Nóng trong người đi cầu ra máu – Cần điều trị sớm!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tình trạng nóng trong người đi cầu ra máu thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Có thể là nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, viêm đại tràng có thắt hay đôi khi còn là dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa dưới. Cần nắm rõ nguyên nhân để can thiệp đúng cách, tránh những vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

nóng trong người đi cầu ra máu
Nóng trong người đi ngoài ra máu là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý tiềm ẩn

Nóng trong người đi cầu ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Nóng trong người chính là cảm giác nóng khó chịu ở toàn bộ cơ thể hay chỉ có một phần nào đó trong cơ thể. Đôi khi bạn cảm thấy nhiệt độ trong cơ thể cao nhưng nhiệt độ bên ngoài lại hoàn toàn bình thường.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh vừa bị nóng trong người còn kèm theo tình trạng đi cầu ra máu. Lúc này rất có thể liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa. Hiện tượng máu lẫn trong phân còn đi kèm với một số dấu hiệu khác như đau vùng bụng dưới, đau thượng vị, khó khăn khi đại tiện, ngứa rát hậu môn…

Hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu có thể sẽ liên quan đến một số bệnh lý dưới đây:

1. Bệnh trĩ

Đây là bệnh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng, thường phát sinh khi vùng ổ bụng liên tục phải chịu đựng áp lực đè nén. Chính điều này sẽ khiến cho lưu lượng máu tới tĩnh mạch hậu môn bị ứ đọng không thể lưu thông hết. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho tĩnh mạch giãn ra, sưng phồng và tạo thành búi trĩ.

Bệnh thường gặp ở những người bị táo bón kéo dài mãn tính, thừa cân – béo phì hay những người làm công việc nặng nhọc, phải ngồi nhiều… Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể dễ thấy vùng hậu môn bị ngứa ngáy và đau rát nhẹ. Tuy nhiên khi búi trĩ hình thành thì cờn đau sẽ diễn ra thường xuyên hơn, nhất là khi đại tiện, ngồi hay mang vác vận động nhiều.

Mặt khác, búi trĩ có thể sẽ ma sát với phân trong quá trình đại tiện làm phát sinh triệu chứng phân có lẫn máu. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở hầu hết bệnh nhân trĩ.

Xem chi tiết: Bệnh trĩ là gì? Phân loại, triệu chứng và cách điều trị

2. Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng chính là sự hình thành của khối nhỏ các tế bào ngay trên niêm mạc ruột già. Các khối polyp này đa phần là vô hại nhưng lâu dần chúng có thể phát triển lớn và đôi khi hình thành các tế bào ung thư ác tính.

Đây cũng là vấn đề về đường tiêu hóa khiến bạn gặp tình trạng nóng trong người và đi cầu ra máu. Bởi trpng quá trình đại tiện thì phân có thể sẽ ma sát với polyp, gây ra tình trạng máu lẫn trong phân.

3. Viêm đại tràng co thắt

Tình trạng nóng, khó chịu trong người và đi cầu ra máu cũng có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt. Bệnh lý này phát sinh khi đại tràng co thắt quá mức và gây ra tình trạng rối loạn đại tiện, cùng với đó là làm cho niêm mạc bị tổn thương.

nóng trong người đi cầu ra máu
Bệnh viêm đại tràng co thắt có thể khiến bạn bị nóng trong người kèm theo đi ngoài lẫn máu

Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, phân có chứa chất nhầy hay máu… Ngoài ra, những cơn đau có thể xuất hiện ở vùng bụng dưới hay ở ngay 2 bên mạn sườn.

4. Ung thư đại trực tràng

Đây là loại ung thư đường ruột rất thường gặp cũng có thể khiến người bệnh bị nóng trong người cùng với đó là đi cầu ra máu. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm của bệnh thì các triệu chứng thường không biểu hiện một cách rõ ràng.

Khi bệnh đã bắt đầu bộc phát thì bạn sẽ gặp một số triệu chứng như người gầy yếu, mệt mỏi, đi cầu ra máu, nóng trong người, da mặt xanh xao… Ung thư đại trực tràng là bệnh nguy hiểm cần sớm thăm khám để có biện pháp khắc phục kịp thời.

5. Xuất huyết tiêu hóa dưới

Tình trạng này đề cập đến vấn đề chảy máu ở vị trí ruột già và hậu môn. Thống kê ghi nhận rằng, xuất huyết tiêu hóa dưới chiếm khoảng 20 – 25% tổng các trường hợp xuất huyết tiêu hóa.

Nó được xem là một trong những dấu hiệu khá đặc trưng của các bệnh lý như bệnh trĩ, viêm đại tràng, viêm túi thừa, thiếu máu cục bộ hay có sự xuất hiện của các khối u tại đại tràng. Đây cũng chính là nguyên nhân có thể khiến bạn bị nóng trong người và đi cầu ra máu.

Ngoài các bệnh lý nêu trên thì hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu còn có thể sẽ liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác như áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ung thư dạ dày

Xem thêm: Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Dạ Dày và Hướng Điều Trị

Nóng trong người đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Có thể thấy rằng, nóng trong người đi cầu ra máu chính là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của các bệnh lý này có sự phân cấp tương đối rõ rệt.

Trường hợp chỉ là do các bệnh lý như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, rò hậu môn hay viêm đại tràng co thắt thì sẽ không quá nguy hiểm. Các phương pháp điều trị bảo tồn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nếu có thể sớm phát hiện và thăm khám. Tuy nhiên, nếu không nghiêm túc điều trị thì các biến chứng như áp xe hậu môn, nhiễm trùng búi trĩ, viêm loét đại tràng thể nặng… cũng sẽ rất dễ phát sinh.

đại tiện ra máu do nóng trong người
Nếu không sớm can thiệp thì nhiều trường hợp có thể dẫn đến chảy máu tiêu hóa ồ ạt

Nguy hiểm hơn cả vấn là khi hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu liên quan đến các vấn đề như xuất huyết tiêu hóa dưới, polyp hay ung thư đại trực tràng. Chúng rất dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, nhiều trường hợp còn đe dọa trực tiếp đến cả tính mạng.

Điều trị nóng trong người đi cầu ra máu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà sẽ có phương án điều trị khác nhau với hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu. Với những trường hợp nghi ngờ là do các bệnh lý nguy hiểm thì bạn cần thăm khám ngay để có cách can thiệp kịp thời. Còn nếu là do các vấn đề không quá nghiêm trọng thì một số phương pháp chăm sóc tại nhà cũng có thể khắc phục tốt tình hình.

1. Các biến pháp chăm sóc tại nhà

Thường có thể đáp ứng trong các trường hợp viêm đại tràng, bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn. Còn với các trường hợp khác thì những phương án dưới đây chỉ có thể hỗ trợ khắc phục tạm thời vấn đề:

  • Có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên như lá diếp cá, rau sam hay lá ngải cứu để nấu nước uống. Không chỉ mang đến tác dụng cầm máu rất tốt mà còn có thể giúp làm mát cơ thể. Ngoài ra, nên nấu nước để xông hơi hay rửa tại chỗ với trường hợp chảy máu ở hậu môn – trực tràng.
  • Nếu có vết nứt ở hậu môn thì cần chú ý vệ sinh sạch sẽ với nước muối ấm, nên sử dụng kem dưỡng ẩm hay các loại dầu tự nhiên như dầu oliu hay dầu dừa để giúp làm dịu niêm mạc da.
  • Cần uống nhiều nước, cùng với nước ấm nên tích cực bổ sung thêm nước ép trái cây hay rau củ tươi để làm mát cơ thể. Ngoài ra chúng còn có tác dụng làm mềm phân để tránh tình trạng chảy máu khi đi ngoài.
  • Chú ý tránh ăn các loại thực phẩm khô cứng, nhiều gia vị cay nóng hay các thức uống có chứa caffeine hoặc cồn. Nhóm thực phẩm này không chỉ gây nóng trong người mà còn khó tiêu, dễ gây táo bón. Từ đó rất dễ kích thích làm vỡ tĩnh mạch, gây ra tình trạng chảy máu khi đại tiện.
  • Bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống để giúp làm tăng độ bền của tĩnh mạch, cùng với đó có thể làm giảm nguy cơ bị đi ngoài ra máu. Đồng thời nên tăng cường các thực phẩm có tính mát như giá đỗ, hẹ, rau xanh để giải nhiệt cho cơ thể, hạn chế sung huyết ở búi trĩ.
  • Trắng stress và căng thẳng quá mức. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, chính việc căng thẳng kéo dài cũng sẽ làm gián đoạn hoạt động của đường ruột, từ đó gây ra nhiều triệu chứng bất lợi.

Những thói quen tốt trong ăn uống cũng như sinh hoạt thường ngày không chỉ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung. Chính vì thế mà bạn hãy nghiêm túc thực hiện để vừa hỗ trợ khắc phục triệu chứng, vừa bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của mình.

Mách bạn: Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả theo dân gian

2. Điều trị y tế

Hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu đa phần là liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn. Chính vì thế mà nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách thì bệnh có thể diễn tiến nặng và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

điều trị nóng trong người đi cầu ra máu
Cần chú ý thăm khám sớm để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Cần chú ý tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức khi:

  • Hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu kéo dài quá 3 ngày.
  • Đau quặn bụng hay đau bụng ở mưc độ dữ dội.
  • Buồn nôn, nôn ói hay sốt cao.
  • Trường hợp chảy máu nhiều có thể bị tụt huyết áp, co giật, ngất xỉu.
  • Đại tiện không kiểm soát.
  • Người sụt cân bất thường.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành việc thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân. Từ có có cách can thiệp và điều trị thích hợp.

Với những trường hợp thông thường thì có thể điều trị nội khoa bằng cách kê toa các loại thuốc Tây cần thiết. Còn với các trường hợp như có khối u, polyp hay ung thư đại trực tràng thì có thể sẽ phải can thiệp phẫu thuật. Trường hợp phẫu thuật thì người bệnh cần chăm sóc hậu phẫu theo hướng dẫn từ bác sĩ để tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

Tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng nóng trong người đi cầu ra máu. Ngoài việc nghiêm túc điều trị theo phác đồ bác sĩ thì cần chăm sóc tốt tại nhà. Đồng thời, chủ động tái khám để kiểm soát diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh hiệu quả bạn đã biết chưa

Chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh là một trong những cách chữa dân gian được nhiều người bệnh áp...

7 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả

Việc điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật thường đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên không phải mọi trường...

Gel Bôi Trĩ Cotripro Có Tốt Không? Giá Bán Và Cách Dùng

Gel bôi trĩ Cotripro là một sản phẩm do công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh nghiên cứu và...

Lá trầu không có khá nhiều công dụng với người bệnh dạ dày

Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ cực hay mà ít ai biết

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở...

Thuốc ngâm trĩ là gì? Tác dụng ra sao?

Thuốc ngâm trĩ có tác dụng gì, loại nào tốt và cách dùng?

Thuốc ngâm trĩ được sử dụng để làm sạch và điều trị một số triệu chứng của bệnh trĩ. Trên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *