Đi đại tiện ra máu ở nữ – Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đi đại tiện ra máu ở nữ là hiện tượng thường gặp ở những người bị bệnh trĩ, xuất huyết tiêu hóa hay viêm loét đại trực tràng… Xác định chính xác nguyên nhân khiến nữ giới bị đi vệ sinh ra máu chính là một trong những bước quan trọng giúp đưa ra cách điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

Triệu chứng đi đại tiện ra máu ở nữ giới

Đi vệ sinh ra máu là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, nữ giới cũng không ngoại lệ. Triệu chứng này thường xuất hiện một cách đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Nó có những đặc điểm như sau:

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

– Màu sắc của máu:

Máu thoát ra ngoài khi đi địa tiện thường là máu tươi, máu đen đóng thành cục hoặc trộn lẫn vào trong phân.

Đi đại tiện ra máu ở nữ
Đi đại tiện ra máu ở nữ là triệu chứng nhiều người đang gặp phải

– Số lượng máu:

Một số người đi ngoài ra máu ít và kín đáo, chỉ phát hiện khi nhìn vào phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên có những trường hợp máu chảy nhiều thành giọt, thành dòng hoặc phun tia. Số lượng máu ít hay nhiều còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây đi đại tiện ra máu ở nữ.

– Các triệu chứng khác đi kèm:

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng đi vệ sinh ra máu ở nữ giới còn xuất hiện kèm theo các biểu hiện bất thường khác như:

  • Sốt
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Táo bón lâu ngày không khỏi
  • Phân đen, có chất nhầy
  • Đau bụng
  • Chán ăn
  • Tiêu hóa kém
  • Sụt giảm cân nặng mà không trong quá trình giảm cân

Nguyên nhân đi vệ sinh ra máu ở nữ giới

Tình trạng đi vệ sinh ra máu ở nữ giới xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu là do các vấn đề ở đường tiêu hóa như:

  • Táo bón

Đây chính là nguyên nhân khiến nữ giới đi ngoài ra máu nhiều nhất. Hiện tượng táo bón xảy ra khi bạn đi ngoài ít hơn 3 lần trong tuần. Lúc này khối phân khá to và cứng nên khi đi qua hậu môn dễ gây rách niêm mạc và dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu tươi.

  • Xuất huyết đường tiêu hóa

Tình trạng xuất huyết ở dạ dày, đại tràng hay bất cứ đoạn nào trong đường ống tiêu hóa đều khiến nữ giới đi vệ sinh ra máu. Trường hợp này, máu có thể có màu đen, đỏ thẫm, đóng cục hoặc tươi. Đôi khi máu trộn lẫn vào trong thức ăn khiến phân có màu đen, mùi hôi khẳm.

  • Bệnh trĩ

Triệu chứng đi vệ sinh ra máu có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu khi nữ giới mới bị bệnh trĩ. Căn bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc những người làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều một chỗ.

Với những người mắc bệnh trĩ, ban đầu lượng máu chảy rất ít, chỉ đủ dính vào khăn lau hoặc dính ở đầu phân. Sang đến các giai đoạn tiến triển, chị em sẽ có khuynh hướng đi ngoài ra máu thường xuyên hơn, lượng máu mất cũng nhiều hơn. Máu có thể chỉ nhỏ giọt hoặc nghiêm trọng hơn là bắn thành tia. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ gây nguy cơ bị thiếu máu rất cao.

  • Bệnh ung thư dạ dày

Nếu thường xuyên bị đi ngoài ra máu đen hoặc phân đen kèm theo các triệu chứng khác như đau thượng vị, ăn uống kém, sụt cân nhanh thì nữ giới nên thận trọng với bệnh ung thư dạ dày. Thông thường triệu chứng đi đại tiện ra máu ở nữ giới chỉ xuất hiện trong các giai đoạn cuối của ung thư do khối u bị vỡ. Bạn nên đi khám để kiểm tra sức khỏe ngay.

  • Bệnh nứt kẽ hậu môn

Cùng với táo bón, nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đi vệ sinh ra máu ở nữ. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của một vết nứt khiến cho hậu môn bị sưng tấy, rướm máu và đau dữ dội, đặc biệt là khi ngồi hoặc những lúc đi ngoài. Trường hợp vết nứt bị nhiễm trùng, máu có thể trộn lẫn với cả dịch mủ.

đi vệ sinh ra máu ở nữ
Bệnh nứt kẽ hậu môn là một trong những thủ phạm gây đi vệ sinh ra máu ở nữ
  • Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là sự xuất hiện của một ổ nhiễm trùng bị mưng mủ nằm gần cửa hậu môn. Khi ổ áp xe bị vỡ ra, khu vực hậu môn sẽ có hiện tượng chảy nhiều dịch mủ, máu, nhất là khi đi ngoài. Ngoài ra, nữ giới bị áp xe hậu môn còn có các triệu chứng khác như sốt cao, ớn lạnh, đau nhức dữ dội ở khu vực bị bệnh.

  • Bệnh polyp đại trực tràng

Khi lớp niêm mạc ở ruột già bị tăng sinh quá mức sẽ hình thành lên các khối u nhỏ giống như những cục thịt thừa phát triển vào sâu bên trong thành đại tràng hoặc trực tràng, chúng được gọi là polyp. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả nữ giới.

Ban đầu, bệnh ít có biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài. Đến khi cục polyp phát triển to hơn, nó có thể gây ra ngoài một số triệu chứng như đi cầu ra máu, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đau bụng, bí trung đại tiện… Một số trường hợp nữ giới bị polyp dạng tuyến có nguy cơ phát triển thành ung thư rất cao. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi thấy cơ thể có các dấu hiệu tương tự như trên.

  • Bệnh viêm đại tràng

Đi vệ sinh ra máu cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm đại tràng. Căn bệnh này xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương, viêm loét do nhiễm khuẩn, sử dụng nhiều kháng sinh hoặc do ảnh hưởng của xạ trị ung thư…

Bên cạnh triệu chứng đi cầu ra máu, nữ giới bị viêm loét đại tràng còn có các bất thường ở đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên, đau âm ỉ hoặc đau quặn dọc theo khung đại tràng, phân có lẫn máu kèm theo dịch nhầy giống như mũi.

  • Ung thư đại – trực tràng

Cuối cùng, một bệnh lý mà chúng ta không thể không nhắc tới khi đề cập đến nguyên nhân đi đại tiện ra máu ở nữ giới đó chính là bệnh ung thư trực tràng hoặc ung thư đại tràng. Bệnh thường gặp ở những người phụ nữ lớn tuổi có tiền sử bị viêm loét ruột già hoặc polyp đại trực tràng lâu năm.

Bệnh ung thư đại trực tràng thường có biểu hiện lâm sàng dễ nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường ở đường tiêu hóa như bệnh trĩ, viêm đại tràng… Hầu hết các trường hợp phát hiện ra bệnh khi ung thư đã chuyển sang các giai đoạn nặng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Do vậy, nữ giới được khuyến khích nên đi khám khi thấy các dấu hiệu như: Đi vệ sinh ra máu tươi hoặc máu đen, phân lúc lỏng lúc táo, đau bụng liên tục, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Hiện tượng đi đại tiện ra máu ở nữ có nguy hiểm không?

Tình trạng đi ngoài ra máu nếu kéo dài sẽ khiến cho nữ giới bị mất nhiều máu, từ đó dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu rất cao. Bên cạnh đó, triệu chứng này còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người bệnh. Đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều bệnh lý trong cơ thể mà nếu không được phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng, nhất là các căn bệnh ung thư.

Chính vì vậy, nữ giới hay bất cứ đối tượng nào cũng nên thận trọng khi thấy bị đi ngoài ra máu. Cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và sớm thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó có phương án điều trị đúng đắn, kịp thời.

Cách điều trị đi đại tiện ra máu ở nữ

Các phương pháp điều trị đi vệ sinh ra máu ở nữ giới phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo tự nhiên để cầm máu hoặc sử dụng thuốc tây. Một số trường hợp bị đại tiện ra máu có liên quan đến bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng có thể phải làm phẫu thuật.

1. Giải pháp cầm máu khi bị đi vệ sinh ra máu ở nữ

Một số mẹo tự nhiên dưới đây có thể giúp cầm máu và làm giảm các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa nữ giới thường hay gặp phải.

– Uống nước ép bắp cải

Nghiên cứu cho thấy, nước ép bắp cải có thể giúp làm lành các vết loét ở dạ dày, đại tràng, đồng thời bổ sung chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, giúp đi ngoài đều đặn và giảm bớt hiện tượng đi ngoài ra máu cho nữ giới.

cách điều trị đi đại tiện ra máu ở nữ bằng nước ép bắp cải
Uống mỗi ngày 1 ly nước ép bắp cải có tác dụng chống táo bón, bệnh trĩ, giảm đi đại tiện ra máu ở nữ giới

Để sử dụng, người bệnh chỉ cần lấy 250g bắp cải cắt nhỏ, bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 500ml nước. Lọc qua rây lấy nước cốt bắp cải uống làm 2 đến 3 lần mỗi ngày. Trường hợp bị nữ bị đi vệ sinh ra máu có kèm tiêu chảy thì không nên uống nước ép bắp cải sống.

– Trà cam thảo chữa đi đại tiện ra máu ở nữ

Chứa thành phần acid glycyrrhizic, rễ cam thảo có tác dụng cầm máu, kháng viêm, xoa dịu tổn thương trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt chất này cũng đã được khoa học chứng minh là có khả năng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của khối u và tế bào ung thư.

Cách sử dụng: Lấy vài lát rễ cam thảo khô bỏ vào ấm hãm với nước sôi. Ủ khoảng 15 phút nước trà sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Rót ra để nguội uống hoặc pha thêm vào chút mật ong để làm tăng hương vị của trà cam thảo, mang lại hiệu quả tốt hơn khi điều trị.

– Bài thuốc từ hoa hòe

Trong y học cổ truyền, hoa hòe là vị thuốc có tác dụng cầm máu rất tốt. Chính vì vậy, vị thuốc này thường được sử dụng để chữa đi vệ sinh ra máu ở nữ hoặc bệnh trĩ đi cầu ra máu.

Bạn hãy lấy 15g hoa hòe nấu chung với 250g ruột già lợn thành canh ăn trong bữa cơm. Duy trì sử dụng món ăn bài thuốc này mỗi tuần vài lần cho đến khi thấy hết đi ngoài ra máu thì ngưng.

– Trị đi đại tiện ra máu ở nữ giới bằng mộc nhĩ trắng và táo đỏ

Sử dụng món canh mộc nhĩ trắng hầm táo đỏ có tác dụng chống đi cầu ra máu, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu ở những bệnh nhân bị mất máu quá nhiều.

Dùng 10g mộc nhĩ trắng đem hầm chung với 15g táo đỏ cho đến khi cả hai chín mềm. Dọn ra ăn hết một lần. Dùng liền 5 – 10 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.

– Kết hợp a giao với dấm ăn trị bệnh:

Lấy 1 miếng keo a giao cho vào chén, thêm dấm ăn vào để đến khi a giao tan hoàn toàn. Đun nóng hỗn hợp rồi đem xông hậu môn mỗi ngày 2 lần. Bài thuốc này thích hợp cho nữ giới bị đi ngoài ra máu nhiều do bị trĩ nặng hoặc nứt kẽ hậu môn.

>> Tham khảo thêm: Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả theo dân gian

2. Điều trị đi vệ sinh ra máu ở nữ giới bằng thuốc tây

Các loại thuốc tây thường được bác sị kê đơn cho nữ giới bị đi đại tiện ra máu có thể là:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm dạng uống hoặc đặt hậu môn: Aspirin,Sulfasalazine, Balsalazide, Ibuprofen, Corticosteroid, Acetaminophen…
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong các trường hợp có nhiễm trùng đường ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày gây chảy máu.
  • Thuốc làm bền thành mạch cho bệnh nhân nữ mắc trĩ đi cầu ra máu: Zinc oxide hay Resorcinol.
  • Các thuốc khác: Thuốc cầm máu, hóa chất trị liệu cho bệnh nhân bị ung thư.

3. Phẫu thuật chữa đi đại tiện ra máu ở nữ

Phẫu thuật được chỉ định điều trị đi vệ sinh ra máu cho những trường hợp sau:

  • Bị bệnh trĩ ở mức độ 3 hoặc 4
  • Viêm loét đại trực tràng nặng
  • Xuất huyết tiêu hóa gây chảy máu ồ ạt cần phẫu thuật cấp cứu để cầm máu
  • Bệnh nhân bị đi ngoài ra máu do ung thư dạ dày hay ung thư đại trực tràng cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ khối u.
Phẫu thuật chữa đi đại tiện ra máu ở nữ
Bệnh đi đại tiện ra máu ở nữ có thể được điều trị bằng phẫu thuật

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho nữ giới khi bị đại tiện ra máu

Việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng đi đại tiện ra máu ở nữ giới. Người bệnh hãy chú ý tuân thủ tốt những vấn đề sau:

  • Tăng cường chất xơ vào trong thực đơn bằng cách ăn nhiều rau củ quả. Chất xơ có tác dụng duy trì sự ổn định của đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hạn chế được tình trạng rặn mạnh khi đi ngoài khiến cho hậu môn bị chảy máu. Ngoài ra, nữ giới bị bệnh cũng nên ăn thêm các thực phẩm chứ nhiều sắt như thịt đỏ, rau dền, rau lá xanh… để đề phòng biến chứng thiếu máu.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm không có lợi cho tiêu hóa như: Đồ béo, các món cay nóng, nước ngọt có ga, thức ăn nhanh, bia, rượu.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường phải ngồi hoặc đứng yên ở một chỗ quá lâu. Những hành động này nhằm tránh áp lực cho khu vực hậu môn, ngăn ngừa bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn cho nữ giới.
  • Tạo thói quen tốt khi đi đại tiện. Chẳng hạn như: Không nhịn khi có nhu cầu, tránh rặn quá mạnh. Sau khi đi ngoài xong nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước và thấm khô. Tránh dùng giấy vệ sinh có chất liệu thô cứng, chứa hương liệu hoặc hóa chất tạo màu để lau chùi. Tạo đi đại tiện đúng giờ vào một thời điểm nhất định trong ngày.
  • Tập thể dục hàng ngày cũng là một cách đơn giản giúp nữ giới ngăn ngừa các bệnh lý gây đi đại tiện ra máu và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn khi đang bị đi ngoài ra máu, đặc biệt là trong các trường hợp nữ giới bị bệnh trĩ, nhiễm trùng hậu môn hoặc nứt kẽ hậu môn.

Trên đây là những nguyên nhân và các phương pháp điều trị cho chứng đi đại tiện ra máu ở nữ giới. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tránh để bệnh tình kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe.

Bạn nên tham khảo thêm

Những Nhóm Thuốc Dùng Trong Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vết loét hình thành ở lớp lót bên trong niêm mạc...

Tìm hiểu về chứng đau thượng vị từng cơn

Đau Thượng Vị Từng Cơn Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm?

Thông thường, đau thượng vị từng cơn là biểu hiện của việc ăn uống không khoa học, do căng thẳng...

Tác dụng chữa đau dạ dày của lá mơ

Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ Cực Nhanh Khỏi

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện. Biện pháp này được nhiều...

đau dạ dày có được uống sữa không

Đau Dạ Dày Có Được Uống Sữa Không, Sữa Gì Tốt?

Sữa là thức uống có hàm lượng dưỡng chất cao được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên không ít người...

8 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Thuốc đau dạ dày của Nhật Bản có khả năng kiểm soát cơn đau và làm dịu nhanh cảm giác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.