Đau dạ dày buồn nôn là bị gì, có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng đặc trưng của những vấn đề, bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên ở một vài trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu do stress, căng thẳng dây thần kinh kéo dài, tác dụng phụ của thuốc giảm đau, dị ứng thực phẩm, dấu hiệu mang thai…

Đau dạ dày buồn nôn là bị gì, có nguy hiểm không?
Tìm hiểu đau dạ dày buồn nôn là bị gì, có nguy hiểm không? Cách xử lý hiệu quả

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Đau dạ dày buồn nôn là bị gì?

Đau dạ dày là cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên. Cơn đau có thể xuất hiện sau khi ăn no hoặc khi bụng đói. Đau dạ dày có thể xuất hiện đồng thời với tình trạng nôn mửa hoặc chứng buồn nôn.

Trước khi lựa chọn và áp dụng các biện pháp khắc phục, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh và đạt hiệu quả tối đa.

Đau dạ dày buồn nôn có thể xảy ra khi bạn gặp một số vấn đề, bệnh lý sau:

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng xuất hiện khi niêm mạc ở tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) hoặc dạ dày bị tổn thương, loét, viêm sưng hay gặp một số vấn đề khác. Đây là một trong những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa xảy ra phổ biến nhất.

Viêm loét dạ dày – tá tràng được nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Đau vùng bụng nằm trên rốn (đau vùng thượng vị)
  • Đầy bụng
  • Ợ hơi
  • Ợ chua…

Viêm loét dạ dày – tá tràng là hệ quả của việc thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài…

Đối với những trường hợp không sớm tiến hành thăm khám và điều trị, bệnh có thể phát triển mạnh và hình thành một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như hẹp môn vị, xuất huyết đường tiêu hóa, thủng dạ dày – tá tràng.

Viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể gây đau dạ dày buồn nôn

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý thể hiện cho tình trạng acid dạ dày đi ngược lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh gồm:

  • Ợ chua
  • Ợ hơi
  • Ợ nóng
  • Đau tức dạ dày
  • Buồn nôn
  • Đau rát cổ họng
  • Khó nuốt
  • Khản họng…

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra và tiến triển theo hướng xấu khi bạn thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, thừa cân béo phì….

3. Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid

Theo các chuyên gia, tình trạng đau dạ dày buồn nôn có thể xảy ra trong thời gian điều trị bệnh với thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Tác dụng chính của thuốc chống viêm không steroid là giảm viêm do ức chế quá trình hình thành cyclooxygenase toàn thân. Tuy nhiên loại enzyme này có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự xâm nhập và tác động của acid dịch vị.

Chính vì thế, khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid, dạ dày thường dễ bị tác động và tăng tiết dịch vị. Điều này khiến người bệnh thường xuyên mắc chứng đau thượng vị, khó chịu, nôn mửa, buồn nôn…

Đối với những bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày tiến triển, việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid cần được thận trọng. Bởi thuốc có thể gây xuất huyết dày, de dọa tính mạng của người bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid
Đau dạ dày kèm theo chứng buồn nôn là tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid

4. Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích. Căn bệnh này xuất hiện khi ruột già (đại tràng) bị gặp vấn đề và bị rối loạn chức năng, tạo ra cảm giác đau và khó chịu.

Cho đến hiện tại, nguyên nhân chính khiến bệnh viêm đại tràng co thắt vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh lý này có liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết và chế độ dinh dưỡng không điều độ.

5. Nhiễm vi khuẩn Hp

Xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn Hp) có khả năng tồn tại và phát triển trong niêm mạc dạ dày. Khi nhiễm vi khuẩn Hp, dạ dày sẽ bị kích thích và có xu hướng tăng tiết acid. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý, vấn đề liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày, loét dạ dày, viêm dạ dày…

Nếu kịp thời tiến hành xét nghiệm vi khuẩn Hp và áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh có thể phòng ngừa sự hình thành của những bệnh lý nguy hiểm do xoắn khuẩn này gây ra. Thực tế cho thấy hầu hết trường hợp có kết quả dương tính với xoắn khuẩn Helicobacter Pylor nhưng lại không mắc phải bất kỳ bệnh lý nào.

6. Ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày hình thành và tiến triển khi những tế bào ở cơ quan này bị rối loạn và phát triển mất kiểm soát, lâu ngày dẫn đến sự xuất hiện của khối u ác tính. Ung thư dạ dày được đánh giá là một trong ba loại ung thư xảy ra phổ biến nhất thế giới, có nguy cơ tử vong cao nếu không sớm phát hiện và điều trị.

Đối với ung thư dạ dày giai đoạn đầu, khối u thường có kích thước nhỏ. Chính vì thế, người bệnh chỉ cảm nhận được những triệu chứng nhẹ như nôn mửa, buồn nôn, đau dày, khó tiểu, đầy hơi, chướng bụng… Tuy nhiên khối u này phát triển và lớn dần theo thời gian. Từ đó gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Điển hình như phân đen, nôn ra máu, sụt cân nhanh chóng, nghẹn khi nuốt…

Bệnh ung thư dạ dày có thể khởi phát do chế độ ăn uống không khoa học, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, có tiền sử phẫu thuật dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp…

Ung thư dạ dày
Đau dạ dày kèm theo cảm giác buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư dạ dày

7. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có thể khiến bạn mắc chứng buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, đi ngoài… Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề, nhầm lẫn một số thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn là dị nguyên. Từ đó phát tín hiệu để các mô hoạt động mạnh và giải phóng histamine.

Khi histamine được giải phóng, chúng sẽ kích thích những phản ứng phức tạp. Đồng thời làm phát sinh các triệu chứng khó chịu nêu trên. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể nghỉ ngơi và sử dụng các loại thuốc không kê đơn để kiểm soát bệnh lý.

Tuy nhiên đối với những trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm gây đau dạ dày buồn nôn kèm theo chứng khó thở, sưng họng, nuốt nghẹn… người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu. Bởi ở một số trường hợp nghiêm trọng, biểu hiện từ dị ứng thực phẩm có thể chuyển sang sốc phản vệ và gây tử vong.

8. Căng thẳng thần kinh và stress kéo dài

Căng thẳng và stress kéo dài không thể khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng mà còn khiến sức khỏe tổng thể và sức đề kháng suy giảm. Đồng thời gây ra nhiều tác động xấu đến chức năng, hoạt động của dạ dày.

Nguyên nhân là do căng thẳng thần kinh và stress kéo dài sẽ khiến lượng máu tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể suy giảm, làm giảm chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa.

Chính vì thế, khi stress và căng thẳng xuất hiện, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hơn so với bình thường. Đồng thời làm phát sinh nhiều triệu chứng khó chịu như đầy hơi, đau thượng vị, nôn mửa, buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng…

Đối với những người đã từng hoặc đang gặp vấn đề về dạ dày, tình trạng căng thẳng thần kinh và stress kéo dài có thể khiến các biểu hiện bùng phát dữ dội và có mức độ nghiêm trọng hơn so với thông thường.

Căng thẳng thần kinh và stress kéo dài
Căng thẳng thần kinh và stress kéo dài có thể gây đau dạ dày buồn nôn

9. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn đường tiêu hóa thường xuất hiện ở những người ăn uống không vệ sinh, uống quá nhiều rượu bia, sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài. Khi bị rối loạn đường tiêu hóa, người bệnh sẽ nhận thấy vùng bụng và cơ thể xảy ra các triệu chứng khó chịu sau:

  • Buồn nôn
  • Khó tiêu
  • Bụng căng tức
  • Ợ hơi
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đau bụng…

10. Dấu hiệu mang thai

Ngoài những nguyên nhân là bệnh lý, vấn đề liên quan đến dạ dày, tình trạng đau dạ dày buồn nôn còn xảy ra khi bạn mang thai. Bởi quá trình thụ thai khiến nồng độ hormone trong cơ thể bị ảnh hưởng. Từ đó hình thành nên cảm giác buồn nôn và nôn mửa khi ngửi thấy mùi lạ.

Bên cạnh đó, sự giãn nở của tử cung trong thời kỳ mang thai có thể chèn ép và tác động lên cơ quan tiêu hóa và hình thành chứng đau dạ dày.

Bên cạnh hiện tượng đau dạ dày, buồn nôn và nôn ói, bạn có thể xác định việc mang thai thông qua những dấu hiệu đi kèm như chán ăn bất thường, cơ thể mệt mỏi, chậm kinh, thèm ăn…

Dấu hiệu mang thai
Cảm giác buồn nôn, đau dạ dày có thể xuất hiện khi mang thai

Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không?

Tình trạng đau dạ dày buồn nôn thường không gây nguy hiểm. Bởi đa phần tình trạng này xuất hiện do một số bệnh lý, vấn đề không quá nghiêm trọng có liên quan đến hệ tiêu hóa và nó có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể như thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi thói quen ăn uống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, tình trạng đau dạ dày buồn nôn có thể là dấu hiệu nhận biết sớm của nhiều bệnh lý, vấn đề nghiêm trọng như bệnh ung thư, nhiễm vi khuẩn Hp… Vì thế, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện, tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị thích hợp nay khi tình trạng này xuất hiện.

Cách xử lý đau dạ dày buồn nôn

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng của nhiều vấn đề, bệnh lý khác nhau. Trong trường hợp triệu chứng này có dấu hiệu nghiêm trọng dần hoặc xuất hiện kéo dài, người bệnh nên áp dụng các biện pháp xử lý sau:

Chủ động thăm khám bác sĩ

Việc chủ động đến cơ sở y tế và thăm khám có thể giúp bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác vấn đề, bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Trong trường hợp tình trạng đau dạ dày buồn nôn xảy ra do tác dụng phụ của thuốc điều trị, căng thẳng thần kinh và stress kéo dài, mang thai… bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà.

Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn là viêm đại tràng co thắt, nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày – tá tràng, rối loạn hệ tiêu hóa, ung thư dạ dày… bạn cần áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế sự xuất hiện của các biến chứng.

Đối với những vấn đề, bệnh lý có mức độ nhẹ, việc tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp bạn chữa dứt điểm bệnh lý trong một thời gian ngắn.

Trong trường hợp bạn mắc phải những bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày, việc tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu có thể kiểm soát và làm giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh. Từ đó kéo dài tiên lượng sống.

Chủ động thăm khám bác sĩ
Chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp

Áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc và sử dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể kiểm soát và làm giảm cảm giác buồn nôn, đau dạ dày bằng một số biện pháp điều trị tại nhà.

Một số biện pháp giúp loại bỏ cảm giác buồn nôn và giảm đau dạ dày ngay tại nhà:

  • Uống nước muối ấm: Khi biểu hiện đau dạ dày phát sinh kèm theo cảm giác buồn nôn, người bệnh có thể uống một ít nước ấm pha muối loãng để cải thiện. Lượng Natri carbonat có trong nước muối ấm khi được đưa vào cơ thể sẽ phản ứng với acid chlohydric, sau đó giải phóng natri clorua, nước và khí carbonic. Điều này khiến nồng độ acid trong dạ dày giảm. Đồng thời cải thiện tình trạng đau dạ dày và kiểm soát cảm giác buồn nôn một cách nhanh chóng.
  • Uống trà gừng: Gừng mang tính ấm và chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống buồn nôn mạnh. Gừng không chỉ được sử dụng để cải thiện cảm giác buồn nôn do đau dạ dày mà còn được dùng để làm giảm tình trạng nôn mửa, khó chịu… sau khi tiến hành phẫu thuật. Vậy khi cảm giác khó chịu, buồn nôn và đau dạ dày, bạn có thể đun vài lát gừng trong nước lọc, uống khi còn ấm nóng.
  • Nhai lá bạc hà: Lượng tinh dầu được tiết ra từ lá bạc hà có khả năng sát trùng và làm giảm cảm giác buồn nôn. Chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể có cảm giác khó chịu và buồn nôn, bạn có thể nhai kỹ một vài lá bạc hà đã rửa sạch, sau đó nuốt hết nước và nhả bỏ phần bã.
  • Sử dụng tinh dầu tự nhiên: Sử dụng tinh dầu tự nhiên có mùi thơm dịu nhẹ cho không gian sống cũng là một trong những biện pháp giúp cải thiện cảm giác khó chịu và buồn nôn. Theo các chuyên gia, việc ngửi mùi hương dễ chịu có thể giúp cơ thể, cơ trơn thư giãn và làm giảm cảm giác buồn nôn.

Những biện pháp khắc phục tại nhà chỉ có tác dụng kiểm soát và cải thiện triệu chứng tạm thời. Chính vì thế, bạn nên sử dụng đồng thời biện pháp khắc phục tại nhà và phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh lý sớm được khắc phục.

Áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà
Áp dụng các biện pháp khắc phục chứng đau dạ dày buồn nôn tại nhà

Tình trạng đau dạ dày buồn nôn có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm vi khuẩn Hp, viêm đại tràng co thắt… Vì thế người bệnh nên đến chuyên khoa để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân sau khi tình trạng này xuất hiện. Sau đó áp dụng các phương pháp chữa bệnh thích hợp để phòng ngừa nguy hiểm.

Xoắn đại tràng

Xoắn đại tràng và xoắn trung tràng là gì?

Xoắn đại tràng là một bệnh có khả năng gây nên tình trạng tắc nghẽn và thiếu máu, thường gặp...

Những Nhóm Thuốc Dùng Trong Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vết loét hình thành ở lớp lót bên trong niêm mạc...

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Trong thời kỳ mang thai, tâm lý, sinh lý và nội tiết tố của cơ thể thay đổi đột ngột...

Đau dạ dày cấp – Triệu chứng & cách điều trị, giảm cơn đau

Những cơn đau dạ dày cấp thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Ăn uống...

Đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau?

Đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.