Đi Cầu Ra Máu Ở Nam Giới: Nguyên Nhân Và Cách Trị Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hầu hết các trường hợp đi cầu ra máu ở nam giới không phải là do hiện tượng sinh lý bình thường tác động mà là do bệnh lý vùng hậu môn hoặc hệ tiêu hóa gây nên. Vì vậy, khi gặp biểu hiện này, bệnh nhân cần điều trị nhanh chóng, tránh bệnh chảy máu nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đi cầu ra máu ở nam giới
Đi cầu ra máu ở nam giới do đâu? Điều trị như thế nào?

Nguyên nhân gây đi cầu ra máu ở nam giới

Đi cầu ra máu ở nam giới là hiện tượng đại tiện có lẫn máu trong phân hoặc máu dính ở giấy vệ sinh. Theo các chuyên gia, tình trạng này xảy ra có thể là do sắc tố hoặc màu trong thực phẩm bổ sung hàng ngày gây nên. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau đây:

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là hiện tượng các mạch máu ở hậu môn bị sưng viêm. Bệnh xuất hiện thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái với các triệu chứng như ngứa rát hoặc sưng đau ở hậu môn. Ngoài ra, bệnh còn gây chảy máu, máu có lẫn trong phân mỗi khi bệnh nhân đại tiện.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu là do người bệnh bị táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian dài. Bên cạnh đó, bệnh hình thành có thể là do chế độ ăn uống không đảm bảo, quá nhiều chất béo nhưng ít chất xơ. Mặt khác, bệnh trĩ xảy ra cũng có thể là do ngồi quá lâu hoặc mang thai.

Đối với hầu hết các trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, việc điều trị bệnh là không cần thiết. Bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn giàu chất xơ và dùng một vài loại thuốc nhuận tràng, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, ở trường hợp nặng, người bệnh cần chữa trị theo chỉ định của chuyên gia.

2. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột (IBD) là một thuật ngữ y khoa dùng chung cho các bệnh tự miễn gây viêm ruột. Theo các chuyên gia, bệnh IBD có hai loại phổ biến là bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Đây là hai căn bệnh mãn tính của đường ruột, có các triệu chứng bệnh tương tự như:

  • Đau bụng
  • Chảy máu trực tràng gây đi cầu ra máu
  • Tiêu chảy
  • Giảm cân

Thông thường, bác sĩ thường kê đơn thuốc điều trị bệnh viêm ruột cho bệnh nhân sử dụng nhằm giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc chữa bệnh thường dùng như:

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Bao gồm Methotrexate, Imuran và 6 MP
  • Thuốc điều trị viêm loét dạ dày thuộc nhóm 5-Aminosalicylates: Pentasa, 5-ASA, Apriso, Asacol,…
  • Thuốc chữa viêm loét dạ dày sulfasalazine và một số thuốc sinh học như Remicade, Humira hoặc Entyvio,…

Ở một số trường hợp thuốc không đáp ứng điều trị, phẫu thuật sẽ là biện pháp cuối cùng được chỉ định nhằm khắc phục triệu chứng bệnh.

nguyên nhân đi cầu ra máu ở nam giới
Đi cầu ra máu ở nam giới có thể là do bệnh viêm ruột (IBD) gây nên

3. Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ là hiện tượng viêm xảy ra ở ruột già do không được cung cấp đủ oxy và máu. Theo một số nghiên cứu thống kê, có khoảng 90% trường hợp mắc bệnh là ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tổn thương gây tắc mạch máu hoặc do bệnh lý không gây tắc mạch.

Ngoài tình trạng đi cầu ra máu, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ ở nam giới cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy,… Bên cạnh các biểu hiện này, người bệnh còn gặp phải các vấn đề sức khỏe khác như đau nhói ở bụng, đau có thể xảy ra ngay sau khi ăn xong.

Hầu hết các trường hợp viêm đại tràng thiếu máu cục bộ kéo dài một thời gian ngắn và tự khỏi sau đó. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân cần phải nhập viện và điều trị theo yêu cầu của bác sĩ. Tùy vào mức độ viêm, bệnh nhân sẽ được truyền dịch, kháng sinh hoặc phẫu thuật.

4. Nứt kẽ hậu môn

Đi cầu ra máu ở nam giới có thể là do bệnh nứt kẽ hậu môn gây nên. Đây là hiện tượng xuất hiện vết rách hoặc loét trong niêm mạc của ống hậu môn. Vết nứt có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt nam hay nữ. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở độ tuổi thanh niên hoặc trung niên.

Nứt kẽ hậu môn có thể gây ra bởi bệnh táo bón hoặc trĩ mãn tính. Triệu chứng bệnh thường là chảy máu khi đại tiện, máu có thể lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Ngoài biểu hiện này ra, bệnh cũng có thể gây đau nhức khi đi tiêu hoặc ngứa ở hậu môn.

Để điều trị nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần giữ phân mềm, đồng thời vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ. Bên cạnh đó, nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân cần hẹn bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Đi cầu ra máu ở nam giới
Đi cầu ra máu là biểu hiện nhận biết của bệnh nứt kẽ hậu môn

5. Viêm túi thừa

Túi thừa là túi nhỏ hình thành hình thành trong đại tràng hoặc bất kỳ vị trí nào của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng thường xuất hiện phổ biến ở đại tràng khi người bệnh già đi. Viêm túi thừa xảy ra khi túi thừa bị viêm hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chế độ ăn ít chất xơ dẫn đến táo bón. Theo các chuyên gia, bệnh táo bón không gây viêm túi thừa nhưng phân cứng khi đi qua đại tràng chính là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ hình thành và gây viêm túi thừa.

Viêm túi thừa thường không gây bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Thế nhưng, trong một số trường hợp bệnh có thể gây chảy máu khi đại tiện. Ngoài ra, các triệu chứng viêm túi thừa có thể gặp như đau bụng, sốt, buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện,…

Điều trị viêm túi thừa bằng cách bổ sung chất xơ và thay đổi lối sộng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ viêm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật.

Điều trị đi cầu ra máu ở nam giới

Triệu chứng đi cầu ra máu ở nam giới có thể là biểu hiện của bệnh lý tiêu hóa hoặc hậu môn như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, chảy máu túi thừa,… Vì vậy, để điều trị khỏi tình trạng phân có lẫn máu tươi, bệnh nhân cần giải quyết dứt điểm bệnh lý gây ra vấn đề này.

Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng chảy máu trong phân khi đại tiện:

  • Dùng nước ép bắp cải: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nước ép bắp cải có tác dụng tốt trong việc làm lành vết loét ở dạ dày. Vì thế, chúng giúp giảm nhanh triệu chứng chảy máu gây đi cầu ra máu ở nam giới. Người bệnh sử dụng 250 gram bắp cải đem rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn với 500 ml nước lọc. Chia nước ép ra uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống đều đặn mỗi ngày giúp kiểm soát triệu chứng đi ngoài ra máu.
  • Rễ cam thảo: Nhờ chứa hoạt chất chống viêm acid glycyrrhizic, rễ cam thảo có tác dụng làm dịu dạ dày. Bên cạnh đó, hợp chất này còn được chứng minh có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống khối u. Do đó, rễ cam thảo có tác dụng giảm đau, làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và đại tràng, giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu. Mỗi ngày bệnh nhân lấy khoảng 2 – 3 lát rễ cam thảo hãm trong nước nóng 10 – 15 phút. Cuối cùng thêm một muỗng mật ong, khuấy đều và uống. Ngoài ra, nhai 1 – 2 lát rễ cam thảo mỗi ngày cũng là cách hữu ích giúp làm giảm triệu chứng bệnh.
  • Nghệ: Các hoạt chất sinh học có trong nghệ có tác dụng làm dịu các vết loét ở niêm mạc đại tràng và hậu môn, ngăn ngừa chảy máu. Bên cạnh đó, chúng còn giúp loại bỏ máu trong phân. Đồng thời giúp loại bỏ căng thẳng khiến bệnh thêm nặng. Để kiểm soát tình trạng đi cầu ra máu ở nam giới, bệnh nhân dùng vài lát nghệ hãm trong nước ấm, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong và uống.

Xem thêm: Các Cách Trị Đi Cầu Ra Máu Tại Nhà Hiệu Quả Theo Dân Gian

Điều trị đi cầu ra máu ở nam giới
Trà rễ cam thảo giúp khắc phục triệu chứng đi cầu ra máu

Ngoài các biện pháp điều trị này, bệnh nhân có thể chăm sóc bệnh tại nhà bằng các gợi ý sau:

  • Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày nhằm giúp tăng cường nhu động ruột. Một số thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa như chuối, khoai lang, lê hoặc táo,…
  • Tránh ăn thức ăn chứa nhiều chất béo no, chất cay. Đồng thời nên hạn chế dùng đồ uống chứa cồn hoặc caffein

Dùng túi nước đá chườm vào vùng bị ảnh hưởng nhằm giúp giảm đau và giảm thiểu chảy máu

  • Uống nhiều nước, vừa giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể vừa giúp là mềm phân và đào thải vi khuẩn gây hại ở đường ruột ra ngoài
  • Thường xuyên tắm rửa và vệ sinh vùng da xung quanh hậu môn
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng

Đi cầu ra máu ở nam giới không phải là vấn đề sức khỏe bình thường nhưng cũng không phải là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh bệnh gây biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần thăm khám để bác sĩ đánh giá và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Có thể bạn quan tâm:

10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả – Dễ Kiếm

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả...

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là gì?

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là bệnh lý hiếm gặp và thường liên quan đến phản...

bài tập yoga chữa táo bón

Hướng dẫn các bài tập yoga chữa táo bón bạn có thể áp dụng mỗi ngày

Yoga không chỉ tốt cho sức khỏe, nuôi dưỡng tinh thần mà còn có thể chữa được bệnh táo bón....

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Nứt kẽ hậu môn có chữa được không ? Bao lâu thì lành ?

Nứt kẽ hậu môn là chứng bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Không chỉ làm ảnh...

Bị trĩ có nên ăn sữa chua không? Ăn loại nào tốt?

Sữa chua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho cơ thể con...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *