Đau thượng vị là bệnh gì? Cách chữa, giảm đau nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chứng đau thượng vị không chỉ xảy ra khi bạn ăn quá no, uống nhiều bia rượu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc việt là các bệnh lý ở dạ dày. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ là tiền đề giúp bạn tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả.

Đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị là thuật ngữ được sử dụng trong y học nhằm chỉ sự xuất hiện của các cơn đau ở giữa bụng trên, ngay dưới xương ức. Bạn có thể bị đau ở bên phải, bên trái kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác ở đường tiêu hóa như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, chướng khí…

Đau thượng vị là gì
Đau thượng vị là tình trạng đau và khó chịu ở vùng dưới xương ức, phía trên rốn

Những cơn đau ở vùng thượng vị thường xuất hiện sau khi ăn xong. Chúng có thể kéo dài hàng giờ hoặc thậm chí là trong nhiều ngày liền. Một số trường hợp chỉ bị đau âm ỉ nhưng cũng có những người bị đau nhói ở thượng vị vô cùng khó chịu.

Không phải lúc nào triệu chứng này cũng đáng lo ngại. Đôi khi bạn có thể bị đau vì những nguyên nhân vô hại như ăn quá nhiều, không dung nạp thức ăn. Tuy nhiên nếu bị đau thượng vị kéo dài thì nên thận trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.

Điều quan trọng là bạn cần phân biệt được cơn đau bụng ở vùng thượng vị của mình do nguyên nhân nào gây ra. Đây chính là một bước quan trọng quyết định đến thời gian và kết quả sau cùng của quá trình điều trị.

Đau vùng thượng vị là bệnh gì

Căn bệnh này xảy ra khi axit và các chất trong dạ dày đi ngược lên thực quản. Cùng với cơn đau thượng vị bên trái, bên phải, bạn còn bị khó tiêu, đau rát ở ngực và cổ họng, ợ chua, khàn giọng hoặc ho dai dẳng kéo dài.

  • Viêm loét dạ dày thực quản:

Bệnh viêm loét dạ dày thực quản thường gặp ở những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch, ăn uống không hợp vệ sinh hoặc dùng thuốc kháng sinh, giảm đau kéo dài. Nếu không được điều trị sớm, căn bệnh này có thể gây chảy máu dạ dày, đau thượng vị buồn nôn, viêm họng mãn tính, suy dinh dưỡng…

  • Thoát vị hoành:

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau thượng vị dạ dày. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm: Ho kéo dài, có cảm giác vướng víu khi nuốt thức ăn, đau ngực, ợ nóng.

  • Bệnh ở túi mật:

Nếu thường xuyên bị đau tức vùng thượng vị bên phải kém theo tình trạng vàng da, ăn uống không ngon miệng, phân có màu đất sét thì bạn nên thận trọng với sức khỏe của túi mật. Những vấn đề có thể dẫn đến tình trạng này như sỏi mật, viêm túi mật.

Các nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày khác

Có nhiều nguyên nhân gây đau do lối sống hoặc sinh hoạt, trong đó phổ biến nhất bao gồm:

  • Ăn uống khó tiêu hóa:

Chứng khó tiêu có thể xảy ra sau một bữa ăn với các món chứa nhiều dầu mỡ, thịt hoặc không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Bạn có thể bị đau thượng vị ợ hơi kèm theo một số dấu hiệu khác như buồn nôn, ợ chua, có cảm giác ậm ạch trong bụng.

  • Đau bụng vùng thượng vị do ăn quá no

Ăn quá nhiều thức ăn có thể khiến các cơ xung quanh dạ dày bị giãn và chịu nhiều áp lực. Từ đó dẫn đến các cơn đau vùng thượng vị, trào ngược axit hoặc khó tiêu.

  • Không dung nạp Lactose:

Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và một số chế phẩm từ sữa. Những người không dung nạp được loại đường này có thể gặp các vấn đề ở đường tiêu hóa như đau thượng vị dạ dày, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn ói, chuột rút cơ bụng.

  • Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc tân dược, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid khi dùng kéo dài có thể gây hại cho dạ dày và dẫn đến những cơn đau tức vùng thượng vị.

  • Uống nhiều bia rượu:

Chất cồn trong bia rượu có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng và viêm loét. Bạn có thể phải đối mặt với các cơn đau thượng vị và nhiều vấn đề tiêu hóa khác nếu quá lạm dụng những loại đồ uống này.

Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày
Lạm dụng bia rượu là nguyên nhân phổ biến gây đau thượng vị dạ dày
  • Bị đau thượng vị dạ dày do mang thai:

Phụ nữ mang thai cũng có thể bị đau ở thượng vị do thay đổi hóc môn, trào ngược axit hoặc do tử cung mở rộng gây áp lực lên dạ dày.

Trong một số trường hợp, tình trạng đau thượng vị khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Bà bầu nên đề phòng khi thấy những cơn đau kéo dài xuất hiện cùng lúc với các triệu chứng khó thở, mờ mắt, đau đầu dữ dội, huyết áp tăng cao một cách đột ngột, ói mửa.

Khi nào bạn nên tới bệnh khám?

Bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ khám nếu cơn đau thượng vị diễn ra với tần suất liên tục hoặc kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Đặc biệt, những trường hợp sau cần được đưa tới phòng cấp cứu ngay:

  • Cơn đau xảy ra dữ dội và ngày càng nghiêm trọng
  • Đau ngực, khó thở
  • Ngất xỉu
  • Sốt cao không hạ
  • Nôn ói liên tục và có dấu hiệu mất nước
  • Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu tươi
  • Nôn ra máu

Cách chẩn đoán đau thượng vị

Việc thăm khám, chẩn đoán bệnh sẽ giúp tìm ra được nguyên nhân gây đau thượng vị cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi liên quan đến cơn đau và các triệu chứng bạn đang gặp phải. Chẳng hạn như chúng xuất hiện khi nào? Bạn đã bị như vậy bao lâu rồi? …

Để tìm ra các vấn đề y tế tiềm ẩn, bác sĩ có thể đề nghị các kỹ thuật chẩn đoán như:

Cách chữa đau thượng vị dạ dày

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị chứng đau thượng vị cho phù hợp. Nếu tình trạng bắt nguồn từ các nguyên nhân thông thường, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cho khoa học, lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện bệnh. Một số loại thuốc có thể được chỉ định nếu cơn đau xảy ra nghiêm trọng và xuất phát từ các vấn đề về sức khỏe.

1. Chế độ ăn uống và lối sống giúp giảm đau thượng vị

  • Tránh ăn quá nhiều hoặc quá no
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ như thịt mỡ, các món chiên xào trong bữa ăn
  • Để giảm đau thượng vị nhanh chóng, bạn có thể uống trà gừng hoặc dùng gừng trong chế biến món ăn, kết hợp bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như hạt điều, hạt óc chó, chuối bơ, bột yến mạch, cà chua, bí ngô, rau dền…
  • Nếu bạn không thể dung nạp lactose, tránh uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như phô mát, kem, bơ.
  • Giữ vệ sinh trong khâu chế biến, ăn uống và bảo quản thực phẩm. Các thức ăn cần được nấu chín để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe
Cách chữa đau thượng vị bằng gừng
Uống trà gừng có thể giúp giảm đau thượng vị buồn nôn nhanh chóng

2. Dùng thuốc trị đau thượng vị dạ dày

  • Thuốc giảm đau: Nếu cơn đau kéo dài, thuốc giảm đau có thể hữu ích cho bạn
  • Thuốc kháng axit: Giúp ức chế tiết hoạt động tiết axit ở dạ dày, cải thiện tình trạng đau cho những trường hợp bị trào ngược dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có thể được chỉ định nếu bạn bị viêm loét dạ dày thực quản hay các bệnh lý có liên quan đến nhiễm khuẩn.

Việc điều trị đau thượng vị có thể kéo dài trong một vài tuần hay thậm chí là nhiều năm tùy thuộc vào nguyên nhân. Cho dù bắt nguồn từ lý do nào bạn cũng nên tìm cách khắc phục sớm, tránh để kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên hay chỉ định điều trị thay thế cho nhân viên y tế.

Đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau?

Đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như đau quặn vùng thượng vị, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn,...
Thượng vị là vùng trên rốn vài centimet.

Đau thượng vị ợ hơi là bệnh gì?

Bệnh đau thượng vị ợ hơi là hội chứng đau ở vùng thượng vị và kèm theo triệu chứng ợ...

Bị đau dạ dày có nên uống sữa bột không?

Bị Đau Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Bột Không? Loại Nào Phù Hợp?

Vấn đề người bị đau dạ dày có nên uống sữa bột không nhận được sự quan tâm của nhiều...

8 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Thuốc đau dạ dày của Nhật Bản có khả năng kiểm soát cơn đau và làm dịu nhanh cảm giác...

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có hiệu quả không?

Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Nghệ Nhanh Khỏi

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ là mẹo chữa được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để có được...

Đi ngoài ra máu và chất nhầy do đâu, làm sao trị?

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là hiện tượng thường gặp ở những người bị táo bón, bệnh trĩ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *