Xoắn đại tràng và xoắn trung tràng là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xoắn đại tràng là một bệnh có khả năng gây nên tình trạng tắc nghẽn và thiếu máu, thường gặp ở khu vực đại tràng xích ma và manh tràng. Trong khi đó, xoắn trung tràng xuất hiện thường xuyên ở trẻ sơ sinh với biểu hiện tắc tá tràng cùng các dị tật bẩm sinh ở thành bụng, cơ hoành. 

Xoắn đại tràng
Bệnh xoắn đại tràng có thể gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ và hoại tử

Xoắn đại tràng là bệnh gì?

Bệnh xoắn đại tràng xuất hiện với triệu chứng là tắc nghẽn, thiếu màu cục bộ. Với những vòng xoắn từ 180 đến 540 độ. Tình trạng xoắn đại tràng có thể gây nên trạng thái trướng ruột cục bộ, bởi nhu động ruột đẩy phân kèm theo khí đến phần bị xoắn gây tăng lên áp lực.

Áp lực này có thể sẽ cao hơn so với áp lực tĩnh mạch thì tâm trương. Xoắn mạc treo khiến tĩnh mạch bị tắc nghẽn, giảm tưới máu động mạch. Lâu dần có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ, hoại tử hoặc thậm chí là thủng đại tràng.

Những dạng bệnh xoắn đại tràng thường gặp

Xoắn đại tràng xích ma

xoắn đại tràng
Xoắn đại tràng xích ma là loại bệnh phổ biến nhất trong các trường hợp tắc ruột

Trong số các dạng xoắn đại tràng, xoắn đại tràng xích ma (sigma) là loại phổ biến nhất. Xoắn đại tràng xích ma chiếm đến 8% những trường hợp bị tắc ruột và có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân gây nên tình trạng xoắn đại tràng xích ma chưa được nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định được một vài các nguy cơ dẫn đến bện:

  • Người bị bệnh táo bón thường xuyên
  • Người bị phình đại tràng thường xuyên
  • Phần đại tràng xích ma dài hơn thông thường
  • Hai chân của đại tràng xích ma có khoảng cách gần nhau.

Xoắn manh tràng

Xoắn manh tràng cũng là loại bệnh tắc ruột khá phổ biến, chiếm từ 1 – 3% những trường hợp bị tắc ruột. Bệnh hay gặp ở những người có độ tuổi từ 20 – 40 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xoắn manh tràng là do sự bất thường về việc cố định đại tràng lên manh tràng, sau đó vào thành bụng. Một vài những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh được chứng minh là:

  • Phụ nữ đang mang thai và bị u vùng chậu
  • Người có thói quen ăn uống quá nhiều và quá no.

Bệnh xoắn manh tràng dễ dẫn đến tình trạng hoại tử hoặc gập góc manh tràng và manh tràng bị gập lên phần trên.

Những biểu hiện của bệnh xoắn đại tràng

Việc dựa vào triệu chứng để phân biệt bệnh xoắn đại tràng xích ma và xoắn manh tràng là điều rất khó. Hầu hết các ca mắc bệnh xoắn đại tràng nói chung đều xuất hiện những triệu chứng như:

  • Đau bụng dữ dội, cơn đau có thể bắt đầu từ phần khu trú, sau đó lan rộng ra khắp vùng bụng.
  • Trướng bụng, trong trường hợp trướng bên phải, có thể là do xoắn manh tràng, còn bên trái thì nhiều khả năng là đại tràng xích ma.
  • Buồn nôn, có thể xuất hiện tình trạng nấc cục trước khi nôn.
  • Nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể phát triển với những biểu hiện như mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, sốt và nhiễm khuẩn.

Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để tiến hành chụp Xquang bụng. Đây là cách chẩn đoán có thể xác định được từ 60 – 70% các ca mắc bệnh xoắn đại tràng.

Tham khảo thêmKhám đại tràng bằng cách nào, chuẩn bị gì? Quy trình

Hướng điều trị với bệnh xoắn đại tràng

Đối với bệnh xoắn đại tràng xích ma

Người bệnh có thể được tiến hành tháo xoắn qua ngả trực tràng khi đại tràng chưa hoạt tử. Khi thực hiện, bệnh nhân nằm nghiêng phần bên trái, sau đó luồn ống thông mềm vào phân trực tràng. Thao tác được thực hiện dưới sự hướng dẫn của nội soi trực tràng. Hơi và dịch, phân thoát ra được thì lưu ống trong vòng 48 giờ.

Nếu bệnh nhân gặp tình trạng hoại tử hay thủng đại tràng, cần được phẫu thuật cấp cứu để nhanh chóng điều trị bệnh.

Đối với bệnh xoắn manh tràng

Người bệnh nếu chưa có dấu hiệu hoại tử, có thể được điều trị bảo tồn bằng việc tháo xoắn thông qua nội soi đại tràng. Tiếp đó sẽ được mổ để đính mang tràng và đại tràng vào thành bụng.

Đối với trường hợp xoắn manh tràng gây hoại tử hoặc phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, cần phẫu thuật để điều trị bệnh.

Làm gì để ngăn ngừa xoắn đại tràng?

Để phòng ngừa xoắn đại tràng, người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn và sinh hoạt để phòng bệnh táo bón như sau:

  • Uống đủ nước hàng ngày. Lượng nước được khuyến khích uống là ít nhất 1 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn nhiều chất xơ như rau xanh hoặc trái cây
  • Luyện tập thói quen đi đại tiện định kỳ hàng ngày
  • Tránh ăn quá no, ăn nhiều trong cùng 1 bữa.

Bệnh xoắn trung tràng là gì?

Trung tràng là một danh từ bào thai học, dùng để chỉ một phần của ống tiêu hóa kể từ phần bóng Vater đến phần giữa của đại tràng ngang. Trong quá trình mà ống tiêu hóa nguyên thủy phát triển, phần trung tràng sẽ quay quanh trục động mạch mạc giúp treo lên trên và được cố định ở thành bụng, hình thành nên một đoạn tá tràng dưới phần bóng Vater.

Xoắn trung tràng
Xoắn trung tràng là bệnh gặp ở trẻ sơ sinh

Trong quá trình quay và cố định của phần ruột, có thể có những bất thường diễn ra. Toàn bộ phần ruột non và một phần đại tràng chỉ được cố định ở thành bụng bởi một mạng treo hẹp, khiến cho trung tràng dễ bị xoắn.

Tình trang xoắn trung tràng chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh, kèm theo đó là tình trạng tắc tá tràng cấp hoặc mạn tính. Hiện nay, tình trạng xoắn trung tràng có tỷ lệ mắc khá hiếm, nhưng nguy cơ để lại là rất nguy hiểm.

Biểu hiện của xoắn trung tràng

Các biểu hiện quan trọng được ghi lại của bệnh xoắn trung tràng là:

  • Trẻ sau khi sinh bú kém
  • Thường xuyên nôn, có dịch vàng khi nôn
  • Thể trạng suy dinh dưỡng, mất nước và tăng cân chậm nếu để bệnh tiếp diễn
  • Một số những biểu hiện y học khác như nhịp tim nhanh, thở nhanh, thở mạnh, rối loạn điện giải nặng và có thể bị suy thận.

Điều trị xoắn trung tràng

Xoắn trung tràng là một bệnh lý xuất hiện do bẩm sinh, với cơ chế gây bệnh phức tạp và hiếm gặp. Và nếu có các chẩn đoán bệnh xoắn trung tràng, người bệnh buộc phải tiến hành phẫu thuật để tránh nguy cơ hoại tử.

Kết luận

Bệnh xoắn đại tràng là loại bệnh lý nguy hiểm, bất kì ai cũng có thể mắc phải. Ngoài những nguyên nhân bẩm sinh, vẫn còn những nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các triệu chứng ban đầu của bệnh chưa thực sự rõ ràng và khiến nhiều người bệnh chủ quan. Bệnh có thể được điều trị bằng những phương án bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật.

Trong khi đó, bệnh xoắn trung tràng chỉ gặp phải ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố bẩm sinh và tỷ lệ mắc bệnh cũng rất thấp. Các biểu hiện của bệnh khó được chẩn đoán thông qua quan sát triệu chứng. Bệnh nhân cần được đến các cơ sở y tế để xét nghiệm, chẩn đoán và tiến hành phẫu thuật. Bệnh không gây nhiều nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp.

Những thông tin do Thuốc Dân Tộc cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Thuốc Dân Tộc không đem đến những chẩn trị hay lời khuyên thay thế cho các bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện nào có bác sĩ nữ khám bệnh trĩ giỏi?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói và dần trở nên phổ biến, trong đó, tỷ lệ...

Trào Ngược Dạ Dày Uống Nước Gì? 8 Gợi Ý Cho Bạn

Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, việc bổ sung các thức uống có lợi sẽ giúp hỗ...

Ung thư dạ dày di căn theo đường nào?

Ung thư dạ dày có khả năng di căn đến các cơ quan lân cận làm những cơ quan này...

Mổ ruột thừa và những điều bạn nên biết trước khi phẫu thuật

Mổ ruột thừa hay còn gọi là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Đây là thủ thuật đơn giản và...

10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Ngoại Tại Nhà – Áp Dụng Là Khỏi

Đối với những trường hợp mới phát, bệnh còn đang trong giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *