Các loại rau người đau dạ dày nên ăn mỗi ngày
Việc có một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất có trong các loại rau sẽ giúp người bị đau dạ dày hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các cơn đau. Dưới đây là danh sách các loại rau người đau dạ dày nên ăn mỗi ngày.
Các loại rau người đau dạ dày nên ăn mỗi ngày
Để cải thiện mức độ nghiêm trọng và hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày, người bệnh có thể thêm các loại rau dưới đây vào chế độ ăn uống mỗi ngày:
Rau cải bẹ xanh
Lượng chất xơ, vitamin và một số hoạt chất được tìm thấy trong rau cải xanh có tác dụng giảm đau dạ dày, hạn chế quá trình tiết dịch vị ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó những dưỡng chất trong loại rau này còn có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm cảm giác kích thích ở đường ruột và cải thiện chứng khó tiêu. Ngoài ra nếu duy trì chế độ ăn uống chứa nhiều rau cải bẹ xanh, bạn có thể phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị xuất huyết dạ dày.
Bắp cải
Bắp cải là một trong các loại rau người đau dạ dày nên ăn mỗi ngày. Bởi thành phần của loại rau này không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất. Cụ thể như vitamin C, vitamin B6, vitamin K, cali, canxi, magie, sắt, thiamin, folate…
Nhờ thành phần chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, việc đưa bắp cải vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày sẽ giúp người bị đau dạ dày cải thiện cơn đau, làm lành vết loét ở ruột và dạ dày. Đồng thời làm giảm và ngăn ngừa cảm giác khó chịu xuất hiện ở dạ dày.
Ngoài ra thành phần vitamin K1 và vitamin U trong bắp cải khi được dung nạp vào cơ thể sẽ giúp bạn bảo vệ màng nhầy, chống loét dạ dày và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý, vấn đề liên quan đến dạ dày.
Tham khảo thêm: Đau dạ dày buồn nôn là bị gì, có nguy hiểm không?
Lá mơ
Lá mơ được sử dụng phổ biến trong việc kiểm soát các vấn đề, bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Trong đó có tình trạng đau dạ dày. Bởi các hoạt chất trong loại lá này có khả năng giảm viêm, làm lành tổn thương, giúp cơn đau dạ dày thuyên giảm một cách an toàn và tự nhiên.
Ngoài ra lá mơ rất tốt và mang nhiều lợi ích khi sử dụng cho những người có đại tràng gặp vấn đề. Loại lá này cũng có tác dụng kích thích nhu động ruột, phòng ngừa và cải thiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng.
Rau xà lách
Tương tự như các loại rau khác, thành phần dinh dưỡng trong rau xà lách gồm chất xơ, vitamin và khoáng chất. Loại rau này có tác dụng cải thiện và phòng ngừa tình trạng táo bón, giúp tăng nhu động ruột, giảm đau và tốt cho hệ tiêu hóa.
Chính vì thế việc đưa xà lách vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày ở người bị đau dạ dày sẽ làm giảm gánh nặng tiêu hóa ở dạ dày, giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra việc bổ sung các dưỡng chất có trong rau xà lách còn giúp bạn điều trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày, đào thải độc tố, giải nhiệt cơ thể, giảm cân, làm đẹp da và phòng ngừa bệnh ung thư.
Rau mồng tơi
Chất béo và calo tồn tại trong rau mồng tơi với một lượng rất nhỏ. Thế nhưng loại rau này lại chứa một hàm lượng lớn khoáng chất và vitamin. Những chất này có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ tiêu hóa và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh về dạ dày.
Lượng chất xơ và chất chống oxy hóa có trong rau mồng tơi có tác dụng cải thiện tốt tình trạng đau dạ dày, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời giảm gánh nặng tiêu hóa đối với dạ dày. Lượng chất nhầy trong rau khi được đưa vào cơ thể có tác dụng kích thích nhu động ruột, phòng ngừa tình trạng đầy hơi, chướng bụng…
Rau tía tô
Toàn cây tía tô chứa hàm lượng lớn tinh dầu gồm những thành phần có lợi mang tên dihydrocumin, limonen, terillaldehyd. Ngoài ra chất chống viêm, chống dị ứng và chất chống oxy hóa cũng được tìm thấy trong loại tinh dầu này.
Từ những tác dụng nêu trên, việc đưa rau tía tô vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn giảm đau dạ dày, chăm sóc và làm lành vết loét, liền sẹo. Đồng thời giúp hạn chế tình trạng tiết axit quá mức.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh còn có tên gọi khác là bông cải xanh. Loại rau này rất tốt cho sức khỏe tổng thể, sức khỏe của dạ dày, giảm đau, giúp cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao đề kháng. Tác dụng này được thành lập là do bên trong súp lơ xanh có chứa một hàm lượng lớn vitamin, protein cùng các hoạt chất quan trọng như folate, riboflavin, thinamin…
Ngoài ra hoạt chất sulforaphane được tìm thấy trong súp lơ xanh còn có tác dụng phòng ngừa sự xâm nhập, ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (Hp). Vì thế việc ăn súp lơ xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đau dạ dày và phòng ngừa bệnh lý, vấn đề có liên quan đến hệ tiêu hóa khác xuất hiện.
Tham khảo thêm: Thực Đơn Tốt Cho Người Đau Dạ Dày – Ăn Ngon, Ngủ Khỏe
Rau mùi tây
Rau mùi tây chứa đa dạng các loại vitamin (vitamin A, vitamin B, vitamin C) và khoáng chất (canxi, kali, sắt…). Những dưỡng chất này có tác dụng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm đau, kháng viêm ở dạ dày và ruột. Từ đó giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau dạ dày, giảm chứng ợ nóng, ợ chua và trào ngược dạ dày thực quản.
Rau dền
Rau dền được xác định là một trong các loại rau người đau dạ dày nên ăn mỗi ngày. Bởi loại rau này chứa một lượng lớn vitamin E cùng lượng chất xơ dồi dào. Việc ăn nhiều rau dền sẽ giúp bạn làm lành tổn thương tại niêm mạc, giảm đau dạ dày, chống táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tích cực hơn
Rau cần tây
Rau cần tây có tác dụng kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày. Đồng thời giúp phòng ngừa và làm giảm viêm loét tá tràng, viêm loét dạ dày. Rau cần tây có được tác dụng này là do trong thành phần của nó chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin K, axit folic, sắt, canxi.
Chính vì những tác dụng hữu hiệu nêu trên, bạn có thể ép rau cần tây để lấy nước uống hoặc kết hợp rau cần tây cùng các loại thịt để tạo ra những món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng vừa tốt cho dạ dày.
Rau ngót
Rau ngót có vị đắng nhẹ, tính mát, có tác dụng giải nhiệt cơ thể. Bên cạnh đó, bên trong loại rau này là rất nhiều thành phần quan trọng, tốt cho dạ dày và tốt cho sức khỏe tổng thể. Cụ thể như canxi, magie, kali, vitamin B (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3).
Việc sử dụng rau ngót mỗi ngày sẽ giúp bạn hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm chứng đau dạ dày và đầy bụng. Tuy nhiên rau ngót có khả năng gây co thắt tử cung nên không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Tham khảo thêm: Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Trầu Không Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
Rau thì là
Rau thì là là một loại rau rất giàu vitamin, chất xơ và chất xơ nên rất tốt sức khỏe tổng thể và tốt cho những người đang mắc chứng đau dạ dày. Đặc biệt chất chống oxy hóa mang tên flavonoid khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng giảm viêm, chống khuẩn, xoa dịu tình trạng co thắt và cơn đau ở dạ dày.
Ngoài ra những dưỡng chất trong rau thì là còn có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa, giải tiết dịch và hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày.
Măng tây
Măng tây chứa một hàm lượng lớn chất xơ cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Điển hình như vitamin C, vitamin P… Do đó loại rau này được đánh giá là rất tốt cho những người đang mắc các vấn đề, bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày.
Ngoài ra việc sử dụng măng tây còn giúp bạn chống lại các loại axit độc hại. Từ đó mang đến một đường ruột khỏe mạnh và hoạt động một cách hiệu quả.
Bài viết là tổng hợp danh sách các loại rau người đau dạ dày nên ăn mỗi ngày. Hy vọng thông qua danh sách này, người bệnh có thể xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó giúp hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý, vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên ăn uống khoa học chỉ mang tính hỗ trợ cải thiện, tạm thời và không có tác dụng chữa bệnh. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia về để được tư vấn, hướng dẫn phương thuốc đặc hiệu, chữa bệnh an toàn và hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Đau Dạ Dày Có Ăn Được Thịt Gà Không? Lợi Và Hại
- Dùng Nghệ Đen Chữa Đau Dạ Dày Đơn Giản, Hiệu Quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!