọa tính mạng nên cần được thăm khám và điều trị kịp thời

Chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc

Để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm đại tràng giả mạc, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm phân giúp xác nhận có C. diff ở đại tràng
  • Xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng bất thường, có thể chỉ ra viêm đại tràng giả mạc
  • Nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma giúp bác sĩ quan sát bên trong đại tràng, tìm kiếm những dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc là những mảng sưng màu vàng.
  • Xét nghiệm hình ảnh như chụp x-quang hay CT để tìm kiếm các biến chứng của phình đại tràng nhiễm độc hoặc vỡ đại tràng.

Điều trị viêm đại tràng giả mạc

Các biện pháp điều trị đại tràng giả mạc giúp cải thiện các triệu chứng và hạn chế tái phát, cụ thể gồm:

  • Ngừng thuốc kháng sinh hoặc thuốc hóa trị đang sử dụng, trong trường hợp nhẹ điều này có thể đã đủ để làm giảm triệu chứng tiêu chảy.
  • Sử dụng loại thuốc kháng sinh có thể chống lại C. diff giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các thuốc này bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc qua mũi vào dạ dày (ống thông mũi). Những loại thuốc thường được sử dụng bao gồm metronidazole (Flagyl), vancomycin, fidaxomicin (Dificid).
  • Cấy vi sinh vật trong phân từ một người khỏe mạnh để cân bằng lại môi trường vi khuẩn trong đại tràng. Tuy nhiên, nó chỉ được chỉ định cho những trường hợp viêm đại tràng giả mạc nghiêm trọng.

Sau khi điều trị, viêm đại tràng giả mạc vẫn có thể tái phát với chủng loại C. diff mới, có khả năng kháng thuốc kháng sinh cao hơn. Lựa chọn điều trị trong những trường hợp này gồm:

  • Cấy vi sinh vật trong phân được thực hiện bằng cách đưa phân của người hiến khỏe mạnh qua ống thông mũi dạ dày vào đại tràng, hoặc đặt trong viên nang để người bệnh nuốt.
  • Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho người bệnh bị viêm phúc mạc, vỡ, thủng ruột. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.

Phòng ngừa viêm đại tràng giả mạc

Để giúp ngăn ngừa sự lây lan của C. diff, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh bao gồm:

  • Rửa tay: các bác sĩ khuyến khích sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay, bởi chất khử trùng chứa cồn có thể không thể loại bỏ được C. diff.
  • Tránh sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi: tốt nhất nên sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm đại tràng giả mạc, nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, người bệnh hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên môn.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm:

viêm manh tràng ăn gì kiêng gì

Bị viêm manh tràng nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Để kiểm soát tốt bệnh viêm manh tràng, cùng với điều trị y tế thì bác sĩ khuyên rằng cần...

Viêm túi thừa Meckel là bệnh gì?

Viêm túi thừa Meckel là một trong những dị dạng bẩm sinh thường gặp ở ruột non. Bệnh nếu phát...

cách chữa viêm đại tràng tại nhà

10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà – Giảm đau, mau khỏi

Viêm đại tràng là căn bệnh về đường tiêu hóa thường gặp gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Hơn...

Nội soi tiêu hóa là gì? Cách thực hiện như thế nào?

Nội soi tiêu hóa gồm những gì, khi nào cần thực hiện?

Nội soi tiêu hóa được chỉ định khi hệ tiêu hóa có các triệu chứng bất thường như đau vùng...

thuốc nam chữa viêm đại tràng

Viêm đại tràng uống lá gì? 10 cây thuốc nam tốt nhất

Bên cạnh việc điều trị y tế thì không ít người bệnh chọn sử dụng thuốc nam để hỗ trợ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *