Bị Đau Dạ Dày Có Ăn Khoai Lang Được Không? – Giải Đáp
Bị đau dạ dày có thể ăn khoai lang để bồi bổ sức khỏe nhưng chỉ được sử dụng với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, khoai lang chỉ là biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh lý chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh.
Những lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe của con người
Khoai lang là một trong những loại củ quá đỗi quen thuộc với mọi lứa tuổi. Một củ khoai lang nóng hổi có thể giúp bạn vượt qua cơn đói hoặc là món ăn vặt thú vị của nhiều người.
Hiện nay, có ba loại khoai lang thường gặp nhất là khoai lang mật (khoai lang vàng), khoai lang tím và khoai lang trắng. Cả ba loại khoai lang này đều được đánh giá cao về mặt giá trị và mỗi loại đều mang lại những lợi ích đối với sức khỏe con người.
Trong khoai lang có chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng. Đây đều là những thành phần có lợi cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
- Tinh bột;
- Đường;
- Kali;
- Natri;
- Phốt pho;
- Chất xơ;
- Beta – caroten;
- Các thành phần vitamin: A, nhóm B, C, D, E và K.
Với những thành phần trên, khoai lang mang lại khá nhiều công dụng đối với sức khỏe của người con người, đặc biệt là biện pháp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như: Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, tốt cho người cao huyết áp, kháng khuẩn, chống viêm, giảm cân,…
Người bệnh đau bị dày có nên ăn khoai lang không?
Mỗi thành phần có trong khoai lang đều đóng một vai trò quan trọng đến với sự hoạt động của dạ dày, như:
- Tinh bột giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, chống lại những tác nhân gây hại đến đường ruột, tạo thành một lớp nhầy bảo vệ dạ dày;
- Chất xơ giúp ngăn ngừa tình tạo táo bón, tăng cường nhu động ruột;
- Vitamin A và vitamin C giúp phục hồi chức năng của dạ dày, chữa lành các vết thương bị loét và kiểm soát hàm lượng axit dạ dày;
- Vitamin B6 giúp dạ dày kiểm soát nồng độ axit, hỗ trợ quá trình tiêu hóa;
- Beta – caroten giúp chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do, làm giảm các triệu chứng đau dạ dày.
Những thành phần khác có trong khoai lang đều mang lại những lợi ích riêng đối với sự hoạt động của dạ dày. Chính vì thế, khoai lang là thực phẩm không thể bỏ qua đối với sức khỏe con người cũng như người mắc bệnh đau dạ dày. Và đây cũng chính là câu trả lời “Bị bệnh đau dạ dày có ăn khoai lang được không?”.
Người mắc bệnh hoàn toàn có thể ăn khoai lang trong thời gian mắc bệnh nhưng phải sử dụng với liều lượng vừa phải và chú ý hơn đến liều lượng sử dụng.
Tuy nhiên, khoai lang chỉ có tác dụng cải thiện chứng đau dạ dày, hỗ trợ điều trị nhưng không phải là giải pháp điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày, người bệnh cần hết sức lưu ý. Tốt hơn nếu bạn biết cách phối hợp cùng với một số phương pháp điều trị khác.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối không, tại sao?
Một số món ăn từ khoai lang trị hỗ trợ cải thiện bệnh đau dạ dày
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp cải thiện một số bệnh lý, đặc biệt là những bệnh lý về hệ tiêu hóa, điển hình là bệnh đau dạ dày thì chế độ ăn uống luôn được đề cao.
Khoai lang là một thực phẩm dễ dùng, bạn có thể chế biến chúng thành một số món ăn đơn giản như nấu canh, nấu chè, nấu soup hoặc đơn giản hơn có thể là món khoai lang luộc kinh điển.
Và dưới đây là một số món ăn từ khoai lang, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà để cải thiện bệnh lý:
# Ăn khoai lang luộc trị bệnh đau dạ dày
Khoai lang luộc là một trong những món ăn không chỉ dễ làm mà còn dễ sử dụng. Với món ăn này, người dùng sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của khoai, vị ngọt dịu và giúp kích thích vị giác khi sử dụng. Người mắc bệnh đau dạ dày có thể an tâm khi sử dụng.
Chắc hẳn ai cũng điều biết quy trình thực hiện món khoai lang luộc nhưng chưa biết được chính xác liều lượng sử dụng khoai lang đối với người mắc bệnh dạ dày. Câu trả lời sẽ được giải đáp trong quy trình thực hiện dưới đây:
- Đem 100 gram khoai lang rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp đất cát và lớp bùn bên ngoài. Lưu ý, bạn nên rửa nhiều lần với nước;
- Cho toàn bộ vào trong xoong cùng với một ít nước rồi bắt lên bếp đun;
- Khi nước sôi, thêm một ít muối để tăng độ ngọt cho khoai;
- Tắt bếp khi khoai đã chín, vớt khoai và có thể sử dụng.
Để thay đổi khẩu vị cũng như tránh sự nhàm chán khi sử dụng, thay vì sử dụng khoai lang luộc hay hấp, bạn có thể sử dụng khoai lang nướng thơm ngon.
# Thưởng thức ngay món chè khoai lang để trị bệnh đau dạ dày
Vị ngon ngọt của chè khoai lang có thể là món tráng miệng bạn không nên bỏ qua và đã được nhiều người yêu thích.
Để thực hiện món chè khoai lang, bạn cần chuẩn bị một vài củ khoai lang, bột báng, nước cốt dừa, hương vani, đường cát. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bạn có thể sẵn sàng bắt tay vào thực hiện:
- Khoai cần được làm sạch nhiều lần với nước, rồi gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài;
- Cắt khoai thành từng khúc vừa đủ dùng rồi đem hấp cho chín mềm;
- Lấy một phần khoai chín nghiền cho nhuyễn rồi cho một ít nước cốt dừa và đường cát, khuấy đều tay;
- Đem một ít bột báng nấu cho đến khi nở to. Trước khi nấu, bạn nên ngâm bột báng cùng với nước lạnh;
- Vớt bỏ bớt cặn và bọt, cho phần khoai và hỗn hợp nước cốt dừa, đường, khoai vào cùng;
- Tắt bếp và có thể sử dụng khi chè còn nóng hoặc để nguội.
Nếu bạn thích ăn lạnh, bạn có thể thêm một ít đường và thêm một ít đá để sử dụng.
# Dùng canh khoai lang hầm xương hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày
Để thực hiện món khoai lang hầm xương, bạn có thể quy trình thực hiện dưới đây:
- Đem phần xương vừa mua về rửa sạch nước nước rồi đem hầm cho nhừ. Nếu không thích cùng xương, bạn có thể sử dụng sườn non;
- Khoai lang cùng với một số rau củ khác cúng được làm sạch, gọt bỏ lớp vỏ rồi cắt thành từng đoạn nhỏ vừa dùng;
- Khi phần xương đã nhừ, cho tiếp phần rau củ và nấu cho đến chín đều;
- Nêm nếm gia vị vừa đủ dùng. Thêm một ít hành ngò để tăng hương vị thơm ngon;
- Tắt bếp và trình bày ra tô, có thể sử dụng kèm với một chén cơm trắng nóng.
Bên cạnh việc sử dụng khoai lang, dùng khoai tây trị đau dạ dày cũng được khá nhiều người biết đến hoặc một số loại củ khác như: Khoai môn, khoai mì, khoai sọ,… với những món ăn được thực hiện khá giống khoai lang.
Bỏ túi: 55 món ăn tốt cho người đau dạ dày – Ngon, dễ làm
Lưu ý khi sử dụng khoai lang cho người đau dạ dày
Mặc dù khoai lang là thực phẩm lành tính nhưng người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề được chúng tôi đề cập dưới đây:
- Cần thận trọng khi sử dụng khoai lang cho các đối tượng quá mẫn cảm với một số thành phần có trong loại củ này hoặc các đối tượng có vấn đề về thận hay mắc bệnh tiểu đường;
- Bạn không nên sử dụng khoai lang để thay cơm hoàn toàn. Vì nếu bạn sử dụng quá nhiều khoai lang sẽ khiến cho bụng bị đầy hơi, khó tiêu. Tốt hơn nếu bạn biết cách đan xen giữa việc dùng khoai lang và cơm;
- Mỗi ngày bạn chỉ được sử dụng 150 – 200 gram khoai lang và nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thời điểm thích hợp để sử dụng khoai lang là sau bữa trưa và hạn chế sử dụng khoai lang sau 8 giờ;
- Không nên ăn khoai lang khi bụng đói, điều đó khiến cho giác vùng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương;
- Tuyệt đối không nên sử dụng khoai lang có xuất hiện đốm đen vì có thể gây tổn thương đến chức năng gan.
Bài viết đã xoay quanh vấn đề “Bị đau dạ dày có ăn khoai lang được không?” và câu trả lời đã được chúng tôi làm rõ trong bài viết trên. Người bệnh đau dạ dày có thể ăn khoai lang nhưng ở mức độ vừa phải và đúng cách để nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện chứng đau dạ dày.
Có thể bạn quan tâm
- Bất ngờ với cách chữa dạ dày bằng nắm lá tía tô trong vườn
- Đau dạ dày có nên ăn xôi không hay kiêng hoàn toàn để sức khỏe tốt nhất?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!