Đau thượng vị ợ hơi là bệnh gì?
Bệnh đau thượng vị ợ hơi là hội chứng đau ở vùng thượng vị và kèm theo triệu chứng ợ hơi. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân và gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Bệnh đau thượng vị ợ hơi là gì?
Đau thượng vị ợ hơi là hội chứng liên quan đến bệnh đường tiêu hóa. Người mắc hội chứng này sẽ gặp phải tình trạng căng trướng bụng, đau nhói ở vùng thượng vị và kèm theo những cơn ợ hơi, thậm chí ợ nóng.
Nếu bạn nhận thấy cơ thể thường xuyên xuất hiện những triệu chứng trên, điều này có nghĩa, hệ thống tiêu hóa của bạn đang gặp trục trặc.
Các biến chứng của bệnh đau thượng vị ợ hơi là:
- Đau đớn khi ăn uống;
- Hẹp thực quản và xuất hiện sẹo ở thành thực quản;
- Xuất hiện những bệnh lý về dạ dày;
- Suy nhược cơ thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau thượng vị ợ hơi thường là do:
- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi;
- Bỏ bữa;
- Thường xuyên tiêu thụ bia rượu, thực phẩm cay;
- Bệnh viêm loét dạ dày;
- Bệnh viêm đại tràng cấp tính hoặc mãn tính;
- Bệnh lý về gan;
- Bệnh lý về đường ruột;
- Viêm tụy cấp.
Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau thượng vị ợ hơi. Bên cạnh các tác động từ bên ngoài như bỏ bữa, stress, ăn nhiều thực phẩm cay nóng,… bệnh đau thượng vị ợ hơi còn có thể hình thành từ những bệnh lý có sẵn trong người như: viêm loét dạ dày, các bệnh lý về gan, đường ruột,…
Bệnh đau thượng vị ợ hơi có thể gặp ở bất cứ ai nếu không bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa.
Người bệnh cần đến bệnh viện hoặc phòng mạch bác sĩ cá nhân uy tín để chẩn đoán bệnh. Việc xác định nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra một phương pháp phù hợp để điều trị.
Điều trị bệnh đau thượng vị ợ hơi
Dưới đây là một số cách điều trị cho người bệnh đau thượng vị ợ hơi thường được BS khuyên dùng.
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Đối với thuốc Tây, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như Mylanta, Mucosta, Sucralfat, Rebamipid,… Đây là những loại thuốc kháng axit, có tác dụng kiểm soát và trung hòa lượng axit trong dạ dày, phòng tránh trào ngược axit gây đau vùng thượng vị.
Hoặc, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc chẹn H2 để ngăn chặn histamin tác động vào niêm mạc dạ dày, thực quản, cải thiện chứng đau thượng vị.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, nên đùng đúng – đủ liều để tránh những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra. Hơn nữa, cách xử lý đau thượng vị ợ hơi bằng Tây y thường chỉ mang hiệu quả mang tính tạm thời. Người bệnh nên tìm phương pháp tối ưu hơn.
2. Điều trị bằng thuốc Đông y
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân của bệnh đau thượng vị là do nhiều tà khí xâm nhập vào cơ thể, làm mất cân bằng âm dương. Điều này tạo điều kiện cho sức đề kháng suy yếu, dẫn đến bệnh tật. Vì thế, cần phải điều hòa khí huyết, cân bằng và ổn định âm dương thì bệnh mới hết.
Các vị thuốc từ thảo mộc tự nhiên khi kết hợp với nhau có thể giúp cơ thể điều hòa khí huyết, điều trị bệnh đau thượng vị. Một số bài thuốc để điều trị đau thượng vị như:
- Kết hợp diên hồ sách, ô dược, cam thảo, sa nhân, hương phụ, trần bì.
- Kết hợp thược dược, chi tử, trần bì, thạch bì, bối mẫu, đan bì, trạch tả.
Ngoài ra, trong kho tàng thuốc Đông y còn rất nhiều vị thảo dược có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh đau dạ dày, trào ngược, tiêu diệt HP như: Bố chính sâm, Ô tặc cốt, Cam thảo, Chè dây, Lá khôi tía, Nghệ vàng, Bạch thược,….
Những vị thuốc này khi kết hợp với nhau sẽ đem đến tác dụng tối ưu trong việc vừa ngăn ngừa triệu chứng, vừa loại bỏ căn nguyên để bệnh khỏi triệt để hơn.
3. Điều trị, tự chăm sóc tại nhà
Đối với những trường hợp bệnh không quá nặng, bác sĩ sẽ không cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh nhiều. Bệnh nhân thường được khuyên tự chăm sóc, điều trị tại nhà.
Một số cách sau đây sẽ giúp bạn xử lý, khắc phục và tự điều trị bệnh đau thượng vị tại nhà:
- Thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống;
- Uống nước ấm, nước lọc để làm giảm cơn đau thượng vị;
- Nghỉ ngơi để bệnh không trở nên trầm trọng hơn;
- Xoa dầu vùng bụng để làm dịu cơn đau thượng vị.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể kết hợp vừa điều trị bằng thuốc men, vừa chăm sóc sức khỏe tại nhà để bệnh mau chóng được thuyên giảm. Hãy kiên trì dùng thuốc đúng liều, kết hợp với ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý.
4. Lời khuyên cho người bị bệnh
Người bệnh có thể tìm đến những liều thuốc Tây y hoặc các bài thuốc Đông y để chữa trị chứng đau thượng vị ợ hơi. Hãy nhớ rằng, dù sử dụng loại thuốc nào cũng cần có sự chẩn đoán và chỉ dẫn từ bác sĩ, lương y.
Bạn không nên lạm dụng thuốc Tây vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn.
Người bệnh cần thay đổi các thói quen xấu trong ăn uống như ăn cay, uống nhiều bia rượu, thuốc lá,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần từ bỏ những thói quen không tốt trong sinh hoạt như lao động quá sức, không dành thời gian cho nghỉ ngơi, không ăn uống điều độ,…
Hãy kết hợp dùng thuốc đúng liều, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với tập luyện thể dục để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh đau thượng vị ợ hơi?
Đối với y khoa, phòng bệnh vẫn quan trọng hơn là chữa bệnh. Do đó, mỗi người chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe nói chung và phòng tránh bệnh đau thượng vị ợ hơi nói riêng.
Để phòng ngừa đau thượng vị ợ hơi, bạn nên:
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh để stress trong quãng thời gian quá lâu;
- Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa;
- Hạn chế tiêu thụ rượu bia, thức ăn cay nóng, quá chua, nhiều dầu mỡ;
- Điều trị các bệnh về dạ dày, đường ruột,… dứt điểm để không phát sinh thêm tình trạng đau thượng vị.
Hi vọng những thông tin và gợi ý trên đây đã giúp bạn biết cách điều trị đau thượng vị ợ hơi. Chúc bạn sớm tìm được bài thuốc phù hợp và nhanh khỏi bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Đau Thượng Vị Từng Cơn Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm?
- Bị đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!