Trĩ hỗn hợp là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị
Trĩ hỗn hợp thể hiện cho tình trạng chân búi trĩ nằm ở trên và cả ở dưới đường lược. So với trĩ ngoại và trĩ nội đơn thuần, trĩ hỗn hợp có diễn tiến phức tạp và có mức độ nặng nề hơn. Trong trường hợp bệnh nhân không kịp thời thăm khám và chữa trị, búi trĩ sẽ gia tăng kích thước, đồng thời sa ra ngoài ống hậu môn. Từ đó gây ra tình trạng sa niêm mạc trực tràng và hình thành trĩ vòng.
Trĩ hỗn hợp là gì?
Bệnh trĩ đề cập đến tình trạng đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng có dấu hiệu phình giãn quá mức dẫn đến hiện tượng sưng viêm, tăng kích thước, đồng thời tạo thành cấu trúc dạng búi (búi trĩ). Dựa trên vị trí giải phẫu, căn bệnh này được chia thành 3 loại. Đó là trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

Trĩ hỗn hợp thể hiện cho tình trạng chân búi trĩ nằm ở trên và cả ở dưới đường lược. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc đồng thời cả bệnh trĩ ngoại và trĩ nội. Theo các chuyên khoa, bệnh lý này xuất hiện là do bệnh trĩ tiến triển lâu ngày khiến trĩ ngoại và trĩ nội liên kết và hình thành búi trĩ hỗn hợp.
Thông thường bệnh trĩ hỗn hợp sẽ xuất hiện ở các giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội gồm trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4. Chính vì thế bệnh có diễn tiến phức tạp và có mức độ nặng nề hơn so với thông thường. Hầu hết các trường hợp đều phải điều trị ngoại khoa hoặc can thiệp thủ thuật.
Trong trường hợp bệnh nhân không kịp thời thăm khám và chữa trị, búi trĩ có thể sa ra khỏi ống hậu môn, kết hợp với tình trạng sa niêm mạc trực tràng và nhanh chóng hình thành trĩ vòng. Phẫu thuật cắt bỏ là lựa chọn duy nhất đối với những trường hợp bị trĩ vòng.
Tham khảo thêm: 5 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả, Dễ Làm
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp
Khi xuất hiện, bệnh trĩ hỗn hợp có thể phát sinh một số triệu chứng khó chịu sau:
- Búi trĩ phát triển, sa ra khỏi ống hậu môn và được phân chia thành 2 phần rõ rệt. Bao gồm phần trên ẩm ướt và có màu đỏ tươi, phần dưới có màu đỏ sẫm và khô.
- Vùng hậu môn ẩm ướt, đi tiêu ra máu kèm theo cảm giác đau rát và ngứa ngáy hậu môn
- Khi quan sát kỹ sẽ nhận thấy búi trĩ có rãnh tương ứng với đường lược
- Khi búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn, nó có thể bị nghẹt toàn bộ hoặc một phần. T
- Thường xuyên có cảm giác đau đớn, xuất hiện cục máu đông cứng, dùng tay ấn vào thấy đau và hình thành những chấm đen hoại tử
- Có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như ẩm ướt, ngứa ngáy, nứt hậu môn và khó chịu.

So với bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội, những triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp thường phát sinh với mức độ nặng nề, thể hiện rõ nên rất dễ nhận biết. Ngoài ra mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn phát triển của từng trường hợp.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp
Các chuyên gia cho rằng cơ chế bệnh sinh có liên quan đến tình trạng tăng áp lực ống trực tràng – hậu môn và tăng áp lực ổ bụng. Tình trạng tăng áp lực kéo dài có thể tác động và khiến mạch máu bị phình giãn. Đồng thời gia tăng lưu lượng máu tuần hoàn dẫn đến ứ huyết và hình thành búi trĩ.
Chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên một số yếu tố rủi ro được liệt kê dưới đây có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên:
- Bệnh táo bón mãn tính
- U bướu hậu môn trực tràng
- Hội chứng lỵ
- Mang thai và sinh nở
- Đứng hoặc ngồi quá lâu
- Tăng áp lực ổ bụng
Trên thực tế, đa số những trường hợp bị bệnh trĩ đều rất khó để kiểm tra và xác định yếu tố và nguyên nhân gây bệnh. Bởi phần lớn bệnh lý này đều khởi phát do sự tác động của nhiều yếu tố cộng hưởng.
Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp
Đối với những trường hợp kiểm tra và điều trị muộn, bệnh có thể nhanh chóng phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh trĩ tắc mạch: Bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch thể hiện cho tình trạng tĩnh mạch trong búi trĩ bị vỡ, đồng thời hình thành cục máu đông.
- Búi trĩ sa – nghẹt: Búi trĩ sa – nghẹt là biến chứng xảy ra phổ biến của bệnh trĩ hỗn hợp và bệnh trĩ nội. Biến chứng này khi xuất hiện có thể khiến búi trĩ sưng viêm nặng, phù nề, tạo cảm giác khó chịu và đau rát dữ dội.
- Nhiễm trùng (viêm khe, viêm nhú): Khi bị nhiễm trùng người bệnh sẽ nhận thấy tại vùng hậu môn xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và nóng rát dữ dội.
- Bội nhiễm: Biến chứng bội nhiễm thường xuất hiện khi búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn trong một thời gian dài kèm theo tình trạng thường xuyên chảy máu.
- Mẫu da thừa rìa hậu môn: Biến chứng này là hệ quả của tình trạng gia tăng áp lực lên búi trĩ trong thời gian dài, dẫn đến niêm mạc ống hậu môn sa ra ngoài, đồng thời hình thành các mẫu da.

Tham khảo thêm: Cây Cỏ Mực (Nhọ Nồi) Chữa Bệnh Trĩ Đơn Giản, Hiệu Quả
Các biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ hỗn hợp
Quá trình chẩn đoán bệnh trĩ hỗn hợp gồm khai thác tiền sử gia đình, triệu chứng và tiền sử bản thân. Sau khi khai thác, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán, bao gồm:
- Nội soi đường tiêu hóa
- Thăm khám vùng trực tràng và hậu môn
- Chụp X-quang nếu có nghi ngờ búi trĩ là hệ quả của một hoặc nhiều bệnh u bướu ờ đường ruột.
- Thăm khám tổng quát khi có nghi ngờ bệnh trĩ là hệ quả từ các bệnh chuyển hóa.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
Để điều trị bệnh trĩ hỗn hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, mức độ tổn thương và mức độ đáp ứng của từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp y tế, bệnh nhân cần ngăn chặn các yếu tố thuận lợi khiến bệnh khởi phát và tiến triển theo chiều hướng xấu.
1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi
Khi bị trĩ hỗn hợp nói riêng và bị trĩ nói chung, người bệnh nên ngăn chặn những yếu tố thuận lợi góp phần khiến bệnh khởi phát và tác động xấu đến sự tiến triển của búi trĩ. Cụ thể như:
- Người bệnh cần đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Không được rặn khi đi cầu và không nhịn đi đại tiện.
- Trong trường hợp bệnh trĩ là biến chứng của hội chứng lỵ, các bệnh u bướu ở đường tiêu hóa,… cần tiến hành kiểm tra và điều trị bệnh lý nguyên nhân.
- Điều chỉnh các thói quen ăn uống không phù hợp, bổ sung nhiều nước cho cơ thể và nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống.
- Thường xuyên vận động thể lực để duy trì cân nặng phù hợp, tăng cường sức khỏe tổng thể và sức đề kháng.

Những biện pháp ngăn chặn các yếu tố thuận lợi được chuyên gia khuyến khích thực hiện trong và sau quá trình điều trị.
2. Điều trị nội khoa bằng Tây y
Một số phương pháp nội khoa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong quá trình điều trị bệnh trĩ hỗn hợp gồm:
- Thuốc điều hòa nhu động ruột: Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ làm giảm áp lực lên ống hậu môn trực tràng và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Thuốc đạn, thuốc mỡ: Các loại thuốc đạn và thuốc mỡ được sử dụng tại chỗ với mục đích cải thiện tình trạng viêm sưng, hỗ trợ làm bền thành mạch và gây tê.
- Thuốc làm bền thành mạch: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề.
- Thuốc kháng viêm và giảm đau: Thuốc giảm đau và kháng viêm là nhóm thuốc cải thiện triệu chứng. Một số loại thuốc kháng viêm và giảm đau thường được sử dụng gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Acetaminophen.

Việc sử dụng thuốc chữa bệnh Tây y thường cho ra kết quả rất hạn chế, dễ tái phát. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ, không lạm dụng quá. Nếu không có hiệu quả hãy chuyển phương pháp khác.
3. Điều trị bằng thủ thuật
Đối với bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định thực hiện một số thủ thuật sau:
- Chích xơ búi trĩ: Chích xơ búi trĩ ít gây đau, chi phí thấp,quy trình thực hiện đơn giản. Tuy nhiên nhược điểm của thủ thuật này là có nguy cơ tái phát khá cao.
- Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại là thủ thuật chữa trĩ bằng tia hồng ngoại. Thủ thuật này có tác dụng làm gián đoạn dòng máu tuần hòa đến búi trĩ dẫn đến búi trĩ thiếu máu nuôi dưỡng. Từ đó teo dần và rụng đi theo thời gian.
Tuy nhiên do chân búi trĩ nằm phía dưới và ở trên đường lược nên việc áp dụng các thủ thuật xâm lấn thường có nguy cơ tái phát cao và cho ra hiệu quả không rõ rệt.
Tham khảo thêm: Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong? (bị nặng)
4. Phẫu thuật cắt trĩ
Một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ được bác sĩ chỉ định, gồm:
- Khâu treo trĩ bằng tay
- Phẫu thuật cắt từng búi trĩ
- Phương pháp Longo
- Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc
- Khâu cột động mạch trĩ theo sự hướng dẫn của kỹ thuật siêu âm Doppler.

Phẫu thuật cắt trĩ có khả năng loại bỏ hoàn toàn búi trĩ, cải thiện hoạt động đại tiện và giảm đau. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này có thể khiến bệnh nhân mắc phải một số biến chứng nghiêm trọng như mất tự chủ khi trung tiện / đại tiện, hẹp hậu môn, nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương cơ thắt hậu môn, rò âm đạo – trực tràng…
Bên cạnh đó một số chế phẩm còn chứa các hoạt chất kháng sinh. Hoạt chất này khi được đưa vào vùng hậu môn trực tràng sẽ phát huy tác dụng phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm.
Những điều cần lưu ý khi điều trị trĩ hỗn hợp
Trong thời gian điều trị bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc bôi hay thuốc uống khi chưa thăm khám. Bởi việc tự ý sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn và hoại tử búi trĩ.
- Giữ cho vùng hậu môn và cơ thể luôn sạch sẽ để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm xuất hiện.
- Hạn chế đứng quá nhiều hoặc ngồi quá lâu, tránh lao động nặng, thức khuya, ngủ không đủ giấc.
Bệnh trĩ hỗn hợp có diễn tiến phức tạp và có mức độ nghiêm trọng hơn so với bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội thông thường. Chính vì thế nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc có nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp.
Hi vọng những gợi ý và lời khuyên trên đây sẽ hữu ích với bạn trong quá trình điều trị bệnh trĩ hỗn hợp. Chúc bạn sớm thoát khỏi những phiền toái do căn bệnh này gây nên.
Có thể bạn quan tâm
- Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi có tốt như lời đồn?
- Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc)